Lao động của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 67)

STT Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL (n=74) CC (%) (n=76) SL CC (%) 1 Không có lao động 4 5,41 5 6,76 2 Từ 1 đến 2 lao động 65 87,84 63 85,14 3 Trên 2 lao động 5 6,76 8 10,81 4 Lao động bình quân/hộ 1,49 1,70

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b. Trình độ học vấn của chủ hộ

Đặc trưng của người nghèo đó là: trình độ học vấn thấp, hạn chế về kỹ năng làm việc, phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, vị trí địa lý, hứng chịu

nhiều thiên tai, rủi ro; không có tài sản và tư liệu sản xuất, người già cô đơn… Có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc đi học và tình trạng đói nghèo. Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quyết định tình trạng nghèo. Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc mất đi cơ hội tăng nhận thức, việc làm, thu nhập, vị thế xã hội và cũng có thể góp phần kéo dài chu kỳ đói nghèo giữa các thế hệ.

Kết quả điều tra cho thấy, hộ nghèo có trình độ học vấn trung học phổ thông thấp hơn so với hộ cận nghèo. Đa số trình độ học vấn của chủ hộ có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống, lực lượng lao động có trình độ từ trung học phổ thông trở lên thấp. Do vậy trình độ văn hoá và chuyên môn thấp của lực lượng lao động ở trên địa bàn hiện nay đang là cản trở lớn đến việc tiếp nhận các loại khoa học kỹ thuật mới nhằm thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng vụ, mở rộng quy mô sản xuất… góp phần cải thiện đời sống của các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 67)