Diện tích đất bình quân của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 72)

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Diện tích đất bình quân/hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo 1 Đất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm m2 601,5 702,2

Đất trồng cây lâu năm m2 676,1 804,1

2 Đất lâm nghiệp

Đất rừng trồng Ha 0,11 0,13

Đất rừng tự nhiên ha 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông - lâm nghiệp của hộ nông dân, để phát triển kinh tế hộ nông dân trước hết phải dựa vào đất, nhất là những nơi để mở rộng đất đai còn nhiều. Đối với một huyện nông dân số chủ yếu sống ở nông thôn và khoảng trên 60% người lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì đất đai là một nguồn lực tự nhiên quan trọng bậc nhất đối với sinh kế. Có một mối quan hệ mật thiết và trực tiếp giữa tiếp cận đất đai và sinh kế.

nhìn chung quy mô diện tích đất nôn nghiệp vẫn còn nhỏ và manh mún ảnh hưởng đến việc sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa. Bên cạnh sự manh mún về đất, quy mô đất nông nghiệp bình quân/ hộ là thấp, đất trồng cây hàng năm chỉ 601,5 m2 /hộ nghèo, đất lâm nghiệp 0,11ha/ hộ; đất đai của hộ cận nghèo cao hơn không đáng kể. Việc thiếu đất sản xuất trong nông nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn. Vì vậy cần có biện pháp đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người nghèo, làm cho người nghèo nâng cao mức sống và không chỉ phụ thuộc vào nguồn thu trong nông nghiệp. 4.1.3.5. Vốn xã hội

Nghèo đói là tình trạng khó khăn của con người do thiếu những điều kiện sống cơ bản, thiết yếu, năng lực tối thiểu để tham gia vào các hoạt động xã hội... Một cản trở hầu hết khi tham gia vào các nhóm hay tổ chức nào đó cũng phải đóng một khoản phí nhất định, điều này làm cho người nghèo bị cô lập và do đó khó nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm hội khi gặp khó khăn. Họ ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể ở địa phương hoặc một bộ phận đăng ký tham gia nhưng không sinh hoạt thường xuyên. Qua kết quả điều tra thì vẫn còn có tới 32% hộ nghèo không có thành viên nào tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Vì trình độ học vấn thấp, họ ít giao tiếp nên trong các cuộc họp dân ở thôn thường không tham gia phát biểu ý kiến. Đây là một khó khăn lớn để người nghèo tiếp cận với các nguồn lực trong xã hội và các dịch vụ giảm nghèo. Vì vậy, cần có các giải pháp để người nghèo tham gia và có tiếng nói của mình đối với các hoạt động phát triển kinh tế của địa phương, cũng như các hoạt động, chương trình giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 72)