Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 39)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đoan Hùng là huyện miền núi trung du nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 50km; cách Thủ đô Hà Nội 140km, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) và cửa khẩu Lào Cai khoảng 200 km. Phía Bắc giáp với huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái và huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp với huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp với huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ. Huyện Đoan Hùng có tổng diện tích tự nhiên là 30.285,22 ha, chiếm 8,58% diện tích của tỉnh Phú Thọ (UBND huyện Đoan Hùng, 2016). Có thể nói, tuy là một huyện miền núi, song Đoan Hùng có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính, có hai tuyến đường quốc lộ: quốc lộ 2 và quốc lộ 70 đi các tỉnh phía Bắc, giao thông đi lại thuận tiện, có hai con sông lớn sông Lô và sông Chảy chảy qua. 3.1.1.2. Khí hậu

Đoan Hùng là vùng Trung du Bắc bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,1oC, mùa nóng nhiệt độ từ 27- 28oC, mùa lạnh nhiệt độ từ 15-16oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 178 mm, số ngày nắng trung bình/năm là 166 ngày; Độ ẩm tương đối trung bình là 84%, thấp nhất là 24%; băng giá, sương muối thỉnh thoảng cũng có xuất hiện, nhưng thường ở mức nhẹ. (UBND huyện Đoan Hùng, 2016).

Trên địa bàn Đoan Hùng thường có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 3.1.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai

a. Về địa hình

Địa hình của Đoan Hùng có nhiều núi cao với độ cao trung bình từ 100- 250m với hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành hai dạng chính:

- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Chảy và sông Lô, tập trung ở ven sông, độ dốc thường dưới 3, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3o-5o.

bàn huyện. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn từ 15o-25o và trên 25o. (UBND huyện Đoan Hùng, 2016).

Đặc điểm địa hình, đất đai đa dạng, phong phú, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng, đồi núi), khí hậu đa dạng và phân hóa mạnh, nên hình thành các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Các dạng địa hình của huyện có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển các ngành kinh tế cũng như việc xây dựng các công trình vững chắc, địa hình đồng bằng khá bằng phẳng thích hợp đối với canh tác lúa, phát triển nông nghiệp đa dạng, với địa hình đồi núi nối dài tạo thành một không gian kiến trúc, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt. Trong sản xuất nông nghiệp thích hợp với trồng các loại cây lâu năm, cây lâm nghiệp, phát triển mô hình vườn rừng. Đây là điều kiện thuận lợi để Đoan Hùng phát triển.

b. Về đất đai

Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện gồm 6 nhóm: Phù sa ven sông; Đất vùng trũng; Đất lầy tầng mỏng; Đất cát thuộc bãi bồi ven sông; Đất xám và Đất đỏ. Tình hình đất đai của huyện được thể hiện qua bảng 3.1

Qua bảng 3.1 ta thấy, tình hình sử dụng đất đai của huyện biến động không nhiều, diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm chủ yếu là do giảm diện tích đất trồng lúa và cây hàng năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 0,02 ha do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả, từ đất cây hàng năm, từ đất cây lâu năm, từ đất bằng chưa sử dụng.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ rất lớn trên 50% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp giảm nhẹ qua các năm. Sở dĩ, đất lâm nghiệp giảm là do giảm diện tích đất rừng sản xuất.

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 tăng 13,8ha do một số dự án công trình an ninh theo quy hoạch được đưa vào xây dựng. Diện tích tăng thêm lấy vào đất lúa; đất cây hàng năm; đất cây lâu năm; đất rừng sản xuất.

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện bao gồm cả diện tích đất bằng chưa sử dụng và đồi núi chưa sử dụng. Năm 2016 diện tích đất chưa sử dụng là 95,69ha, giảm 0,05ha so với năm 2015. Diện tích chưa sử dụng giảm do chuyển sang đất trồng lúa, chuyển sang đất trồng cây hàng năm, chuyển sang đất trồng cây lâu năm, chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản.

Trong giai đoạn kế hoạch tiếp theo của huyện, cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích nhân dân tiếp tục đưa diện tích đất bằng chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đưa đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng rừng và khai phá đất núi đá không có rừng cây để sản xuất vật liệu xây dựng.

Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đoan Hùng (2014-2016)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ

I. Tổng diện tích đất tự nhiên 30.285,22 100,00 30.285,20 100,00 30.285,23 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 25.872,37 85,43 25.871,90 85,43 25.858,15 85,38 100,00 99,95 99,97

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.572,92 48,60 12.572,45 48,60 12.561,14 48,58 100,00 99,91 99,95

- Đất trồng cây hàng năm 5.366,85 42,69 5.366,27 42,68 5.360,41 42,67 99,99 99,89 99,94

+ Đất trồng lúa 4.218,52 78,60 4.217,96 78,60 4.213,97 78,61 99,99 99,91 99,95

+ Đất trồng cây hàng năm khác 1.148,33 21,40 1.148,31 21,40 1.146,44 21,39 100,00 99,84 99,92

- Đất trồng cây lâu năm 7.206,07 57,31 7.206,18 57,32 7.200,73 57,33 100,00 99,92 99,96

1.2 Đất lâm nghiệp 12.958,21 50,09 12.958,19 50,09 12.955,75 50,10 100,00 99,98 99,99

- Đất rừng sản xuất 12.086,36 93,27 12.086,34 93,27 12.083,90 93,27 100,00 99,98 99,99

- Đất rừng phòng hộ 262,72 2,03 262,72 2,03 262,72 2,03 100,00 100,00 100,00

- Đất rừng đặc dụng 609,13 4,70 609,13 4,70 609,13 4,70 100,00 100,00 100,00

1.3 Diện tích mặt nước có khả năng NTTS 339,96 1,31 339,98 1,31 339,98 1,31 100,01 100,00 100,00

1.4 Đất nông nghiệp khác 1,28 0,01 1,28 0,01 1,28 0,01 100,00 100,00 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đất phi nông nghiệp 4.317,10 14,25 4.317,56 14,26 4.331,39 14,30 100,01 100,32 100,17

2.1 Đất ở 747,41 17,31 747,84 17,32 751,25 17,34 100,06 100,46 100,26

2.2 Đất chuyên dùng 1.937,73 44,88 1.937,76 44,88 1.948,18 44,98 100,00 100,54 100,27

2.3 Đất phi nông nghiệp khác 1.631,96 37,80 1.631,96 37,80 1.631,96 37,68 100,00 100,00 100,00

3. Đất chưa sử dụng 95,75 0,32 95,74 0,32 95,69 0,32 99,99 99,95 99,97 II. Một số chỉ tiêu BQ 1. Đất nông nghiệp/hộ NN 1,38 1,36 1,39 - - - - 2. Đất canh tác/hộ NN 0,29 0,28 0,29 - - - - 3. Đất canh tác/lao động NN 0,14 0,14 0,13 - - - - 27

Trong giai đoạn kế hoạch tiếp theo của huyện, cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích nhân dân tiếp tục đưa diện tích đất bằng chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đưa đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng rừng và khai phá đất núi đá không có rừng cây để sản xuất vật liệu xây dựng. 3.1.2. Tình hình dân số và lao động của huyện

Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2016 là 64.022 người, chiếm 59,5% dân số. Lao động của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Qua bảng 3.2 ta thấy, dân số của huyện Đoan Hùng qua 3 năm 2014 -2016 có biến động nhẹ, năm 2015 tăng 0,55% so với năm 2014, năm 2016 tăng 0,86% so với năm 2015. Cơ cấu dân số theo giới tính có sự thay đổi, năm 2014 tỷ lệ nữ/nam là 50,44/49,56 đến năm 2016 tỷ lệ này là 49,87/50,13.

Trong tổng số trên 57 nghìn lao động thì lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (năm 2014 là NN: 67,46%; CNXD: 15,68%; TMDV: 16,86%), tuy nhiên đã có sự giảm dần tỷ lệ lao động NN qua các năm do xu hướng chuyển dịch dần sang các lĩnh vực CNXD và TMDV.

Tổng số hộ của huyện 3 năm qua tăng nhẹ, tuy nhiên số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 60%), tuy có sự biến động giảm dần qua các năm nhưng sự biến động là không lớn. Số lao động và nhân khẩu bình quân trên hộ cũng tăng qua 3 năm, số lao động các năm đều trên 50% số khẩu, như vậy mỗi lao động chỉ nuôi chưa đến 1 người ăn theo vì vậy không quá khó khăn để phát triển. Đây là tín hiệu khả quan về động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Tóm lại, ngày nay xu hướng tăng lao động trong các ngành CNXD và TMDV, lao động trong ngành nông nghiệp tuy có giảm về cơ cấu nhưng vẫn tăng về số lượng, đây là nguồn tài nguyên con người quý giá cho phát triển nông nghiệp của huyện.

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề mang tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, nhất là đối với thanh niên, học sinh, sinh viên mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Đoan Hùng giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ I. Tổng số nhân khẩu (người) 107.738 100 108.328 100 109.264 100 100,55 100,86 100,71

+ Nữ 54.340 50,44 54.571 50,38 54.487 49,87 100,43 99,85 101,14

+ Nam 53.398 49,56 53.757 49,62 57.777 50,13 100,67 101,90 101,28

II. Tổng lao động (LĐ) 57.050 100 58.955 100 65.022 100 103,34 110,29 106,76

1. LĐ nông - lâm - ngư nghiệp 38.485 67,46 38.495 65,30 41.835 64,34 100,03 108,68 104,26

2. LĐ công nghiệp - xây dựng 8.945 15,68 9.927 16,84 13.024 20,03 110,98 131,20 120,67

3. LĐ thương mại - dịch vụ 9.620 16,86 10.533 17,87 10.163 15,63 109,49 96,49 102,78

III. Tổng số hộ (hộ) 30.458 100 31.098 100 31.578 100 101,52 101,03 101,28

Hộ nông nghiệp 18.787 61,68 19.119 61,48 18.868 59,75 101,77 98,69 100,22

Hộ phi nông nghiệp 11.671 38,32 11.979 38,52 12.710 12.574 102,64 106,10 104,36

IV. Một số chỉ tiêu BQ

- BQ lao động/hộ 1,87 1,90 2,06

- BQ nhân khẩu/hộ 3,54 3,48 3,46

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đoan Hùng (2014-2016)

3.1.3. Văn hóa xã hội

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển toàn diện, vững chắc: Quy mô mạng lưới trường lớp học, đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Chất lượng giáo dục ngày càng có sự tiến bộ, liên tục 5 năm liền giáo dục Đoan Hùng được công nhận đơn vị dẫn đầu phong trào giáo dục của tỉnh. Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi sớm hơn kế hoạch. Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS được giữ vững. Tỷ lệ số trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện đạt 64,3%. Phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được triển khai sâu rộng, hiệu quả. Giáo dục thường xuyên, giáo dục cộng đồng được quan tâm chỉ đạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ: cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật được tăng cường đầu tư. Đạt tỷ lệ 8,5 bác sỹ và 39,5 giường bệnh/ vạn dân. Tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của đội ngũ cán bộ y tế, chất lượng khám chữa bệnh có sự tiến bộ rõ rệt. Các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng được triển khai có hiệu quả. Quan tâm tạo điều kiện cho khu vực y tế tư nhân hoạt động và phát triển. Là huyện duy nhất trên địa bàn tỉnh có mô hình Bệnh viện đa hoa tư nhân hoạt động, góp phần đa dạng hóa các loại hình và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác dân sô - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo. Năm 2016, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,4%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 14%. (UBND huyện Đoan Hùng, 2016).

Hoạt động văn hóa thông tin, thể thao: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc thực hiện các quy định nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Năm 2016, có 86% số hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa, 85% số khu dân cư được công nhận và giữ vững khu dân cư văn hóa. (UBND huyện Đoan Hùng,2016).

Công tác giải quyết việc làm, thực hiện chính sách an sinh xã hội: Bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho 2.600 lao động, nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. Năm 2016, đưa 230 lao động đi xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo ở nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo năm còn

7,61% (năm 2016) theo tiêu chuẩn đa chiều. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. (UBND huyện Đoan Hùng, 2016). 3.1.4. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chủ trương xóa đói giảm nghèo, huyện Đoan Hùng đã huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

Trong 3 năm 2014-2016 cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm thì ngành nông nghiệp của huyện vẫn đóng vai trò chủ yếu, chiếm trên 40% tổng giá trị tăng thêm toàn huyện nhưng có xu hướng giảm dần, năm 2016 so với năm 2014 tăng thêm về giá trị nhưng giảm về cơ cấu.

Giá trị tăng thêm ngành TM - DV và CN - XD tăng qua 3 năm, tốc độ tăng bình quân của ngành CN - XD đạt 114,42%, ngành TM - DV tăng 107,8%. Như vậy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,58% năm (UBND huyện Đoan Hùng, 2016). Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 28,39 triệu đồng tăng 1,72 lần so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp định hướng phát triển KT-XH của huyện. Tỷ trọng các ngành kinh tế là NLN: 40,69%; CN-XD: 25,67%; TMDV: 33,65% (theo giá hiện hành)

Về sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản phát triển khá, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của huyện. Đã chủ động xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch, kế hoạch, đẩy mạnh triển khai các chương trình nông nghiệp trọng điểm, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng năng suất và tăng cường chỉ đạo ứng dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hóa và sản xuất. Hệ thống khuyến nông, dịch vụ sản xuất được củng cố, tăng cường đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Chương trình sản xuất lương thực ổn định, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Năng suất lúa đạt 55,05 tạ/ha; năng suất ngô đạt 52,94 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt gần 45 ngàn tấn.

Chương trình phát triển cây bưởi đạt kết quả khả quan, diện tích bưởi hiện có 1.802,9ha trong đó có 1.022 ha bưởi đặc sản. Đã trồng bổ sung bưởi diễn, bưởi Xuân Vân chất lượng cao. Năm 2016 diện tích bưởi cho thu hoạch đạt trên 1.100ha giá trị ước đạt trên 200 tỷ đồng.

Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng (2014-2016) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) 15/14 16/15 BQ I. Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 1.821.000 100 1.968.000 100 2.116.900 100 108,07 107,57 107,82

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 39)