Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 113)

5.1. KẾT LUẬN

Giảm nghèo bền vững là một chủ trương, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Muốn giảm nghèo bền vững đòi hỏi có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các ngành và của toàn xã hội tích cực thực hiện mục tiêu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự cố gắng của chính quyền và nhân dân, huyện Đoan Hùng đã đạt được nhiều thành công trong công tác giảm nghèo, tỷ hộ nghèo đều giảm qua các năm (bình quân giảm 1-2%/năm) tuy nhiên công tác giảm nghèo bền vững còn chưa vững chắc nhiều khó khăn mắc cần nghiên cứu để đưa các giải pháp khắc phục hiệu quả. Muốn giảm nghèo bền vững cần có sự tham gia của tất cả các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể, doanh nhiệp, nhân dân và đặc biệt là hộ nghèo.

Giảm nghèo bền vững là sự nỗ lực của Nhà nước, cộng đồng và người dân làm cho người dân đạt được mức sống cao hơn mức sống tối thiểu và duy trì được mức sống đó ngay cả khi gặp những cú sốc hay rủi ro. Nội dung giảm nghèo bền vững bao gồm: chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng, nhà nước; tài sản sinh kế của người nghèo, năng lực của chính quyền và cộng đồng; tính an toàn và phòng ngừa rủi ro, mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực tiễn giảm nghèo, giảm nghèo ở nước Hàn Quốc, Brazil, tỉnh Bình Định, Hải Dương cho thấy những bài học kinh nghiệm để huyện Đoan Hùng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cho thấy: Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa ổn định, tỷ lệ hộ cận nghèo vẫn còn cao trong khi số hộ cận nghèo thoát ra khỏi ngưỡng nghèo thấp hơn số hộ cận nghèo mới. Nhóm hộ cận nghèo này rất dễ tái nghèo khi gặp các biến cố rủi ro; vẫn còn tình trạng tái nghèo, tái cận nghèo, nghèo cận nghèo phát sinh. Tỷ lệ hộ nghèo mới phát sinh/hộ nghèo vẫn còn trên 10%; tỷ lệ hộ cận nghèo mới phát sinh/hộ cận nghèo trên 29%. Tỷ lệ hộ nghèo mới phát sinh/hộ nghèo thoát

lên trên chuẩn cận nghèo >1. Điều này chứng tỏ kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Tài sản sinh kế của người nghèo chưa đảm bảo để có thể vươn lên thoát nghèo bền vững: thu nhập, trình độ dân trí thấp, khả năng đa dạng hóa nghề nghiệp thấp, khó khăn về vốn, không biết cách sử dụng có hiệu quả đồng vốn vay, tài sản và phương tiện sinh hoạt, phương tiện sản xuất còn thiếu thốn, đất đai manh mún, nhỏ hẹp, hơn nữa người nghèo là nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, họ ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể ở địa phương để thể hiện tiếng nói của mình. Năng lực của chính quyền và cộng đồng trong giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế. Người nghèo thường không có khả năng phòng ngừa rủi ro, chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn thấp đặc biệt là chỉ số hố xí và nhà tiêu hợp vệ sinh, người nghèo vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các thị trường.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo trên địa bàn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ bao gồm: (i) yếu tố về chính sách giảm nghèo bền vững, (ii) yếu tố về ý chí thoát nghèo, (iii) yếu tố về quy mô, đặc điểm của hộ, (iv) yếu tố về môi trường tự nhiên.

Nhóm giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ gồm có: (i) nâng cao nhận thức, thái độ và năng lực của người nghèo; (ii) thúc đẩy việc thực thi cơ chế, chính sách phù hợp; (iii) tăng cường sự tham gia của cộng đồng; (iv) thu hút nguồn lực cho giảm nghèo.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Tiếp tục hoàn thiện và đồng bộ các chính sách giảm nghèo, rà soát điều chỉnh các chính sách theo hướng phát huy tính chủ động của người nghèo, cộng đồng, giảm mạnh cơ chế cho không đồng thời hỗ trợ theo cơ chế cho vay, nghiên cứu cơ chế đặc thù cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Phân định rõ chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách đầu tư công, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, chính sách an sinh xã hội với chính sách giảm nghèo. Tăng cường lồng ghép nhiệm vụ giảm nghèo vào kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội thường xuyên của quốc gia, các ngành địa phương, nhằm tăng cường tiếp cận đến các dịch vụ xã hội của người dân đặc biệt là nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiếp cận đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội. 5.2.2. Đối với tỉnh, huyện

phân cấp và trao quyền cho các địa phương, để địa phương chủ động quyết định các vấn đề theo nhu cầu. Đánh giá đúng mức thu nhập của hộ trên nguyên tắc tiếp cận đo lường nghèo đa chiều để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm khuyến nông ở cơ sở, thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật ứng dụng vào trồng trọt và chăn nuôi cho các hộ nghèo. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp trong công tác giảm nghèo.

5.2.3. Đối với hộ nghèo

Hộ nghèo, người nghèo phải nhận đúng đắn về công tác giảm nghèo, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự nỗ lực viên lên để thoát nghèo bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2017). Hệ thống thống kê, kiểm kê đất đai, truy cập ngày 11/5/2016, tại: http://tk.gdla.gov.vn/8/3/2017/Trang-chu.aspx

2. Bùi Xuân Dự (2010). Marketing xã hội với giảm nghèo bền vững, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

3. Bùi Xuân Dự (2009). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình giảm nghèo của Chương trình Chia sẻ trên địa bàn dự án, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội.

4. Đặng Nguyên Anh (2016). Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn, Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt Năm, truy cập ngày 11/5/2016,

tại: http://www.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe

/View_Detail.aspx?ItemID=21

5. Đặng Thị Hoài (2011). Giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Đỗ Thị Phượng (2015). Tăng cường tính tự lực của người dân trong công tác giảm nghèo. Bài học từ phong trào làng mới ở Hàn Quốc, Báo Tạp chí Lao động và xã hội, số 515 từ 16-30/11/2015, trang 14-16.

7. Hà Ngọc Tùng (2014). Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

8. Hồ Xuân Khanh (2014). Nghèo đa chiều và cách tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam, Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Quảng Nam,

truy cập ngày 05/10/2016 tại: http://giamngheo.sldtbxh.

quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=153&NewsViews=587

9. Huyện ủy Đoan Hùng (2015). Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ huyện Đoan Hùng lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2015-2020).

10. Huyện ủy Đoan Hùng (2016). Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

11. Kim Phượng (2013). Brazil: Phép màu trong cuộc chiến chống đói nghèo, Báo Hà Nội mới, truy cập ngày 05/10/2016 tại http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc /The- gioi/619382/brazil-phep-mau-trong- cuoc chien-chong-doi-ngheo.

12. Minh Quang (2015). Giảm nghèo bền vững: Trao quyền để người dân chủ động hơn, báo Đại đoàn kết, truy cập ngày 05/10/2016 tại http://daidoanket.vn/quoc- te/giam-ngheo-ben-vung-trao-quyen-de-nguoi-dan-chu-dong-hon/78413

13. Ngọc Nguyên (2015). Bình Định: 5 năm nỗ lực giảm nghèo bền vững, Báo Tạp chí Lao động và xã hội, số 515 từ 16-30/11/2015. tr. 17-18.

14. Ngô Thị Quang (2016). Xóa đói giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo - thành tựu, thách thức và giải pháp, báo lý luận chính trị, truy cập ngày 11/5/2016, tại: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1289 -xoa-doi-giam-ngheo- ben-vung-chong-tai-ngheo-thanh-tuu-thach-thuc-va-giai-phap.html

15. Nguyễn Văn Tuân (2015). Một số kinh nghiệm từ thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hải Dương, báo Lý luận chính trị, truy cập ngày 05/10/2016, tại http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1376-mot-so-kinh-nghiem- tu-thuc-hien-giam-ngheo-ben-vung-o-tinh-hai-duong.html.

16. Phòng Lao động TBXH huyện Đoan Hùng (2017). Biểu tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Đoan Hùng các năm 2014, 2016

17. Tổng cục thống kê, tại: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723

18. Thái Phúc Thành (2014). Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 19. ThanhHVBC (2016), Đo lường Nghèo – từ đơn chiều sang đa chiều, Báo vấn đề

kinh tế, truy cập ngày 05/10/2016

https://vandekinhte.wordpress.com/2016/03/12/do-luong-ngheo-tu-don-chieu-sang- da-chieu/

20. Thuận Hải (2011). Brazil đi đầu trong cuộc chiến chống đói nghèo, báo Cần Thơ,

truy cập ngày 05/10/2016, tại http://www.baocantho.com.vn

/?mod=detnews&catid=69&id=73244

21. Trâm Anh (2015). Tỷ lệ người nghèo trên thế giới lần đầu tiên giảm xuống 10%, báo Kinh doanh và Pháp luật, truy cập ngày 11/5/2016, tại: http://kinhdoanhnet.vn/the-gioi/ty-le-nguoi-ngheo-tren-the-gioi-lan-dau-tien-giam- xuong-duoi-10_t114c7n24172

22. UBND huyện Đoan Hùng (2014) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014; phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

23. UBND huyện Đoan Hùng (2015). Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2015. 24. UBND huyện Đoan Hùng (2015). Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục

tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015.

25. UBND huyện Đoan Hùng (2016). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016; phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

26. UBND huyện Đoan Hùng (2016). Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016. Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2017

27. UBND huyện Đoan Hùng (2016). Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 14-NQ- HU về tăng cường lãnh đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2015.

28. UBND huyện Đoan Hùng (2016). Báo cáo kết quả triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở với hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg

29. UBND huyện Đoan Hùng (2016). Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015; phương hướng nhiệm vụ vaf giải pháp thực hiện 5 năm 2016-2020.

30. UBND huyện Đoan Hùng (2016). Kết quả thực hiện công tác lao động, người có công và xã hội năm 2016.

PHỤ LỤC 01

PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ và tên người điều tra:………

Ngày điều tra: ………. Mã phiếu: ………

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ 1. Họ và tên chủ hộ:………..Năm sinh:………..

2. Giới tính: Nam Nữ 3. Trình độ học vấn: cấp 1 , cấp 2 , cấp 3 , Trung cấp chuyên nghiệp , Cao đẳng đại học , Khác (ghi rõ) ………..

4. Nghề nghiệp: làm nông nghiệp Cán bộ Kinh doanh Khác 5. Đặc điểm hộ: Nghèo cũ Nghèo mới phát sinh Tái nghèo Thoát nghèo II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA 1. Đánh giá của ông (bà) về mức độ tiếp cận một số chính sách giảm nghèo hiện nay (đánh dấu vào các mức độ tiếp cận tương ứng) TT Chính sách Mức độ tiếp cận Dễ Bình thường Khó 1 Chính sách hỗ trợ y tế 2 Chính sách hỗ trợ giáo dục 3 Chính sách tín dụng ưu đãi

4 Dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ sản xuất

2. Hộ ông (bà) có mấy khẩu? ……….

Trong đó nhân khẩu lao động chính………..người; nhân khẩu ăn theo………..người

3. Các nguồn thu nhập chính của hộ

STT Các hoạt động Số tiền

(tr.đồng/năm)

1 Trồng trọt

2 Chăn nuôi

3 Dịch vụ

4 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp

5 Lương hưu, trợ cấp xã hội

6 Tiền lãi gửi tiết kiệm

7 Đi làm thuê, khác

4. Năm 2016 hộ ông (bà) có tiếp cận với hình thức tín dụng (vay) không?

Nếu có thì từ nguồn vay nào?

- Ngân hàng chính sách: Số tiền ……… - Ngân hàng NNo&PTNT: Số tiền ………

- Ngân hàng khác (ghi rõ)………. ;Số tiền ……… 5. Tình trạng nhà ở của hộ như thế nào

Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà tạm

6. Tài sản chủ yếu của hộ

Tài sản phục vụ nhu cầu sinh hoạt ĐVT Số lượng

Xe máy Cái

Xe đạp Cái

Ti vi Cái

Đầu chảo, đầu DVD Cái

Máy vi tính Cái

Điện thoại Cái

Tủ lạnh Cái

Bình tắm nóng lạnh Cái

Máy giặt, máy sấy quần áo Cái

Bếp gas Cái

Bộ bàn ghế đắt tiền Bộ

Đồ dùng đắt tiền khác Cái

Tài sản phục vụ sản xuất ĐVT Số lượng

Ô tô tải Cái

Ô tô khách Cái

Máy xúc, máy gạt, máy san ủi Cái

Máy cày, máy bừa Cái

Máy hái chè Cái

Mái thái rau Cái

Máy cắt cỏ Cái

Máy tuốt lúa Cái

Máy xay, xát Cái

Máy bơm nước (phục vụ cho sản xuất) Cái

Máy chế biến thức ăn gia súc Cái

Máy cưa, máy xẻ Cái

Máy chế biến nông, lâm sản khác Cái

7. Đất đai

* Đất Nông nghiệp

Đất trồng cây hàng năm:... m2 Đất trồng cây lâu năm:... m2 * Đất Lâm nghiệp

Rừng tự nhiên:... m2 Rừng trồng:... m2

8. Gia đình ông/bà có tham gia vào các tổ chức, đoàn thể nào của địa phương không?

9. Hộ gia đình ông (bà) có thành viên nào đang tham gia hoặc có nguyện vọng với các hình thức bảo hiểm sau?

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

- Bảo hiểm y tế

10. Trong những năm gần đây anh ông (bà) có gặp phải những rủi ro, biến cố gì không? (ghi rõ)

Thiên tai (mưa lũ, hạn hán)

Mất mùa

Dịch bệnh làm chết đàn gia súc, gia cầm Gia đình có người ốm đau, bệnh tật

Khác (ghi rõ)……….

11. Gia đình ông (bà) đã khắc phục như thế nào? Bán tài sản

Trích quỹ tiết kiệm gia đình

Vay mượn bà con, họ hàng

Vay mượn bà con có tính lãi suất

Họ hàng giúp đỡ không hoàn lại

Khác (ghi rõ):………..

12. Ông (bà) có khát vọng muốn vươn lên thoát nghèo không? Rất mong muốn

Mong muốn

Bằng lòng với cuộc sống hiện tại

Có Không

Đang tham gia Có nguyện vọng

13. Gia đình ông/bà có các khoản thu nhập từ đi làm thuê không?

Nếu có thì từ đâu?

14. Gia đình ông/bà có tham gia vào thị trường đất đai không?

Nếu có thì là hình thức nào?

15. Ông (bà) có nhu cầu mở rộng diện tích đất nông nghiệp không?

16. Ông (bà) có bán các sản phẩm nông nghiệp không?

17. Ông (bà) có mua vật tư nông nghiệp không?

Xin trân trọng cảm ơn ông (bà) đã nhiệt tình tham gia ý kiến!

Có Không

Đi làm thuê gần nhà Đi làm ăn xa

Có Không

Đi thuê, mượn đất Cho thuê, mượn đất

Có Không

Có Không

PHỤ LỤC 02

PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ THAM GIA VÀO CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

Họ và tên người điều tra:……… Ngày điều tra:………. Mã phiếu: ………

1. Theo ông (bà) xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của: Bản thân người nghèo

Cộng đồng Chính quyền các cấp Nhiệm vụ chung Các hội, đoàn thể

2. Theo ông/bà, định hướng chính để giảm nghèo bền vững nên tập trung vào giải pháp nào sau đây (đánh số từ 1 đến 4 theo thứ tự 1 là quan trọng nhất, 4 là ít quan trong nhất):

[……] Hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không (ví dụ: hỗ trợ bằng tiền mặt, thẻ bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 113)