Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được.Phương pháp này dùng để phân

tích tình hình kinh tế xã hội ở các địa phương và thực trạng các giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô.

3.4.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.Tôi sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu với nhau qua đó thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô.

3.4.3. Phương pháp phân tích kinh tế

Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu,vận dụng số tuyệt đối,số tương đối,số bình quân để tính toán các chỉ tiêu liên quan đến đề tài nhằm nêu được thực trạng giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô, qua đó tìm ra các quy luật hiện tượng kinh tế xã hội để thấy được thực trạng và xu thế vận động của nó.

3.4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Việc mô hình hoá các dữ liệu bằng cácbiểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình bày mang tính trực quan hơn, thể hiện rõ hơn mối liên hệ giữa các yếu tố được trình bày. Phương pháp bản đồ được sử dụng để thể hiện một số nội dung về mặt không gian như sự phân bố quy hoạch, số liệu kinh phí đầu tư phát triển đối với nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội.

3.4.5. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weakneses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây được xem là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong phát triển sản xuất. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của cơ sở (hoặc của địa phương), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những vấn đề đe doạ đối với địa phương. Phân tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu chính của địa phương.

Bảng 3.5. Ma trận SWOT

SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Mặt mạnh (S)

O/S

Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh

S/T

Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ

Mặt yếu (W)

O/W

Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu

W/T

Giảm thiểu mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 50 - 52)