Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 104 - 106)

4.2.4 .Thị trường sản phẩm

4.3.2.Giải pháp về thị trường

4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội

4.3.2.Giải pháp về thị trường

Trong thời gian qua ở các vùng đô thị nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng tồn tại một nghịch lý là các sản phẩm về nông nghiệp có nhu cầu tăng lên nhưng diện tích sản xuất lại giảm đi do các vùng gần đô thị bị mất đất, do vậy cần đẩy mạnh khuyến khích việc hình thành các chuỗi giá trị ngắn ven đô, liên kết trong sản xuất từ trang trại tới người tiêu dùng.

Đối với thị trường các sản phẩm an toàn (như rau sạch), mặc dù người tiêu dùng có cầu ngày càng tăng về sản phẩm nhưng hạn chế về thông tin, kênh tiêu thụ, giá cả, chất lượng sản phẩm, trật tự thị trường làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần ưu tiên tăng thêm đầu tư công hỗ trợ tạo ra một số mô hình vùng sản xuất rau quả an toàn mới, sản xuất theo phương pháp an toàn

và có hiệu quả đất nông nghiệp cao, và liên kết với người mua, tạo những điều kiện để các sản phẩm này tiếp cận dễ dàng đến tay người tiêu dùng.

Thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô đối với các sản phẩm an toàn ngày càng tăng nhưng các điều kiện để gắn kết người tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm sạch còn yếu kém. Để giải quyết vấn đề thông tin cho sản phẩm, người sản xuất cần tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cộng đồng và tập thể cho sản phẩm rau quả, gạo và hoa đặc thù ven đô. Các vùng sinh thái đặc sản cần được ưu tiên bảo hộ diện tích không bị chuyển sang phi nông nghiệp. Những sản phẩm này cần được đăng ký bảo hộ dưới hình thức thương hiệu cộng đồng nhằm chỉ rõ sản phẩm gắn chặt với vùng sản xuất (địa danh, tổ chức nông dân, doanh nghiệp) các dấu hiệu nhận biết (logo, bao bì, nhãn mác), tiêu chuẩn chất lượng đặc trưng để từ nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm. Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu tập thể (như Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận…) và chứng nhận chất lượng (VietGap, Hữu cơ, Sinh thái, Thân thiện môi trường…) cần áp dụng đối với các sáng kiến của tổ chức nông dân và doanh nghiệp tình nguyện tham gia. Những tác động chứng nhân thực phẩm an toàn cần tham khảo ý kiến của người mua, những người sẽ phải đi cùng với quá trình sản xuất cả về kỹ thuật lẫn tài chính.

Chất lượng và độ an toàn sản phẩm là một vấn đề quan trọng để đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng. Thực tế không chỉ đối với rau sạch có vấn đề gian dối về chất lượng mà các sản phẩm thông thường khác cũng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, để lập lại trật tự thị trường, phải nâng cao vai trò của luật pháp để xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm nội quy an toàn thực phẩm, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh cung cấp nông sản cho Hà Nội có sự kiểm soát đồng bộ ngay từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm. Những sự kiểm tra giám sát này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và nghiêm túc, trong đó tăng cường quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm dịch.

Thúc đẩy các mô hình theo hướng tổ chức nông dân sản xuất sản xuất Rau hoa quả hay lúa chất lượng, hợp tác với doanh nghiệp phân phối trong chuỗi là mô hình có hiệu quả cần nhân rộng.

Đối với thị trường các sản phẩm thịt, thủy sản trong thời gian qua có nhiều biến động do vùng sản xuất bị đẩy ra xa khỏi khu đô thị. Xu hướng chăn nuôi nhỏ gia đình giảm do hiệu quả thấp, xu hướng gia trại phát triển mạnh vì vừa đảm bảo

được quy mô, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường như các trang trại lớn. Trong thủy sản xu hướng trang trại nhỏ cung phát triển mạnh. Vì vậy cần ưu tiên tăng thêm đầu tư công hỗ trợ tạo ra một số mô hình gia trại chăn nuôi, thủy sản an toàn mới, sản xuất theo phương pháp an toàn, có áp dụng biogaz. Thúc đẩy các mô hình theo hướng tổ chức nông dân như HTX gia trại chăn nuôi an toàn liên kết với các lò mổ để phân phối thịt an toàn, hợp tác với doanh nghiệp phân phối trong chuỗi và hệ thống bán lẻ thịt hiện đại, an toàn. Việc hợp tác với các doanh nghiệp thức ăn chất lượng ổn định cũng là một phân của chuỗi giá trị chăn nuôi thủy sản cần hỗ trợ.

Đối với thị trường các sản phẩm cảnh quan và các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí (đặc biệt là dịch vụ nghỉ dưỡng cuối tuần ở các vùng được quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái), những hạn chế về cầu và các điều kiện để cung cấp dịch vụ như vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách…đã kìm hãm sự phát triển của thị trường này. Do vậy, cần kích cầu cho dịch vụ nghỉ ngơi cuối tuần bằng cách tăng cường quảng bá, cung cấp thông tin giới thiệu về các chương trình và mô hình hoạt động nông nghiệp sinh thái và sản phẩm nông nghiệp sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để việc kích cầu có hiệu quả, cần điều tra nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng theo thu nhập, tập quán, thói quen, từ đó đưa ra biện pháp quảng bá sản phẩm phù hợp cho các khách hàng mục tiêu. Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các điểm du lịch sinh thái sẽ là người thực hiện chính nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 104 - 106)