Vấn đề quan tâm khi lựa chọn sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 88 - 91)

Chỉ tiêu Ý kiến Tỷ lệ (%)

An toàn vệ sinh thực phẩm 27 38,57

Giá cả 13 18,57

Độ tươi sống của sản phẩm 8 11,43

Mức độ thuận tiện khi mua hàng 12 17,14

Nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm 7 10,00

Khác 3 4,29

Tổng 70 100,00

Qua điều tra, có tới 38,57% ý kiến được hỏi cho rằng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề họ quan tâm nhất khi lựa mua các sản phẩm nông nghiệp, tiếp đến là giá cả và mức độ thuận tiện khi mua hàng . Có 7 ý kiến được hỏi cho rằng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là vấn đề họ quan tâm đầu tiên khi mua hàng.

Đối với người tiêu dùng trực tiếp sản xuất. Nông nghiệp ven đô giúp họ đảm bảo được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và tự cung tự cấp lương thực thực phẩm cho gia đình. Trong hoàn cảnh, vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra hết sức báo động như hiện nay , báo chí phản ánh nhiều hiện tương bản thân cơ sở sản xuất cũng không dám sử dụng những sản phẩm cho chính họ làm ra vì sử dụng nhiều các chất kích thích tăng trưởng, bảo vệ thực vật thì việc họ tự kiểm soát được diện tích sản xuất sản phẩm để phục vụ cho gia đình mới được yên tâm.

Hộp 4.4. Sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình…

Hiện nay ra chợ mua gạo hay rau, thịt sợ lắm. Gạo thì tẩm thuốc chống nấm mốc, rau thì thuốc kích thích tăng trưởng, thịt gà lợn thì thuốc tăng trọng, tăng trưởng do vậy mặc dù đang kinh doanh bận rộn nhưng nhà chị vẫn giữ 3 sào đất của ông bà để lại để tiếp tục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tự cung tự cấp thực phẩm sạch cho gia đình.

(Cô Đào Thị Xuân, 42 tuổi, Thanh Trì) Hiện nay, đang xuất hiện mô hình các hộ từ trong khu vực nội đô ra các vùng ven đô thuê đất để tự canh tác sản xuất. Đây là một cách rất hay để họ có thể đảm bảo được nguồn lương thực thực phẩm cho gia đình cũng như cơ hội để có thể giúp cho con trẻ của họ tìm hiểu thêm về sản xuất nông nghiệp hay gần gũi với thiên nhiên.

Đối với môi trường, cảnh quan

Sản xuất nông nghiệp ven đô được xem như “ lá phổi xanh” cho khu vực đô thị thì bên cạnh đó cũng mang lại cho khu vực đô thị nhiều tác động về mặt môi trường.

Rủi ro xảy ra từ nông nghiệp ven đô đối với sức khỏe và môi trường chủ yếu do việc sử dụng không đúng cách các loại vật tư nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, chất đạm, chất lân, chất hữu cơ chứa các tồn dư nguy hiểm như kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh, chất nhiễm xạ...) làm ô nhiễm nguồn nước uống, lây nhiễm vi sinh vào đất và nước, ô nhiễm không khí (ví dụ khí CO2 và mê-tan từ chất hữu cơ, a-mô-ni-ăc, các chất nitrate, nitrite) và mùi hôi thối. Hiện nay, vẫn còn tình trạng vào

những ngày mùa , sau khi thu hoạch lúa xong người dân đốt rơm rạ gây ra gói bụi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và vùng đô thị.

Đặc biệt, trồng rau ăn lá có thể gây ô nhiễm khi phun thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi gia súc có thể làm lây nhiễm các bệnh súc vật cho con người trong điều kiện chăn nuôi tập trung, thâm canh nhưng lại thiếu khoảng không gian và thiết bị phù hợp.

So với nông nghiệp ở vùng nông thôn, các tác động xấu của nông nghiệp ven đô có thể không thể hiện một cách riêng lẻ trên từng hộ sản xuất, nhưng tác động tích lũy, cộng dồn là rất lớn (cần chú ý để hạn chế & giảm thiểu tới mức thấp nhất).

Việc sử dụng nước cho nông nghiệp ven đô là vấn đề quan trọng. Nếu sử dụng nước thải sinh hoạt, có khả năng làm ô nhiễm thực phẩm do các bệnh hoặc vi khuẩn có từ nguồn nước thải gây ra.

Nuôi trồng thủy sản ở vùng ven đô thị với mức độ thâm canh, sử dụng hóa chất cao cũng làm hại đến nguồn nước tự nhiên và môi trường đất.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGHIỆP VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.2.1. Các chương trình phát triển nông nghiệp của Chính phủ và địaphương

Nông nghiệp ven đô có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thủ đô Hà Nội. Nhận thức được vai trò đó, trong những năm qua Chính phủ cũng như thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp cả về quy hoạch, chiến lược, quản lý tổ chức sản xuất cũng như các chính sách giải pháp về khoa học công nghệ, thị trường, liên kết chuỗi giá trị.,…

Hiện nay thành phố Hà Nội đang có một văn bản đang có hiệu lực về Quy hoạch, chiến lược phát triển nông nghiệp Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội : Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030. Sau một thời gian đi vào hoạt động, quyết định đã có nhiều tác động tích cực vào phát triển nông nghiệp nói chung cũng như nông nghiệp ven đô của thành phố nói riêng.Tuy nhiên, thành phố vẫn còn thiếu quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp, các chế tài đảm bảo tính an toàn của đất nông nghiệp vùng ven đô trong giai đoạn dài hạn và thiếu các chính sách đồng bộ để hỗ trợ thực hiện quy hoạch.

Ví dụ cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi ruộng đất canh tác, sản xuất cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang các loại hình sản xuất khác hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế hộ và kinh tế địa phương, hình thành được các vùng

sản xuất tập trung góp phần vào việc phát triển sản xuất hàng hóa của các địa phương. Quy hoạch định hướng sản xuất, các chính sách ban hành đã gắn liền với các hình thức hỗ trợ tiêu thụ, thúc đẩy các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh tại các vùng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 88 - 91)