Cơ cấu kinh tế trang trại phân theo loại hình trang trại tại Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 65 - 66)

Năm Tổng số

Phân theo loại hình kinh tế trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi NTTS Tổng hợp

SL % SL % SL % SL %

2010 3561 199 5,59 1164 32,69 566 15,89 1126 31,62

2012 1124 15 1,33 917 81,58 156 13,88 36 3,20

2014 1637 11 0,67 1346 82.22 132 8,06 147 8,98

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2014)

Cơ cấu loại hình trang trại cũng đã có bước chuyển dịch. Từ năm 2011 trở về trước, các loại hình chăn nuôi và NTTS chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu trang trại (năm 2011 lần lượt là 81,58% và 13,88%) thì tới năm 2014, cơ cấu này đã có sự thay đổi. Chăn nuôi vẫn là loại hình có tỷ lệ lớn nhất 82,22% nhưng trang trại tổng hợp đã vươn lên vị trí thứ 2, lớn hơn loại hình NTTS trong cơ cấu trang trại ( trang trại tổng hợp 8,98%, NTTS 8,06%).

Giải thích cho hiện tượng trên là ngày càng có nhiều các mô hình tổng hợp kết hợp sản xuất với du lịch sinh thái, dịch vụ. Đó là các hình thức phát triển trang trại đang dần cho thấy sự hiệu quả cần được khuyến khích và phát triển trong thời gian tới.

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại đang đối mặt với một số khó khăn về đất, thị trường tiêu thụ như:

Về đất, diện tích đất sản xuất bị thu hẹp lại do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh trong những năm vừa qua, khó thuê thêm đất hoặc giá đất thuê tăng cao; trang trại Hà Nội phát triển vẫn mang tính tự phát, quy mô trang trại còn manh mún bình quân diện tích đất sử dụng là 1,95 ha/trang trại (Niên giám thống kê, 2011).

Việc sử dụng đất làm trang trại được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau trong đóđất vườn liền kề 2,3%, đất nhận thầu, thuê chiếm 74,5%; trong khi đó phương thức quản lý các loại quỹ đất có quy định khác nhau do vậy việc giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất làm trang trại còn hạn chế, mới có 176 trang trại (17,6%) được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất (Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, 2010). Hiện nay, nhiều trang trại đang phải thuê đất công ích của chính quyền cơ sở trong phát triển trang trại nhưng chỉ được sử dụng trong 5 năm phải ký hợp đồng lại hoặc chấm dứt hợp đồng, hoặc sửa đổi bổ sung điều khoản tạo cho chủ trang trại không yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Về xác định kinh tế trang trại: Hiện nay đã có tiêu chí mới về xác định kinh tế trang trại dẫn tới nhiều trang trại bị “tụt hạng” và không được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đặc biệt, một số lượng lớn trang trại ven đô phân bố ở Từ Liêm, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm với khả năng tổ chức sản xuất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật cho các loại hình sản phẩm như rau mầm, phong lan, hoa đạt giá trị sản lượng vượt tiêu chí định lượng về trang trại đã không đạt được tiêu chí về quy mô đất đai do sự ảnh hưởng lớn của tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố làm thu hep đất nông nghiệp. Điều đó cũng cho thây một phần sự bất cập trong xác định tiêu chí trang trại.

Về thị trường tiêu thụ: Dù giá trị sản phẩm dịch vụ nông lâm thủy sản bán ra của trang trại là tương đối lớn với 2990,41 tỷ đồng (số liệu tổng điều tra nông nghiệp, 2011). Nhưng việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, giá cả không ổn định, thời điểm hàng hoá lớn không được chế biến, bảo quản sản phẩm bị giảm giá, hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó lý giải cho việc sản phẩm trang trại sản xuất không được đảm bảo đầu ra.

Doanh nghiệp nông nghiệp

Theo niên giám thống kê 2013, Thành phố Hà Nội có 1023 doanh nghiệp nông lâm nghiệp và thủy sản với nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào đầu tư kinh doanh nông nghiệp bao gồm DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào các lĩnh vực đầu vào khác nhau như giống, thức ăn chăn nuôi, thú y.

Số lượng doanh nghiệp Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan là nhiều nhất, chiếm tới 94,81% (970 trên tổng số 1023 doanh nghiệp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)