Kỹ thuật sản xuất của cơ sở điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 82 - 85)

Chỉ tiêu

Gia Lâm Thanh Trì

Ý kiến Cơ cấu (%) Ý kiến Cơ cấu (%)

Kỹ thuật sản xuất 30 100,00 30 100,00

Truyền thống 12 40,00 10 33,33

Hiện đại 8 26,67 7 23,33

Kết hợp 10 33,33 13 43,33

Kỹ thuật sản xuất dựa trên 30 100,00 30 100,00

Kinh nghiệm 14 46,67 9 30,00

Học tập từ HTX, khuyến nông 12 40,00 13 43,33

DN chuyển giao 4 13,33 8 26,67

Tham gia các lớp tập huấn 30 100,00 30 100,00

Có 18 60,00 21 70,00

Không 12 40,00 9 30,00

Thanh Trì là địa phương có kỹ thuật sản xuất kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nhiều hơn với 43,33%. Điều này thể hiện mức độ được tham gia các lớp tập huấn cũng như được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các Doanh nghiệp ở Huyện Thanh Trì là nhiều hơn. Đây chủ yếu là các cơ sở sản xuất rau an toàn, rau theo tiêu chuẩn VietGap.

Có đến 40% cơ sở điều tra tại Gia Lâm không tham gia tập huấn trong những năm gần đây, cá biệt đối với các hộ sản xuất cây giống ở Gia Lâm trong vòng 10 -15 năm trở lại đây họ không hề tham gia bất kỳ lớp tập huấn mới nào. Tất cả kỹ thuật sản xuất của họ đều dựa trên kinh nghiệm và tự phát. Đây là vấn đề cần được quan tâm hơn của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong việc thúc đẩy kỹ thuật sản xuất hiện đại hơn.

Hộp 4.2. Tôi tham gia tập huấn từ cách đây hơn chục năm ….

Gia đình tôi vừa đất nhà, vừa thuê mượn thêm có gần 2 mẫu đất để sản xuất cây giống. Bắt đầu sản xuất từ năm 1998, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và học hỏi mọi người xung quanh là chính. Lớp tập huấn gần nhất mà tôi tham gia cách đây khoảng hơn 10 năm do chuyên gia Trung Quốc dạy tổ chức tại Viện rau. Từ đó tới nay mặc dù có mở rộng thêm quy mô sản xuất nhưng chưa tham gia thêm lớp tập huấn nào cả.

(Bác Nguyễn Văn Dũng, 58 tuổi, Gia Lâm) Về phía các HTX thường xuyên kết hợp với các ngành tổ chức các lớp tập huấn trong đó về sản xuất RAT, rau Vietgap, phòng trừ dịch hại tổng hợp, an toàn bảo hộ lao động trong sản xuất.

Về phía chính quyền: Chi cục bảo vệ thực vật thành phố đã đào tạo các lớp về IPM, VietGap. Mặt khác, bố trí cán bộ phụ trách kỹ trách cho các vùng sản xuất rau an toàn và vùng rau Vietgap.Ngoài ra hỗ trợ vùng rau Vietgap thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, phân vi sinh… hỗ trợ gắn nhãn mác, mã vạch ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm cho vùng rau, đăng ký xây dựng thương hiệu…

4.1.2.4. Phát triển thị trường

Qua điều tra, kênh tiêu thụ sản phẩm chính hiện nay của của hộ và các trang trại là ở các chợ địa phương và qua các thương lái. Đối với một số sản phẩm, các HTX cũng đã đứng ra tổ chức thu mua rồi đại diện để ký kết cung ứng cho các doanh nghiệp, chuỗi tiêu thụ, siêu thị tuy nhiên, với sự phát triển còn hạn chế về

kinh nghiệm, vốn, cơ sở vật chất… như hiện nay của các mô hình hợp tác xã, vẫn chưa chứng tỏ được sự khác biệt lớn so với các ưu điểm mà đối tượng thương lái có được như mua nhanh chóng, thuận lợi, thanh toán tiền mặt ngay hoặc cho ứng trước vốn,…

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ rau

Kết quả điều tra cho thấy, năm 2010 chỉ có 10 % lượng rau màu sản xuất ra của các cơ sở bán cho HTX, doanh nghiệp thì tới năm 2013 tỷ lệ này là 30 %. Đây là tỷ lệ gia tăng tích cực trong điều kiện hệ thống HTX và doanh nghiệp hiện nay còn thiếu hoàn thiện về cơ chế thu mua các sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp.

Xu hướng mới trong tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm về rau sạch, rau an toàn là việc hình thành các chuỗi liên kết giữa cơ sở sản xuất và cửa hàng tiêu thụ. Cửa hàng tiêu thụ có thể là của doanh nghiệp, HTX hay thậm chí là của chính cơ sở sản xuất. Đây là nơi bao tiêu đầu ra cho sản phẩm.

Đối với sản phẩm cây giống thì các cơ sở vẫn chủ yếu tiêu thụ qua hệ thống các thương lái. Đây là các bạn hàng lâu năm, đã quen biết và hợp tác lâu dài cùng nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 82 - 85)