Một số nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp ven đô

2.2.3. Một số nghiên cứu có liên quan

Ở Việt Nam, có rất nhiều tổ chức quốc tế đã và đang tham gia vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô bền vững và hiệu quả dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên còn ít nghiên cứu về lý luận.

Các nhà khoa học trong nước cũng rất quan tâm đến các thuật ngữ nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững và nông nghiệp đô thị vì các thuật ngữ này còn khá mới mẻ và còn nhiều tranh luận ở Việt nam. Đã có những nghiên cứu khá công phu nhằm làm rõ các khái niệm này. Có thể kể ra một số nghiên cứu như “Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững” của Đào Thế Tuấn đăng trong tạp chí “Phát triển nông thôn”, số 37 tháng 3, 4 năm 2003; “Nghiên cứu khái niệm, nội dung nông nghiệp đô thị” cũng của tác giả Đào Thế Tuấn, thực hiện năm 2003; “Nghiên cứu khái niệm về nông nghiệp đô thị-sinh thái và hiện đại hoá nông thôn” của Nguyễn Trung Quế, thực hiện năm 2003. Các định nghĩa riêng về nông nghiệp đô thị hiệu quả cao về bền vững chưa có trong các nghiên cứu trong nước.

Nghiên cứu về nông nghiệp ven đô của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (2002) đã cho thấy kết quả:

- Về phân bố không gian, đối với những thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, những nghiên cứu chỉ ra rằng nông nghiệp hiện nay phát triển phù hợp với những quy luật phát triển do R. Sinclair (1967), CR. Bryant (1973), hay Boal (1970) đề xuất. Có nghĩa là quá trình đô thị hoá thường diễn ra nhanh ở xung quanh các thành phố và nhanh hơn nhiều so với sự tăng về chi phí vận chuyển. Điều đó làm cho nông dân quanh thành phố giảm đầu tư của họ trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả là có sự đảo ngược về lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp và nó hình thành nên các vành đai lợi nhuận khác nhau kể từ trong thành phố ra ngoài. Có thể chia ra 3 vành đai chính của nông nghiệp thành phố:

• Vành đai thứ nhất của thành phố có bán kính nhỏ hơn 15 km kể từ trung tâm trở ra (có thể lớn hơn dọc theo các trục giao thông lớn), lợi nhuận nông nghiệp/đơn vị diện tích thấp do quy hoạch đất chưa ổn định, nông dân không muốn đầu tư vào sản xuất mà trông vào sự gia tăng giá đất nhờ chuyển mục đích sử dụng (sang đất ở hay công nghiệp…), giá trị địa tô cao và sự cạnh tranh lao động giữa phi nông nghiệp và nông nghiệp hạn chế nhiều khả năng thâm canh của các hoạt động sản xuất ở đây.

• Vành đai thứ 2 tiếp theo xa thành phố chút nữa (trong bán kính khoảng 15 đến 25 km), nông nghiệp phát triển đa dạng và đạt lợi nhuận rất cao/đơn vị diện tích. Đối với vành đai này, diện tích canh tác/khẩu không quá thấp, giá trị địa tô vừa phải, khoảng cách vận chuyển không quá lớn và ít bị

cạnh tranh về lao động là những điều kiện để nông nghiệp ở đây thâm canh và phát triển đa dạng.

• Vành đai ngoài cùng có bán kính giới hạn trong trên 30 km, bình quân đất canh tác trên đầu người ổn định nhưng mức độ đa dạng và giá trị sản lượng/đơn vị diện tích lại giảm do chi phí vận chuyển cao, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp hạn chế hơn.

• Các đặc trưng chung của nông nghiệp đô thị là tình trạng mất đất nông nghiệp rất nhanh, và qúa trình điều chỉnh qui hoạch nông nghiệp không theo kịp sự thay đổi của thực tiễn, các cơ quan chức năng không có khả năng dự báo sự thay đổi này do vậy khi nghiên cứu nông nghiệp đô thị cần quan tâm đến vấn đề này.

• Không dự báo được quá trình phát triển đô thị, nhiều huyện, thị không đánh giá được xu thế phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 39 - 41)