Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp thực hiện nghiên cứu bao gồm thông tin về vùng ven và vùng ven đô, nông nghiệp ven đô, giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô,… ở Việt Nam và trên thế giới trong bối cảnh công nghiệp hóa,đô thị hóa.Tài liệu được thu thập từ các cơ quan nhà nước,các tổ chức xã hội,các công trình đã được công bố,các báo cáo của các cơ quan chức năng về mặt dân số, lao động, đất đai, vốn và kết quả sản xuất kinh doanh....Tình hình về sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất nông nghiệp ven đô, giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô, những nhân tố ảnh hưởng và tác động của giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô tới các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bảng 3.3. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp cụ thể được thực hiện

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về phát triển nông nghiệp ven đô ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan

Các loại sách và bài giảng Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website

Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT Internet

Số liệu về tình hình phát triển nông nghiệp ven đô của thành phố Hà Nội

Báo cáo tổng kết hằng năm, số liệu, thông tin của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, niên giám thống kê và các loại sách, tạp chí Kinh tế nông nghiệp

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội

Cục thống kê tỉnh Internet

3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Điều tra khảo sát chủ yếu cung cấp thông tin cho việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới.

Đối tượng điều tra khảo sát là các cơ sở sản xuất nông nghiệp: hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp, ... và các cán bộ quản lý, phát triển kinh tế nông nghiệpở 2 địa phương nghiên cứu.

Mẫu điều tra: Kích thước mẫu điều tra bao gồm 60 hộ , 4 HTX, 2 doanh nghiệp nông nghiệp và 4 trang trại sản xuất kinh doanh . Đơn vị chia đều ở 2quận, huyện. Việc chọn mẫu dựa vào loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nông nghiệp. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp cụ thể thực hiện Đối tượng Đối tượng

(ĐVT: x 2địa phương)

SL

(mẫu) Nội dung thu thập Phương pháp

1.Cán bộ

Trưởng phòng NN/KT

(1ng/địa phương)

2

Thông tin về chủ trương và chính sách về phát triển nông nghiệp ven đô.

Nhận định về tình hình phát triển nông nghiệp ven đô trên địa bàn thành phố Hà Nội

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

- CB khuyến nông

(1ng/địa phương)

2

2. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp

- Hộ

(30 hộ/địa phương)

60

Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô.

Nguồn lực thực hiện giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô. Kết quả thực hiện giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - HTX (2 HTX/địa phương) 4 - DNNN (1 DN/địa phương) 2 - Trang trại

(2 trang trại/địa phương)

4

Tổng số 70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)