Vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

ĐVT: triệu đồng Phương hướng sản xuất Vốn tự có Vốn đi vay GL BQ TT BQ GL BQ TT BQ Tổng 6655 221,83 4980 166,00 320 10,67 250 8,33 Trồng trọt 5555222,20 3480 145,00 190 7,60 150 6,25 -2 vụ lúa 555 79,29 780 97,5 - - - - -Rau màu 700 140 2100 161,54 40 8 50 3,85

-Cây giống, cây ăn

quả 4300 330,77 600 200 150 11,54 100 33,33

CN 900 225 900 225 80 20 100 25

NTTS 200 200 600 300 50 50 - -

Đối với huyện Gia Lâm, các hộ trồng cây giống, cây ăn quả có nguồn vốn cho sản xuất là cao nhất (330,77 triệu đồng/hộ), thấp nhất là các hộ trồng 2 vụ lúa (79,29 triệu đồng/hộ). Tại huyện Thanh Trì, các cơ sở nuôi trồng thủy sản có nguồn vốn tự có cao nhất (300 triệu đồng/hộ), thấp nhất là các hộ trồng lúa.

Vốn bình quân cho sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra khoảng hơn 200 triệu đồng/hộ. Đây là con số khá cao khi so sánh về nguồn vốn của cơ sở sản xuất nông nghiệp của khu vực ven đô với những vùng nông thôn khác. Đa phần các hộ chủ động được nguồn vốn sản xuất, ít phải đi vay thêm bên ngoài. Nếu có vay thêm, các chủ hộ ưu tiên vay người thân trước để không phải chịu lãi suất, nếu không được mới tính đến vay các tổ chức khác.

Đối với các hộ trồng 2 vụ lúa, nguồn vốn của chủ hộ khoảng 79,29 triệu đồng ở Gia Lâm và 97,5 triệu đồng ở Thanh Trì. Tuyệt đối các hộ này không cần phải vay thêm vốn để sản xuất, điều này có thể giải thích do vốn đầu tư vào sản xuất lúa không nhiều. Các hộ trồng cây giống, cây ăn quả ở Gia Lâm có nguồn vốn bình quân là lớn nhất 330,77 triệu đồng/hộ. Điều này phản ánh mức độ phát triển và quy mô sản xuất của vùng sản xuất cây giống ở Gia Lâm.

Qua tổng hợp số liệu điều tra, vốn bình quân đối với các trang trại là 607 triệu đồng/trang trại , với các HTX là trên 1 tỷ đồng/HTX.

Phần lớn nguồn vốn của HTX ngoài đất đai chủ yếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì tài sản cố định của HTX như hệ thống kênh mương, đường nội đồng, trạm bơm, đường nông thôn, giá trị công trình điện, trụ sở làm việc, nhà kho… ước chiếm khoảng trên 85% tổng vốn kinh doanh. Thực trạng hiện nay đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố là với tỷ lệ góp vốn thấp, cộng với tình trạng thiếu vốn để sản xuất, hoặc nếu có vốn thì sử dụng kém hiệu quả, không dám mạnh dạn đầu tư, không biết đầu tư vào dịch vụ nào, khâu nào,... để mang lại lợi nhuận cho HTX. Tài sản HTX nghèo nàn, vốn liếng hạn chế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của HTX.

Đối với các trang trại, nguồn vốn vay của trang trại chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu vốn Theo khảo sát, nguồn gốc vốn vay của trang trại không phải từ tín dụng chính thống (ngân hàng, quỹ tín dụng…) mà từ nguồn vay tín dụng phi chính thống (họ hàng, làng xóm, hụi, họ…).

Để phát triển trang trại một cách bền vững thì nguồn vốn đầu tư là hết sức quan trọng. Chính vì thế, khi được hỏi tất cả các trang trại đều trả lời là có nhu

cầu hộ vay vốn phục vụ sản xuất. Tuy nhiên mục đích sử dụng nguồn vốn có nhu cầu vay này chủ yếu tập trung cho việc đầu tư ngắn hạn và trung hạn trong thời gian tới (trả tiền lao động, chi phí sản xuất,...) chiếm hơn do các trang trại không muốn đầu tư lượng vốn quá lớn cho đầu tư dài hạn khi mà quỹ đất nông nghiệp phục vụ sản xuất của họ chủ yếu là thuê, thầu khoán lại dẫn tới không yên tâm đầu tư.

Đối với Doanh nghiệp nông nghiệp, theo số liệu thu thập tính đến năm 2011, trên địa bàn nông thôn Hà Nội có khoảng hơn 192 doanh nghiệp nông nghiệp (nguồn: báo cáo quy hoạch tổng thể Hà Nội) với nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào đầu tư kinh doanh nông nghiệp bao gồm DN nhà nước (13,2%), DN ngoài quốc doanh chiếm 32,08%. Trong đó, có sự tham gia của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (3,77%) vào các lĩnh vực đầu vào khác nhau như giống, thức ăn chăn nuôi, thú y.

Lao động

Kết quả điều tra cho thấy, lao động bình quân của hộ là 2.33 lao động/hộ đối với Gia Lâm và 1.93 lao/động/hộ đối với Thanh Trì. Như vậy, bình quân mỗi lao động có 0.43 sào đất để canh tác. Đây là diện tích bình quân/ đất lao động khá thấp so với các khu vực khác. Do đó, có thể nhận thấy lực lượng sự hạn chế về cả lao động và đất của khu vực ven đô so với các khu vực khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 78 - 80)