Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 48)

3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp thực hiện nghiên cứu bao gồm thông tin về vùng ven và vùng ven đô, nông nghiệp ven đô, giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô,… ở Việt Nam và trên thế giới trong bối cảnh công nghiệp hóa,đô thị hóa.Tài liệu được thu thập từ các cơ quan nhà nước,các tổ chức xã hội,các công trình đã được công bố,các báo cáo của các cơ quan chức năng về mặt dân số, lao động, đất đai, vốn và kết quả sản xuất kinh doanh....Tình hình về sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất nông nghiệp ven đô, giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô, những nhân tố ảnh hưởng và tác động của giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô tới các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bảng 3.3. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp cụ thể được thực hiện

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về phát triển nông nghiệp ven đô ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan

Các loại sách và bài giảng Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website

Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT Internet

Số liệu về tình hình phát triển nông nghiệp ven đô của thành phố Hà Nội

Báo cáo tổng kết hằng năm, số liệu, thông tin của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, niên giám thống kê và các loại sách, tạp chí Kinh tế nông nghiệp

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội

Cục thống kê tỉnh Internet

3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Điều tra khảo sát chủ yếu cung cấp thông tin cho việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới.

Đối tượng điều tra khảo sát là các cơ sở sản xuất nông nghiệp: hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp, ... và các cán bộ quản lý, phát triển kinh tế nông nghiệpở 2 địa phương nghiên cứu.

Mẫu điều tra: Kích thước mẫu điều tra bao gồm 60 hộ , 4 HTX, 2 doanh nghiệp nông nghiệp và 4 trang trại sản xuất kinh doanh . Đơn vị chia đều ở 2quận, huyện. Việc chọn mẫu dựa vào loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nông nghiệp. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp cụ thể thực hiện Đối tượng

(ĐVT: x 2địa phương)

SL

(mẫu) Nội dung thu thập Phương pháp

1.Cán bộ

Trưởng phòng NN/KT

(1ng/địa phương)

2

Thông tin về chủ trương và chính sách về phát triển nông nghiệp ven đô.

Nhận định về tình hình phát triển nông nghiệp ven đô trên địa bàn thành phố Hà Nội

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

- CB khuyến nông

(1ng/địa phương)

2

2. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp

- Hộ

(30 hộ/địa phương)

60

Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô.

Nguồn lực thực hiện giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô. Kết quả thực hiện giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - HTX (2 HTX/địa phương) 4 - DNNN (1 DN/địa phương) 2 - Trang trại

(2 trang trại/địa phương)

4

Tổng số 70

3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN

Nhằm tổng hợp các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để tiến hành phân tích, so sánh làm rõ các vấn đề thuộc về bản chất của hiện tượng, luận văn sử dụng bằng chương trình Excel trong Microsoft Office để phân tích và xử lý số liệu.

3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG TIN 3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được.Phương pháp này dùng để phân

tích tình hình kinh tế xã hội ở các địa phương và thực trạng các giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô.

3.4.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.Tôi sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu với nhau qua đó thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô.

3.4.3. Phương pháp phân tích kinh tế

Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu,vận dụng số tuyệt đối,số tương đối,số bình quân để tính toán các chỉ tiêu liên quan đến đề tài nhằm nêu được thực trạng giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô, qua đó tìm ra các quy luật hiện tượng kinh tế xã hội để thấy được thực trạng và xu thế vận động của nó.

3.4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Việc mô hình hoá các dữ liệu bằng cácbiểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình bày mang tính trực quan hơn, thể hiện rõ hơn mối liên hệ giữa các yếu tố được trình bày. Phương pháp bản đồ được sử dụng để thể hiện một số nội dung về mặt không gian như sự phân bố quy hoạch, số liệu kinh phí đầu tư phát triển đối với nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội.

3.4.5. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weakneses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây được xem là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong phát triển sản xuất. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của cơ sở (hoặc của địa phương), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những vấn đề đe doạ đối với địa phương. Phân tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu chính của địa phương.

Bảng 3.5. Ma trận SWOT

SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Mặt mạnh (S)

O/S

Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh

S/T

Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ

Mặt yếu (W)

O/W

Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu

W/T

Giảm thiểu mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ

3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển nông nghiệp ven đô

- Quy mô phát triển

- Cơ cấu sản phẩm hàng hóa

Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng

− Giá trị sản xuất trong năm; cơ cấu giá trị sản xuất.

− Giá trị sản phẩm hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa; cơ cấu,…

Nhóm chỉ tiêu phản ánh giải pháp

- Quy hoạch - Cơ sở hạ tầng - Đầu vào/ đầu ra

- Quản lý chất lượng sản phẩm. - Thị trường

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHỐ HÀ NỘI

4.1.1.Khái quát nông nghiệp ven đô ở TP Hà Nội

4.1.1.1. Phạm vi phát triển nông nghiệp ven đô

Theo Lý thuyết trung tâm của W.Cristaller (1933): Ông Cristaller quan niệm thành phố như một cưc hút – các đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sức hút, vòng ảnh hưởng của trung tâm và xác định bán kính tiêu thụ các sản phẩm. Lý thuyết này phù hợp với sản xuất NN giá trị cao như rau, hoa.

Hình 4.1. Sơ đồ khoảng cách trung tâm của Hà Nội

Dựa trên lý thuyết trung tâm của W. Cristaller và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và yếu tố khoảng cách so với trung tâm TP. Hà Nội. Nghiên cứu chia làm 3 loại khoảng cách : 5 – 10 Km, 10 – 20 Km, trên 20 Km trong phạm vi phát triển của nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội.

Bao gồm các huyện: Phía Tây là quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, huyện Hoài Đức, Đan Phượng. Phía Bắc là Huyện Đông Anh. Phía Đông là huyện Gia Lâm, phía Nam là huyện Thanh Trì, 1 phần Thanh Oai, và 1 phần huyện Thường Tín.

Theo Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2014 đất SXNN trên tổng diện tích dất tự nhiên Huyện Đông Anh 47,39 % và Gia Lâm 51,70 % tỷ lệ cao hơn huyện Thanh Trì 41,13%, số liệu này cho thấy huyện Thanh Trì quỹ đất giành cho đô thị, công nghiệp và dịch vụ cao và diện tích đất cho SXNN bị thu hẹp.

Có thể dễ nhận thấy các huyện sát trung tâm thành phố diện tích đất SXNN bị giảm nhiều do đất đai chuyển sang mục đích phi nông nghiệp nhưng do có vị trí gần trung tâm Hà Nội và có truyền thống sản xuất rau màu như huyện Gia Lâm, Đông Anh, và Thanh Trì nên diện tích các cây rau, đậu tăng. Diện tích cây có Hạt giảm rõ rệt chứng tỏ những cây lương thực này được chuyển ra các vùng xa hơn của Hà Nội. Đặc biệt huyện Thanh Oai là vùng cả 4 loại cây diện tích đều giảm mạnh. Xu hướng đất lúa giảm rõ rệt và chuyển ra các vùng xa đô thị hơn: Gia Lâm giảm – 5,74%, Thanh Trì giảm - 4,45%.

Tại các vùng chuyên canh rau màu, thu nhập của người sản xuất tăng cao như Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh nhưng lao động có xu hướng giảm mạnh.

b. Vành đai NN cách trung tâm Hà Nội 10 - 20 Km: các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai.

Theo số liệu thống kê năm 2014 đất SXNN trên tổng diện tích dất tự nhiên của các huyện này có tỷ lệ gần 50%, huyện Chương Mỹ 55,93% huyện Thạch Thất do diện tích của các khu công nghiệp của các làng nghề lớn là huyện nằm ở vành đai 2 nhưng đất SXNN thấp chiếm 1/3 tổng diện tích đất tự nhiên.

Huyện Chương Mỹ và Phúc Thọ là 2 huyện có diện tích rau đậu tăng mạnh, do vị trí này nằm cạnh sông Đáy có diện tích đất phù sa mầu mỡ ngoài đê phù hợp với sản xuất rau mầu và được TP Hà Nội đầu tư về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xây dựng vùng rau an toàn của Hà Nội.

Huyện Đan Phượng, Quốc Oai diện tích ngô tăng mạnh chủ yếu phục vụ cho ngô cho thị trường Hà Nội.

Tại vùng vành đai này Huyện Chương Mỹ chuyển dịch cơ cấu tăng diện tích các cây hàng năm rất rõ rệt cả 4 loại Rau đậu, lúa, ngô, hạt đều tăng rõ rệt.

Ta thấy rõ xu hướng cơ cấu lao động của các hộ nông thôn của các huyện thuộc vành đai cách TT Hà Nội từ 10 – 20Km: Hộ NN, LN, TS giảm mạnh chuyển sang hướng dịch vụ và Công nghiệp. Giảm mạnh nhất là Đan Phượng hộ NN giảm 20,5% và dịch vụ tăng trên 16%. So sánh giữa hình 6 và 7 tương quan giữa lao động và sản xuất các cây ngắn ngày rau đậu cần nhiều lao động lại tỷ lệ nghịch với nhau ví dụ H. Phúc Thọ và Chương Mỹ xu hướng sản xuất Rau đậu tăng 20,34% và 11% thì tỷ lệ hộ SXNN giảm -10,64 và – 11% (theo số liệu thống kê GSO).

Rõ ràng chỉ xét trên 2 yếu tố diện tích SXNN và lao động hộ NN nông thôn của Hà Nội đã thấy được sự phát triển đô thị và công nghiệp hóa ảnh hưởng đến sự phát triển NN thu nhập cao của Hà Nội, vậy phải có tầm nhìn dài hạn hơn nếu muốn phát triển NN bền vững và xây dựng vành đai xanh cho Hà Nội cần phải có nghiên cứu dài hơi hơn về tái cơ cấu lại SX NN của Hà Nội.

c. Vành đai NN cách trung tâm Hà Nội > 20 Km:

Bao gồm các huyện: H. Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyen, Mỹ Đức, Ứng Hòa.

Theo số liệu thống kê của GSO năm 2011 đất SXNN trên tổng diện tích dất tự nhiên của các huyện này cao đặc biệt H. Phú Xuyên chiếm 57,75%, H. Ứng Hòa 63,27% và một số huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp lớn như Sóc Sơn 14,47%, Ba Vì 25,71%, Mỹ Đức 16,9%. Do đặc điểm đất đai và vị trí địa lý của các huyện này nên sản xuất NN chủ yếu là lúa nên đời sống nhân dân khó khăn một số xã trong vùng này nằm trong danh sách xã nghèo của quốc gia.

Tại vùng này SXNN chủ yếu là lúa, xu hướng các cây hàng năm trong đó diện tích rau đậu, ngô giảm mạnh, diện tích lúa và hạt tăng nhẹ. Do lao động chuyển sang phi NN và công nghiệp dưới tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa.

Lao động NN, LN, TS giảm mạnh chuyển sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đặc biệt huyện Sóc Sơn là huyện có diện tích đất chuyển sang khu công nghiệp cao và đất đai ở đây chất lượng không tốt năng suất không cao, lao động

NN ở đây giảm mạnh – 34,6%, cơ cấu lao động của Sóc Sơn chuyển dịch rõ rệt nhất hộ NN giảm – 34,6% hộ CN & XD tăng 23,7% dịch vụ tăng 10,81%.

4.1.12. Cơ cấu diện tích, cây trồng, vật nuôi

Năm 2008, Hà Nội được sáp nhập với tỉnh Hà Tây. Sau khi sát nhập khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội có diện tích khoảng 2900 km2, chiếm 88% diện tích tự nhiên của Thành phố (trong đó diện tích đất nông nghiệp và đất rừng khoảng 192.000 ha) với 401 đơn vị hành chính cấp xã, dân số khoảng 3,82 triệu người, chiếm khoảng 63% tổng dân số của Thành phố (Sở NN&PTNT Hà Nội). Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên là 332,45 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 187,15 nghìn ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 137,69 nghìn ha và diện tích đất chưa sử dụng là 7,61 nghìn ha. Sau 6 năm kể từ khi sáp nhập với Hà Tây, diện tích đất nông nghiệp của thành phố bị thu hẹp lại (từ 189,31 nghìn ha năm 2008 giảm còn 187,15 nghìn ha năm 2014) để gia tăng diện tích đất phi nông nghiệp (năm 2008, TP Hà Nội có 134,68 nghìn ha đất phi nông nghiệp, tới năm 2014 tăng lên thành 137,69 nghìn ha).

10,46 9 7,61

134,68 137 137,69

189,31 188,36 187,15

2010 2012 2014

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2014)

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hà Nội 2008 – 2014 (1000ha)

Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội đã tạo nên một bức tranh sản xuất NN hoàn toàn mới, với một vùng NN rộng lớn và đa dạng hơn về sản phẩm. Qua hình dưới ta thấy, các huyện có cơ cấu sản xuất NN cao nhất từ 60% - 67% Thanh Oai, Ứng Hòa, đứng thứ hai là Hoài Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Gia Lâm, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên. Các huyện còn lại có cơ cấu SXNN từ 30% - 50%, đặc biệt các huyện Từ Liêm và Thanh Trì có cơ cấu SXNN thấp do đô thị hóa và công nghiệp hóa.

Theo Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2014, đất SXNN trên tổng diện tích dất tự nhiên của huyện Gia Lâm là 50,81 % tỷ lệ cao hơn huyện

Thanh Trì 39,27%, số liệu này cho thấy huyện Thanh Trì có quỹ đất giành cho đô thị, công nghiệp và dịch vụ cao và diện tích đất cho SXNN bị thu hẹp.

Hình 4.2. Bản đồ Cơ cấu sản xuất NN của Hà Nội năm 2011

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác như: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; vườn cây ăn quả; các vùng rau sạch phục vụ khu vực nội đô là một hiện tượng phổ biến.

Bảng 4.1. Diện tích sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp thành phố Hà Nội

Chỉ tiêu

Năm 2010 (ha) Năm 2014 (ha) So sánh 14/10 (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 48)