Nhận thức của chính quyền và người dân vào phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 99 - 103)

4.2.4 .Thị trường sản phẩm

4.2.5.Nhận thức của chính quyền và người dân vào phát triển nông nghiệp

4.2.5. Nhận thức của chính quyền và người dân vào phát triển nông nghiệp ven đô ven đô

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh ở những vùng ven đô, nhận thức của người dân cũng có nhiều thay đổi. Ở đó , vai trò của sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở mức tạo việc làm cho lao động trong gia đình, tự cung cấp lương thực như trước đây mà còn là đảm bảo an ninh tài sản đất, ổn định sinh kế, giữ gìn các mối quan hệ xã hội truyền thống, do vậy việc tuyên truyền về nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nông nghiệp

nói chung và nông nghiệp ven đô nói riêng đặc biệt là tuyên truyền cho tầng lớp thanh niên ven đô nắm được.

Qua khảo sát, có 35,71 % ý kiến cho rằng sản xuất nông nghiệp giúp tạo thu nhập và công ăn việc làm, 21,43 % ý kiến nhận xét nông nghiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực cho hộ và cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn cho hộ trong bối cảnh vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay đang rất đáng báo động.

Bảng 4.27. Nhận thức của người dân về vai trò của nông nghiệp

Ý kiến Số lượng Tỷ lệ (%)

Tạo thu nhập, công ăn việc làm 25 35,71

Đảm bảo và cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn 15 21,43

An ninh tài sản đất 15 21,43

Bảo vệ môi trường 5 7,14

Giữ gìn các mối quan hệ xã hội truyền thống 7 10,00

Khác 3 4,29

Tổng 70 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015

Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng đã nhận thức về vai trò xã hội của sản xuất nông nghiệp như nông nghiệp là “lá phổi xanh” của thanh phố, giúp bảo vệ môi trường ( 7,14%). Sản xuất nông nghiệp giúp giữ gìn các mối quan hệ xã hội truyền thống lâu đời (10,00%).

Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng được quan tâm và ở mức báo động. Các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về những sự việc như rau được “tắm” trong hóa chất, kích thích tăng trưởng. Thức ăn chăn nuôi có chứa chất tạo nạc gây ung thư,… do vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức được chú trọng. Khi được hỏi, các chủ cơ sở cho rằng sản xuất nông nghiệp giúp họ đảm bảo được nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình mình.

Hộp 4.6. Sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình…

Hiện nay ra chợ mua gạo hay rau, thịt sợ lắm. Gạo thì tẩm thuốc chống nấm mốc, rau thì thuốc kích thích tăng trưởng, thịt gà lợn thì thuốc tăng trọng, tăng trưởng do vậy mặc dù đang kinh doanh bận rộn nhưng nhà chị vẫn giữ 3 sào đất của ông bà để lại để tiếp tục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tự cung tự cấp thực phẩm sạch cho gia đình.

(Cô Đào Thị Xuân, 42 tuổi, Thanh Trì)

Với nền văn minh lúa nước lâu đời, đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là cần có sự hợp tác,giúp đỡ nhau trong sản xuất từ đó làm cho con người sống gắn bó,thân thiết với nhau hơn.Trước đây, khi sản xuất nông nghiệp còn đóng vai trò cao trong phát triển kinh tế, hầu hết người dân đều tham gia sản xuất nông nghiệp, mối quan hệ gắn bó giữa người với người trong cộng đồng bền chặt hơn, làng trên xóm dưới mọi người đều quen biết nhau, có thể cùng hợp tác trong sản xuất, vừa làm việc vừa nói chuyện vui vẻ với nhau,chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn.Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra rất nhanh ở khu vực ven đô thành phố Hà Nội, số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp ngày càng ít hoặc phát triển theo hướng công nghiệp, tập trung thì mối quan hệ xã hội trong sản xuất nông nghiệp có phần bị thay đổi.

Hộp 4.7. Trước đây làm nông nghiệp vui lắm…

Trước đây,khi mà người dân ở đây còn làm ruộng nhiều thì vui và tình cảm lắm.Ngày mùa đến, các nhà hẹn đổi công làm giúp nhau.Làm xong rồi lại về tập trung nào đó tổ chức ăn cơm, uống rượu nên mọi người gần gũi,gắn bó với nhau.Cuộc sống cảm giác như không cần đồng tiền vẫn sống được.Ngày nay,còn ít nhà làm ruộng nên nhà nào biết nhà nấy.Thiếu người hay gì đó thì thuê bên ngoài,có ai nhờ vả ai nữa đâu…Với lại ngày xưa nghèo nhưng được cái tình cảm,nhà nào thiếu cái gì có thể chạy sang nhà hàng xóm mượn hoặc xin được chứ giờ kinh tế cao hơn nhưng có chuyện gì thì cũng phải nói chuyện với nhau bằng tiền hết thôi.

Bảng 4.28. Bảng phân tích SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội

Bên trong

Bên ngoài

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

-Người dân cần cù,chăm chỉ lao động.

-Ham học hỏi,khả năng tiếp thu nhanh.

-Gần thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Gần các trung tâm, viện nghiên cứu, đào tạo lớn thuận lợi trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới.

Diện tích đất nông nghiệp hạn chế

-Lao động cho sản xuất nông nghiệp bị cạnh tranh gay gắt với các hoạt động kinh tế khác.

- Số lượng người trẻ tham gia vào sản xuất nông nghiệp ngày càng ít

-Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ.

- Các tổ chức kinh tế hợp tác (HTX, trang trai, DN) còn thiếu và hạn chế.

-Tâm lý sản xuất nông nghiệp là nghề thấp kém.

Cơ hội (O):

-Tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất. -Đời sống ngày càng được cải thiện

-Tiếp cận với thông tin thị trường ngày càng đầy đủ hơn.

-Được sự quan tâm,hỗ trợ của các cấp ngành trong việc phát triển sản xuất cũng như đời sống.

-Cần tăng cường chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người dân nhằm giúp họ phát triển sản xuất nông nghiệp tốt hơn. -Phát huy tốt các truyền thống tốt đẹp của địa phương,củng cố mối quan hệ đoàn kết cộng đồng.

- Cải thiện môi trường sống trong lành,văn minh theo hướng hiện đại,bài trừ những thói quen lạc hậu,tệ nạn xã hội.

-Đưa vào sản xuất những loại giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng giá trị sản xuất NN.

-Nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò của sản xuất nông nghiệp.

- Hoàn thiện thể chế chính sách và thu hút các tổ chức, cá nhân tích cực đầu tư vào nông nghiệp.

Thách thức (T):

-Đô thị hóa làm suy thoái lối sống của một số bộ phận dân cư,đặc biệt là giới trẻ. -Khả năng tổ chức,lập kế hoạch sản xuất còn chưa cao.

-Việc sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn hơn do thiếu đất sản xuất,sâu bệnh,dịch hại nhiều,giá cả đầu vào tăng cao,đầu ra không ổn định

-Cần coi trọng những kinh nghiệm lâu đời của người nông dân về việc sản xuất bên cạnh đó phổ biến những kiến thức mới cho họ.

-Việc giáo dục đào tạo cộng đồng cần quan tâm hơn.Công tác khuyến nông cũng cần được phát triển.

-Tận dụng được lợi thế về địa lý,thị trường để khuyến khích người dân tham gia sản xuất những sản phẩm hàng hóa mà thị trường đang có nhu cầu cao.

-Hỗ trợ người dân trong sản xuất.

-Tuyên truyền,nâng cao nhận thức,trình độ văn hóa của người dân bằng việc mở các lớp tập huấn,buổi tuyên truyền.

-Phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị đoàn thể xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ -Giúp cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn với những tiến bộ mới bằng những hình thức trực quan sinh động như tổ chức các buổi hội thao chuyên đề,hội nghị,triển lãm,.. -Tuyên truyền những mô hình làm ăn hiệu quả,đạt được hiệu quả kinh tế cao để người dân học tập,rút kinh nghiệm.

Nhận thức được vai trò của nông nghiệp nói chung cũng như nông nghiệp ven đô nói riêng, chính quyền thành phố và địa phương cũng đã có nhiều chính sách và hành động để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Chính quyền các cấp phối hợp cùng với các ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất rau an toàn, rau VietGap. Công tác chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học - kỹ thuật sản xuất vào sản xuất nông nghiệp, mô hình tiên tiến được tích cực quan tâm; Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thấy được vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn định xã hội địa phương cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của nông nghiệp để từ đó có những chính sách, quyết định phù hợp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Thực tiễn đã chứng minh, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thì không phải công nghiệp hay dịch vụ mà chính nông nghiệp mới là đầu tàu để vực dậy nền kinh tế do vậy nhận thức của cả chủ cơ sở sản xuất và chính quyền về vai trò của nông nghiệp là rất quan trọng. Nhìn chung hiện nay, chính quyền thành phố đã có những nhận thức đúng đắn về phát triển nông nghiệp ven đô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 99 - 103)