Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 90 - 95)

4.1.1 .Khái quát nông nghiệp ven đô ở TP Hà Nội

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô

NGHIỆP VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.2.1. Các chương trình phát triển nông nghiệp của Chính phủ và địaphương

Nông nghiệp ven đô có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thủ đô Hà Nội. Nhận thức được vai trò đó, trong những năm qua Chính phủ cũng như thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp cả về quy hoạch, chiến lược, quản lý tổ chức sản xuất cũng như các chính sách giải pháp về khoa học công nghệ, thị trường, liên kết chuỗi giá trị.,…

Hiện nay thành phố Hà Nội đang có một văn bản đang có hiệu lực về Quy hoạch, chiến lược phát triển nông nghiệp Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội : Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030. Sau một thời gian đi vào hoạt động, quyết định đã có nhiều tác động tích cực vào phát triển nông nghiệp nói chung cũng như nông nghiệp ven đô của thành phố nói riêng.Tuy nhiên, thành phố vẫn còn thiếu quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp, các chế tài đảm bảo tính an toàn của đất nông nghiệp vùng ven đô trong giai đoạn dài hạn và thiếu các chính sách đồng bộ để hỗ trợ thực hiện quy hoạch.

Ví dụ cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi ruộng đất canh tác, sản xuất cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang các loại hình sản xuất khác hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế hộ và kinh tế địa phương, hình thành được các vùng

sản xuất tập trung góp phần vào việc phát triển sản xuất hàng hóa của các địa phương. Quy hoạch định hướng sản xuất, các chính sách ban hành đã gắn liền với các hình thức hỗ trợ tiêu thụ, thúc đẩy các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh tại các vùng sản xuất.

Bảng 4.21. Một số văn bản, chính sách phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Nội dung Số hiệu văn bản Thời gian

ban hành Tình trạng hiệu lực 1. Quy hoạch tổng thể

Quyết định số 176/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : V/v phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 29/01/2010 Còn hiệu lực Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm

nhìn năm 2030; 2/2/2012 Còn hiệu lực

Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội : Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định

hướng 2030 9/7/2012 Còn hiệu lực 2. Quản lý sản xuất Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa 11/5/2012 Còn hiệu lực Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn : Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành

sản xuất nông nghiệp tốt 26/09/2012

Còn hiệu lực

3. Hỗ trợ phát triển sản xuất

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,

nông thôn 12/4/2010

Còn hiệu lực Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ : Vê một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 9/1/2012

Còn hiệu lực Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND của HĐND TP

Hà Nội về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng

nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2012-2016. 5/4/2012

Còn hiệu lực Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ : Về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả

chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 4/9/2014

Còn hiệu lực

Khi được hỏi về một số các văn bản chính sách quy hoạch, quản lý và phát triển sản xuất nông nghiệp thì đa phần các chủ cơ sở sản xuất trả lời rằng họ không biết hoặc ít quan tâm. Các đánh giá nhận được chủ yếu là từ các cán bộ ngành nông nghiệp của thành phố và cán bộ địa phương của Gia Lâm và Thanh Trì. Có 90% số cán bộ được hỏi cho rằng hiện nay,các văn bản pháp luật đang ban hành kịp thời, tuy nhiên khi đi vào triển khai thì còn chậm ( 30%) và thiếu phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách (40%).

Bảng 4.22. Đánh giá của đối tượng điều tra về một số chương trình phát triển nông nghiệp

ĐVT: %

Chỉ tiêu Cán bộ Chủ cơ sở

1. Ban hành kịp thời không?

Nhanh - -

Kịp thời 90 -

Chậm 10 -

2. Triển khai văn bản chính sách Nhanh

Kịp thời 70 -

Chậm 30 -

3. Bố trí nguồn lực cho thực hiện chính sách

Đủ 60 -

Thiếu 40 -

4. Ban hành đủ chính sách hỗ trợ phát triển chưa?

Đủ 80 80

Thiếu 20 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua điều tra cho thấy, công tác quy hoạch vùng sản xuất của thành phố Hà Nội hiện nay chưa thực sự chú trọng và đi sâu vào các vấn đề: Thị trường tiêu thụ, vần đề vốn đầu tư cho sản xuất, đầu tư hạ tầng cơ sở, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh cơ giới hóa vào các khâu trong quá trình sản xuất, áp dụng thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; Công tác quy hoạch ở các cấp chưa có sự đồng nhất và hài hòa giữa quy hoạch định hướng sản xuất của các cấp với nhau; Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của quy hoạch chiến lược sản xuất còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác triển khai quy hoạch.

Công tác bố trí nguồn lực cho thực thi chính sách còn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu cả về nhân lực và vật lực. Các chính sách về hỗ trợ phát triển còn thiếu như hỗ trợ nông dân chuyển đổi, việc hỗ trợ của Nhà nước cho sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trong vùng quy hoạch hoặc chuyển đổi sang mô hình tập trung còn hạn chế, không đông bộ nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp và hộ gia đình nông dân đầu tư để tích tụ ruộng đất sản xuất.

4.2.2. Đầu tư công và dịch vụ công

Đầu tư công và dịch vụ công là một trong những chức năng chính của quản lý nhà nước. Đầu tư công và dịch vụ công hiệu quả, chính xác sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp ven đô phát triển. Thực trạng đầu tư công cho thành phố trong những năm qua là tương đối lớn, tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là các nguồn vốn sử dụng đầu tư vào quá nhiều các lĩnh vực và khu vực khác nhau dẫn đến đầu tư phân tán và không mang lại hiệu quả cụ thể.

Trong 5 năm 2011-2015, ngân sách thành phố đã huy động 49.893 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cho triển khai các dự án xây dựng cơ bản khu vực nông thôn ngoại thành. Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách hàng năm cho khu vực nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình 5 năm đạt 49,0% tổng đầu tư ngân sách của thành phố.

Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp của thành phố Hà Nội tập trung vào các dự án trọng điểm thuộc hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, và các dự án phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội như: Xây dựng triển khai các Chương trình, Đề án, Dự án Quy hoạch phát triển ngành như Quy hoạch hệ thống thủy lợi TP Hà Nội; Quy hoạch Tổng thể phát triển nông nghiệp; Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho từng tuyến sông có đê; Quy hoạch cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; mạng lưới trồng rau an toàn; Quy hoạch khu dân cư nông thôn vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai. Hoàn thành các bước xây dựng đề án phát triển hoa, cây cảnh; đề án giống cây trồng, vật nuôi; đề án phát triển kinh tế trang trại; đề án an toàn vệ sinh thực phẩm; đề án bảo vệ phát triển rừng. Chương trình phát triển chăn nuôi lợn; Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.

Các dịch vụ công trong bao gồm dịch vụ thủy lợi, dịch vụ điện, viễn thông, y tế, văn hóa – thể thao, giáo dục và phục vụ cộng đồng nói chung có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các ngành kinh tế và ngành nông nghiệp nói riêng. Các dịch vụ công cũng đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp ven đô. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số bất cập như: Hoạt động dịch vụ ở nông nghiệp phần nhiều mang tính tự phát,thiếu quy hoạt và không toàn diện, Cơ sở vật chất kỹ thuật hoạt động dịch vụ còn yếu kém.

Bảng 4.23. Khó khăn cho tiếp cận dịch vụ công của cơ sở

Khó khăn chủ yếu Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Thủy lợi 7 10,00

Bảo vệ thực vật 9 12,86

Phòng chống dịch bệnh 10 14,29

Hạ tầng giao thông nội đồng 12 17,14

Tham gia lớp tập huấn 15 21,43

Tham gia mô hình trình diễn 6 8,57

Tài liệu hướng dẫn 5 7,14

Khó khăn khác 6 8,57

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Kết quả điều tra về khả năng tiếp cận dịch vụ công của các hộ cho thấy, trong tổng số 70 cơ sở điều tra, có 30% cho rằng việc tham gia các lớp tập huấn và mô hình trình diễn là loại hình dịch vụ khó nhất của địa phương do chưa có được tiếp cận nhiều. Khó khăn tiếp theo là vấn đề hạ tầng giao thông nội đồng với 17,14 %. Hiện nay vẫn còn nhiều đường giao thông nội đồng là đường đất và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đi lại rất khó khăn.

Bảng 4.24. Đánh giá của chủ cơ sở về dịch vụ công cho sản xuất nông nghiệp

Dịch vụ công Nhược điểm Nguyên nhân

Chứng nhận quyền sử dụng đất

Nhiều cơ sở dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục cấp còn rườm rà, cán bộ địa chính cấp xã huyện chưa nhiệt tình, thiếu trách nhiệm với nhân dân Hỗ trợ nhận

diện và gắn tem an toàn

Diện tích đất canh tác được nhận diện và gắn tem rau an toàn còn ít.

Diện tích đất được công nhận sản xuất rau an toàn còn ít, thiếu cán bộ giám sát, chứng nhận

Hạ tầng cơ sở Hệ thống kênh mương, đường

giao thông xuống cấp nhanh Chưa có vốn đầu tư để nâng cấp và làm mới Bảo vệ thực vật Cây trồng vật nuôi bị sâu bệnh,

có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật nên không biết lựa chọn

Thông tin dịch bệnh không kịp thời Thị trường Thông tin chậm, chưa tìm được

đầu ra ổn định

HTX tổ chức công tác thu mua còn hạn chế, địa phương thiếu các chính sách hỗ trợ liên kết, tiêu thụ

Vốn vay Thiếu vốn vay, lãi suất cao Chưa có nhiều chương trình vay vốn ưu đãi, các ngân hàng giới hạn mức vốn vay, phải thế chấp sổ đỏ hoặc tài sản

So với các văn bản chính sách pháp luật thì dịch vụ công là những thứ có tác động trực tiếp đối với các chủ cơ sở sản xuất và họ có thể đưa ra những đánh giá được. Hiện nay, các chủ cở sở sản xuất cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế, nhiều cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận. Diện tích đất canh tác được nhận diện và gắn tem rau an toàn còn hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, công tác bảo vệ thực vật còn chưa kịp thời,…

Vấn đề nghiên cứu thị trường , thông tin thị trường và phát triển thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Đó là những việc nông dân và ngay cả những doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ lẻ dù cố gắng đến đâu cũng không thể làm được. Đây là loại dịch vụ công Nhà nước cần ưu tiên cung cấp.

Bên cạnh đó là vấn đề đầu ra ổn định cho các sản phẩm rau an toàn, rau VietGAP. Hiện nay nhiều sản phẩm của nông dân địa phương làm ra nhưng vẫn phải bán trôi nổi trên thị trường, “vàng thau lẫn lộn”, giá cả chưa tương xứng với chất lượng và công sức bỏ ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 90 - 95)