Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 59 - 64)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2014 So sánh (%)

Hà Nội ĐBSH Cả nước Hà Nội ĐBSH Cả nước Hà Nội ĐBSH Cả nước

Lúa nghìn tấn 1.125,1 6.805,4 40.005,6 1.175,4 6.756,8 44.975,0 104,47 99,29 112,42 Lợn Nghìn con 1.625,2 7.301,0 27.373,3 1.420,5 6.824,8 26.761,6 87,40 93,48 97,77 Gia cầm Ngìn con 17.261,0 76.535,0 300.498,0 21.616,0 89.028,0 327.746,0 125,23 116,32 109,07 Thủy sản Tấn 56.735,0 393.863,0 2.728.334,0 79.295,0 542.558,0 3.413.348,0 139,76 137,75 125,11 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2014)

Tổng sản phẩm nội địa (giá hiện hành) năm 2014 thành phố Hà Nội đạt 514,45 nghìn tỷ đồng, đứng vị trí thứ 2 so với tỉnh đứng đầu cả nước là thành phố Hồ Chí Minh với 852,52 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của thành phố Hà Nội (giá so sánh 2010) năm 2014 là 31,15 nghìn tỷ đồng, cao nhất so với các địa phương khác trong cả nước.

Thay đổi về diện tích sản xuất nông nghiệp dẫn đến đóng góp của nông nghiệp cho tổng sản phẩm nội địa ngày càng giảm đi và thấp hơn nhiều so với công nghiệp và dịch vụ: từ 6,5% năm 2008 xuống còn 4,7 % năm 2014.

6,5 5,9 4,7

41,2 41,7 41,6

52,3 52,4 53,7

2008 2011 2014

Nông - Lâm nghiệp - TS Công nghiệp- Xây dựng Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2014)

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội 2008 – 2014

Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất tăng ở mức độ cao, trong đó tăng mạnh nhất là giá trị thu từ chăn nuôi tập trung, tiếp đến là thủy sản. Trong trồng trọt thì trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn có giá trị thu được/ha đất cao nhất (từ 150 – 250 triệu đồng/ha). Đây là đặc điểm chính của nông nghiệp ven đô Hà Nội. Tuy nhiên tỷ lệ giá trị sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, có giá trị kinh tế năng suất và chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, ô nhiễm môi trường nông thôn đang có mức độ gia tăng.

49

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản phân theo ngành kinh tế thành phố Hà Nội

Sản phẩm Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 So sánh (%)

GT (tỷ đ) CC (%) GT (tỷ đ) CC (%) GT (tỷ đ) CC (%) 11/08 14/11 BQ

Tổng 19601 100,00 36393 100,00 42343 100,00 185,67 116,35 146,98 Trồng trọt 9355 47,73 15455 42,47 18402 43,46 165,21 119,07 140,25 Lương thực có hạt 5866 29,93 8466 23,26 9143 21,59 144,32 108,00 124,85 Cây rau, hoa, cây cảnh 1541 7,86% 3403 9,35 5032 11,88 220,83 147,87 180,71 Cây ăn quả 867 4,42 1777 4,88 2317 5,47 204,96 130,39 163,48 Chăn nuôi 9469 48,31 18240 50,12 20235 47,79 192,63 110,94 146,18 Lợn 7581 38,68 12731 34,98 12759 30,13 167,93 100,22 129,73 Gia cầm 1580 8,06 4607 12,66 5957 14,07 291,58 129,30 194,17 Thủy sản 777 3,96 2698 7,41 3706 8,75 347,23 137,36 218,39 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2014)

4.1.2. Phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội

4.1.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp ven đô

Hà Nội với những thuận lợi và khó khăn riêng của mình có khá nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau trong đó nổi bật có 3 mô hình chính là Hợp tác xã, Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp. Mỗi mô hình hiện nay đang có những thuận lợi và khó khăn riêng trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên để phát triển nông nghiệp ven đô thì cần được chú trọng tới việc xây dựng và hình thành các mô hình sản xuất hiệu quả cao, đáp ứng đủ cả 3 mặt kinh tế xã hội và môi trường.

Với việc mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008, số lượng các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng. Nhiều mô hình mới xuất hiện, cơ cấu, chủng loại sản phẩm cũng có nhiều thay đổi để đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

Bảng 4.4. Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất của thành phố Hà Nội

Địa phương

Năm 2012 Năm 2014 So sánh (%)

HTX Trang trại HTX Trang trại HTX Trang

trại Hà Nội 704 1233 1008 1637 143,18 132,77 Bắc Ninh 553 74 598 94 108,14 127,03 ĐBSH 3134 4472 3636 6133 116,02 137,14 TP HCM 36 140 51 138 141,67 98,57 Đông Nam Bộ 212 5474 483 6098 227,83 111,40 Cả nước 7285 22655 10194 27114 139,93 119,68

Hợp tác xã

Giai đoạn 2012-2014, thành phố Hà Nội có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng hợp tác xã nông nghiệp. Năm 2012 toàn thành phố có 704 HTX thì tới năm 2014 tăng lên thành 1008 HTX (tăng 143,18%). Số lượng HTX của thành phố Hà Nội lớn hơn rất nhiều so với địa phương lân cận là tỉnh Bắc Ninh hay thành phố lớn khác là thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ trọng số HTX của thành phố Hà Nội trong khu vực Đồng bằng sông Hồng là rất lớn chiếm 22,46% (năm 2012) và tăng lên 27,72 % (năm 2014).

Qua điều tra cho thấy, xã viên của hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu là các hộ gia đình nông dân trên địa bàn thôn xã. Trung bình số xã viên của hợp tác xã là 1116 người trong đó phần lớn tham gia vào hợp tác xã với tư cách là cá nhân hoặc đại diện hộ, còn với tư cách đại diện pháp nhân rất ít (trung bình 0,8 người/hợp tác xã). Với lực lượng đông đảo xã viên tham gia như vậy, nhưng vấn đề nổi bật ở đây là tư cách xã viên khi tham gia tự nguyện và góp vốn vẫn mang tính hình thức không trực tiếp tham gia vào các hoạt động của hợp tác xã dẫn tới tỷ lệ lao động làm việc thường xuyên chỉ 17,19 người/hợp tác xã và vẫn chủ yếu là thuê xã viên ngoài hợp tác hoặc lao động tạm thời.

Bình quân nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã năm 2011 là trên 1 tỷ đồng. Tài sản bình quân của HTX là 1,06 tỷ đồng/HTX nhưng chủ yếu nằm ở tài sản cố định chiếm tỷ lệ 65% (Chi cục PTNT Hà Nội, 2012). Tài sản cố định của HTX chủ yếu nằm ở các công trình điện và hệ thống thuỷ lợi, trong khi đó các loại máy móc và cơ sở sản xuất chế biến hầu như chưa có; vốn lưu động của HTX chuyển đổi còn bị xã viên chiếm dụng do nợ đọng sản phẩm.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố là với tỷ lệ góp vốn thấp, cộng với tình trạng thiếu vốn để sản xuất, hoặc nếu có vốn thì sử dụng kém hiệu quả, không dám mạnh dạn đầu tư, không biết đầu tư vào dịch vụ nào, khâu nào,... để mang lại lợi nhuận cho HTX. Tài sản HTX nghèo nàn, vốn liếng hạn chế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của HTX.

HTX nông nghiệp hiện nay của thành phố Hà Nội hoạt động tương đối đa dạng các hình thức kinh doanh cung cấp dịch vụ. Hiện nay, có trên 90% hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ đầu vào như cung cấp giống, thủy lợi, làm đất, dịch vụ khuyến nông,… đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất cho các hộ xã viên.

Ngoài các dịch vụ đó, những dịch vụ như tín dụng, khâu sau thu hoạch, tiêu thụ… đã xuất hiện và phát triển nhờ sự hỗ trợ khuyến khích của cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ,... một số HTX đã mở rộng thêm được các dịch vụ dân sinh như: Dịch vụ môi trường, dịch vụ nước sinh hoạt, dịch vụ quản lý chợ, hoặc các ngành nghề khác (phi nông nghiệp)...

Trang trại

Cũng giống như HTX, hiện nay thành phố Hà Nội đang có số lượng trang trại khá lớn so với các địa phương khác trên cả nước. Năm 2014, toàn thành phố có 1637 trang trại, chiếm 26,69% trong tổng số trang trại của cả khu vực đồng bằng sông Hồng (6133 trang trại). Trung bình trong giai đoạn 2012-2014, tốc độ gia tăng trang trại của thành phố là 32,77 %, nhanh hơn mức tăng trung của cả nước là 19,68%.

Sau khi mở rộng, toàn thành phố năm 2010 có 3561 trang trại tuy nhiên tới năm 2011 giảm đột biến chỉ còn 1124 trang trại. Lý do là do sự thay đổi về tiêu chí trang trại mới kể từ ngày 28/5/2011. Điều đó đã dẫn tới hơn 2437 trang trại trên địa bàn Hà Nội không đủ điều kiện là trang trại cũng đồng nghĩa với việc các trang trại đó không được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại như vay vốn, hỗ trợ,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 59 - 64)