Phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 62 - 90)

4.1.1 .Khái quát nông nghiệp ven đô ở TP Hà Nội

4.1.2. Phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội

4.1.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp ven đô

Hà Nội với những thuận lợi và khó khăn riêng của mình có khá nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau trong đó nổi bật có 3 mô hình chính là Hợp tác xã, Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp. Mỗi mô hình hiện nay đang có những thuận lợi và khó khăn riêng trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên để phát triển nông nghiệp ven đô thì cần được chú trọng tới việc xây dựng và hình thành các mô hình sản xuất hiệu quả cao, đáp ứng đủ cả 3 mặt kinh tế xã hội và môi trường.

Với việc mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008, số lượng các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng. Nhiều mô hình mới xuất hiện, cơ cấu, chủng loại sản phẩm cũng có nhiều thay đổi để đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

Bảng 4.4. Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất của thành phố Hà Nội

Địa phương

Năm 2012 Năm 2014 So sánh (%)

HTX Trang trại HTX Trang trại HTX Trang

trại Hà Nội 704 1233 1008 1637 143,18 132,77 Bắc Ninh 553 74 598 94 108,14 127,03 ĐBSH 3134 4472 3636 6133 116,02 137,14 TP HCM 36 140 51 138 141,67 98,57 Đông Nam Bộ 212 5474 483 6098 227,83 111,40 Cả nước 7285 22655 10194 27114 139,93 119,68

Hợp tác xã

Giai đoạn 2012-2014, thành phố Hà Nội có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng hợp tác xã nông nghiệp. Năm 2012 toàn thành phố có 704 HTX thì tới năm 2014 tăng lên thành 1008 HTX (tăng 143,18%). Số lượng HTX của thành phố Hà Nội lớn hơn rất nhiều so với địa phương lân cận là tỉnh Bắc Ninh hay thành phố lớn khác là thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ trọng số HTX của thành phố Hà Nội trong khu vực Đồng bằng sông Hồng là rất lớn chiếm 22,46% (năm 2012) và tăng lên 27,72 % (năm 2014).

Qua điều tra cho thấy, xã viên của hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu là các hộ gia đình nông dân trên địa bàn thôn xã. Trung bình số xã viên của hợp tác xã là 1116 người trong đó phần lớn tham gia vào hợp tác xã với tư cách là cá nhân hoặc đại diện hộ, còn với tư cách đại diện pháp nhân rất ít (trung bình 0,8 người/hợp tác xã). Với lực lượng đông đảo xã viên tham gia như vậy, nhưng vấn đề nổi bật ở đây là tư cách xã viên khi tham gia tự nguyện và góp vốn vẫn mang tính hình thức không trực tiếp tham gia vào các hoạt động của hợp tác xã dẫn tới tỷ lệ lao động làm việc thường xuyên chỉ 17,19 người/hợp tác xã và vẫn chủ yếu là thuê xã viên ngoài hợp tác hoặc lao động tạm thời.

Bình quân nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã năm 2011 là trên 1 tỷ đồng. Tài sản bình quân của HTX là 1,06 tỷ đồng/HTX nhưng chủ yếu nằm ở tài sản cố định chiếm tỷ lệ 65% (Chi cục PTNT Hà Nội, 2012). Tài sản cố định của HTX chủ yếu nằm ở các công trình điện và hệ thống thuỷ lợi, trong khi đó các loại máy móc và cơ sở sản xuất chế biến hầu như chưa có; vốn lưu động của HTX chuyển đổi còn bị xã viên chiếm dụng do nợ đọng sản phẩm.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố là với tỷ lệ góp vốn thấp, cộng với tình trạng thiếu vốn để sản xuất, hoặc nếu có vốn thì sử dụng kém hiệu quả, không dám mạnh dạn đầu tư, không biết đầu tư vào dịch vụ nào, khâu nào,... để mang lại lợi nhuận cho HTX. Tài sản HTX nghèo nàn, vốn liếng hạn chế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của HTX.

HTX nông nghiệp hiện nay của thành phố Hà Nội hoạt động tương đối đa dạng các hình thức kinh doanh cung cấp dịch vụ. Hiện nay, có trên 90% hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ đầu vào như cung cấp giống, thủy lợi, làm đất, dịch vụ khuyến nông,… đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất cho các hộ xã viên.

Ngoài các dịch vụ đó, những dịch vụ như tín dụng, khâu sau thu hoạch, tiêu thụ… đã xuất hiện và phát triển nhờ sự hỗ trợ khuyến khích của cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ,... một số HTX đã mở rộng thêm được các dịch vụ dân sinh như: Dịch vụ môi trường, dịch vụ nước sinh hoạt, dịch vụ quản lý chợ, hoặc các ngành nghề khác (phi nông nghiệp)...

Trang trại

Cũng giống như HTX, hiện nay thành phố Hà Nội đang có số lượng trang trại khá lớn so với các địa phương khác trên cả nước. Năm 2014, toàn thành phố có 1637 trang trại, chiếm 26,69% trong tổng số trang trại của cả khu vực đồng bằng sông Hồng (6133 trang trại). Trung bình trong giai đoạn 2012-2014, tốc độ gia tăng trang trại của thành phố là 32,77 %, nhanh hơn mức tăng trung của cả nước là 19,68%.

Sau khi mở rộng, toàn thành phố năm 2010 có 3561 trang trại tuy nhiên tới năm 2011 giảm đột biến chỉ còn 1124 trang trại. Lý do là do sự thay đổi về tiêu chí trang trại mới kể từ ngày 28/5/2011. Điều đó đã dẫn tới hơn 2437 trang trại trên địa bàn Hà Nội không đủ điều kiện là trang trại cũng đồng nghĩa với việc các trang trại đó không được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại như vay vốn, hỗ trợ,…

Bảng 4.5. Số trang trại phân theo đơn vị hành chính thành phố Hà Nội

ĐVT: trang trại Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 Gia Lâm 54 27 30 30 37 Thanh Trì 216 36 35 37 38 Ba Vì 154 61 58 66 175 Các quận 115 19 12 13 25 Toàn thành phố 3561 1124 1233 1291 1637

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2014)

Trước và sau khi mở rộng, nhìn chung các huyện của Hà Nội cũ có số lượng trang trại ít hơn so với các huyện của Hà Tây cũ. Các quận nội thành có số lượng trang trại rất thấp do sự phát triển của các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Trong 3 năm trở lại đây, số lượng các trang trại của toàn thành phố có xu hướng tăng.

Bảng 4.6. Cơ cấu kinh tế trang trại phân theo loại hình trang trại tại Hà Nội

Năm Tổng số

Phân theo loại hình kinh tế trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi NTTS Tổng hợp

SL % SL % SL % SL %

2010 3561 199 5,59 1164 32,69 566 15,89 1126 31,62

2012 1124 15 1,33 917 81,58 156 13,88 36 3,20

2014 1637 11 0,67 1346 82.22 132 8,06 147 8,98

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2014)

Cơ cấu loại hình trang trại cũng đã có bước chuyển dịch. Từ năm 2011 trở về trước, các loại hình chăn nuôi và NTTS chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu trang trại (năm 2011 lần lượt là 81,58% và 13,88%) thì tới năm 2014, cơ cấu này đã có sự thay đổi. Chăn nuôi vẫn là loại hình có tỷ lệ lớn nhất 82,22% nhưng trang trại tổng hợp đã vươn lên vị trí thứ 2, lớn hơn loại hình NTTS trong cơ cấu trang trại ( trang trại tổng hợp 8,98%, NTTS 8,06%).

Giải thích cho hiện tượng trên là ngày càng có nhiều các mô hình tổng hợp kết hợp sản xuất với du lịch sinh thái, dịch vụ. Đó là các hình thức phát triển trang trại đang dần cho thấy sự hiệu quả cần được khuyến khích và phát triển trong thời gian tới.

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại đang đối mặt với một số khó khăn về đất, thị trường tiêu thụ như:

Về đất, diện tích đất sản xuất bị thu hẹp lại do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh trong những năm vừa qua, khó thuê thêm đất hoặc giá đất thuê tăng cao; trang trại Hà Nội phát triển vẫn mang tính tự phát, quy mô trang trại còn manh mún bình quân diện tích đất sử dụng là 1,95 ha/trang trại (Niên giám thống kê, 2011).

Việc sử dụng đất làm trang trại được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau trong đóđất vườn liền kề 2,3%, đất nhận thầu, thuê chiếm 74,5%; trong khi đó phương thức quản lý các loại quỹ đất có quy định khác nhau do vậy việc giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất làm trang trại còn hạn chế, mới có 176 trang trại (17,6%) được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất (Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, 2010). Hiện nay, nhiều trang trại đang phải thuê đất công ích của chính quyền cơ sở trong phát triển trang trại nhưng chỉ được sử dụng trong 5 năm phải ký hợp đồng lại hoặc chấm dứt hợp đồng, hoặc sửa đổi bổ sung điều khoản tạo cho chủ trang trại không yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Về xác định kinh tế trang trại: Hiện nay đã có tiêu chí mới về xác định kinh tế trang trại dẫn tới nhiều trang trại bị “tụt hạng” và không được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đặc biệt, một số lượng lớn trang trại ven đô phân bố ở Từ Liêm, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm với khả năng tổ chức sản xuất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật cho các loại hình sản phẩm như rau mầm, phong lan, hoa đạt giá trị sản lượng vượt tiêu chí định lượng về trang trại đã không đạt được tiêu chí về quy mô đất đai do sự ảnh hưởng lớn của tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố làm thu hep đất nông nghiệp. Điều đó cũng cho thây một phần sự bất cập trong xác định tiêu chí trang trại.

Về thị trường tiêu thụ: Dù giá trị sản phẩm dịch vụ nông lâm thủy sản bán ra của trang trại là tương đối lớn với 2990,41 tỷ đồng (số liệu tổng điều tra nông nghiệp, 2011). Nhưng việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, giá cả không ổn định, thời điểm hàng hoá lớn không được chế biến, bảo quản sản phẩm bị giảm giá, hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó lý giải cho việc sản phẩm trang trại sản xuất không được đảm bảo đầu ra.

Doanh nghiệp nông nghiệp

Theo niên giám thống kê 2013, Thành phố Hà Nội có 1023 doanh nghiệp nông lâm nghiệp và thủy sản với nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào đầu tư kinh doanh nông nghiệp bao gồm DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào các lĩnh vực đầu vào khác nhau như giống, thức ăn chăn nuôi, thú y.

Số lượng doanh nghiệp Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan là nhiều nhất, chiếm tới 94,81% (970 trên tổng số 1023 doanh nghiệp).

Bảng 4.7. Doanh nghiệp nông lâm nghiệp và thủy sản thành phố Hà Nội

ĐVT: Doanh nghiệp

Loại hình 2008 2010 2011 2012 2014

Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 865 894 925 972 970 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 14 26 33 44 36

Khai thác, nuôi trồng thủy sản 10 18 12 17 17

Tổng Nông lâm nghiệp và thủy sản 889 938 970 1033 1023

Về nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp:số lượng doanh nghiệp có nguồn vốn từ 1-5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (51%), doanh nghiệp nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 30% và doanh nghiệp có nguồn vốn trên 5 tỷ đồng có tỷ lệ ít nhất, chỉ chiếm 19%. 30% 51% 19% Dưới 1 tỷ đồng Từ 1-5 tỷ đồng Trên 5 tỷ đồng

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2014)

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu doanh nghiệp phân theo quy mô vốn tại Hà Nội

Đa số doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp theo hình thức liên kết để cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và quảng bá bán sản phẩm. Theo đó, đối với chăn nuôi: hình thức chăn nuôi gia công là hình thức phổ biến đầu tư của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn. Và có nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia như công ty CP, DABACO, RTD tiến hàng đầu tư con giống, kỹ thuật và thu mua trên địa bàn 1 số huyện như Chương Mỹ, Sơn Tây.

Hộ

Thông qua việc phân tích kết quả điều tra ở các cơ sở sản xuất và tiến hành xác định giá trị sản xuất của các ngành: trồng trọt. chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ và tổng hợp. Việc phân loại khuynh hướng sản xuất kinh doanh dựa vào giá trị sản xuất mà ngành cho giá trị lớn nhất tạo ra có thể phân các đơn vị thành những loại sau: cơ sở trồng trọt là chính; cơ sở chăn nuôi là chính; cơ sở nuôi trồng thủy sản là chính, cơ sở sản xuất kinh doanh là chính. Kết quả phân tích cho thấy:

56

Bảng 4.8. Phương thức sản xuất kinh doanh của cơ sở điều tra Phương Phương

hướng SXKD

Năm 2010 Năm 2015

Hộ Trang trại HTX DN Hộ Trang trại HTX DN Thanh Trì Gia Lâm Thanh Trì Gia Lâm Thanh Trì Gia Lâm Thanh Trì Gia Lâm Thanh Trì Gia Lâm Thanh Trì Gia Lâm Thanh Trì Gia Lâm Thanh Trì Gia Lâm Trồng trọt 27 26 1 2 2 25 24 2 2 -2 vụ lúa 17 16 7 8 -Rau màu 2 8 5 13 -Cây giống, ăn quả 8 2 1 13 3 Chăn nuôi 2 2 4 4 NTTS 1 2 1 2 KDDV 1 1 Tổng hợp 0 0 2 2 Tổng 30 30 1 1 2 2 0 0 30 30 2 2 2 2 1 1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015

Đa số hộ (hơn 80%) thuộc nhóm cơ sở trồng trọt là chính (giá trị sản xuất ngành trồng trọt giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế của đơn vị). Cơ sở chăn nuôi là chính chiếm khoảng 13% tổng số đơn vị điều tra tiếp đến là cơ sở nuôi trồng thủy sản trung bình khoảng 5 % (3% đối với Gia Lâm và 5% đối với Thanh Trì). Số liệu thống kê trên phản ánh sản xuất nông nghiệp của các cơ sở vẫn dựa chủ yếu vào ngành trồng trọt là chính. Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản mặc dù đã có những bước đổi mới nhưng vẫn chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng giá trị của các đơn vị điều tra. Với điều kiện gần sát thị trường tiêu thụ rộng lớn nên cơ cấu sản phẩm trồng trọt của các cơ sở trồng trọt chủ yếu hướng tới những sản phẩm thế mạnh của địa phương, dễ canh tác trồng lúa (khoảng 25%), các loại rau màu (20% Gia Lâm, 43% ở Thanh Trì), còn lại là trồng cây ăn quả và cây giống.

So với các vùng ven khác, vùng ven đô có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất kết hợp với dịch vụ. Các trang trại hiện nay đang có xu hướng sản xuất nông nghiệp kết hợp với các dịch vụ như du lịch sinh thái, tổ chức cắm trại,….

4.1.2.2. Quy mô sản xuất của cơ sở

Qua điều tra cho thấy, hiện nay đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ về diện tích và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của cơ sở điều tra. Nếu như trước đây, đa phần các cơ sở trồng trọt chỉ sản xuất 2 vụ lúa là chính thì hiện nay diện tích sản xuất lúa đã giảm xuống để chuyển sang các sản phẩm khác có giá trị cao hơn như các cây rau màu,….

Trong 5 năm vừa qua, chuyển biến rõ rệt nhất ở các đơn vị điều tra là sự tăng lên về diện tích cây rau màu và sự giảm xuống của diện tích lúa.Diện tích lúa của cả 2 địa phương đều giảm. Diện tích lúa năm 2015 của Gia Lâm bằng 85,48%, huyện Thanh Trì bằng 74,00% so với năm 2010.Ngược lại với sự sụt giảm của diện tích lúa là sự tăng lên của diện tích rau màu. Diện tích rau màu của các cơ sở điều tra tại Gia Lâm tăng tới 50%, còn tại Thanh Trì tăng tới 24,14%. Cùng với sự gia tăng về diện tích sản xuất là sự gia tăng về đa dạng hóa sản phẩm. Nếu như trước đây, các cơ sở điều tra chỉ chủ yếu canh tác các loại rau màu vào mùa đông thì hiện nay đã có thể canh tác các loại cây rau trái vụ như cà

chua,…Các sản phẩm rau an toàn, rau VietGap như bắp cải, súp lơ, xu hào, đậu,… ngày càng gia tăng. Các chủ cơ sở sản xuất cũng tích cực đi thuê, mượn thêm đất sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất.

Xu hướng này cho thấy khả năng nắm bắt tín hiệu thị trường của các cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 62 - 90)