Giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 106 - 107)

4.2.4 .Thị trường sản phẩm

4.3.3.Giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách

4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội

4.3.3.Giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách

Với lợi thế so sánh của mình, Hà Nội cần có chiến lược tổ chức sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch, an toàn đến ngươi tiêu dùng thông qua hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng an toàn vào nội đô. Chính vì vậy, Hà Nội cần có các giải pháp hỗ trợ tất cả các khâu trong toàn chuỗi giá trị sản phẩm nông sản từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng. Có như vậy mới tạo ra sự đồng bộ trong quá trình vận hành chuỗi, khắc phục các nhược điểm của từng khâu thông qua các gói giải pháp hỗ trợ. Ngoài ra, cần chú trọng khuyến khích hỗ trợ và quản lý đối tượng doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm thông qua mạng lưới cửa hàng bởi đây là tác nhân với nguồn lực cũng như điều kiện nguồn lực, của mình sẽ đóng góp rất lớn vào nâng cao giá trị của chuỗi nông sản ở Hà Nội.

Hỗ trợ và khuyến khích hợp tác với các tỉnh khác để cung ứng sản phẩm sạch cho Hà Nội, xây dựng chuỗi liên kết theo vùng. Mặt khác, cần có chính sách cụ thể

để phát triển HTX, tổ hợp tác trong hoạt động cung ứng sản phẩm ra thị trường, cũng như đại diện cho vùng sản xuất.

Cần có các chính sách hỗ trợ thực hiện vấn đề truyền thông, quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng các sản phẩm an toàn, bản địa, có nguồn gốc…

Sự manh mún đất đai trong nông nghiệp gây cản trở rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu do đó cần có sự tập trung đất đai với quy mô đủ lớn trên cơ sở dồn điền, đổi thửa và khuyến khích các hộ nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất. Đây là chiến lược lâu dài. Vấn đề này sẽ khó thành công nếu để các hộ nông dân tự phát chuyển nhượng ruộng đất cho nhau. Do đó, vai trò của chính quyền huyện, xã là rất quan trọng trong việc xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa theo tinh thần “dân chủ, tự nguyện và thoả thuận”. Giải pháp trước mắt là thúc đẩy thị trường thuê đất NN chính thức để tăng quy mô sản xuất, giảm thiểu hiện tượng canh tác quảng canh để giữ đất canh tác, đồng thời vẫn giữ được chủ quyền sử dụng đất của hộ nông dân. Chính quyền địa phương cần làm trọng tài cho thị trường này hoạt động.

Để triển khai tốt dồn điền đổi thửa và thị trường thuê đất, Thành phố cần có chủ trương, chính sách tạo các điều kiện vật chất và pháp lý (hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất v.v..) cho các huyện, xã thực hiện.

Về chính sách tín dụng, thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn nhiều hơn, đơn giản hoá các thủ tục thế chấp, bảo lãnh, tăng lượng vốn vay trung hạn và dài hạn đối với các cây trồng vật nuôi dài ngày có thời hạn thu hồi vốn lâu, cho vay ưu đãi để phát triển các phương án sản xuất kết hợp mang tính sinh thái môi trường cao, và da dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân. Cho vay ưu đãi lãi suất thấp đối với các tổ chức, hộ gia đình trồng rau sạch, trồng rừng sản xuất, làm trang trại sinh thái và mô hình VAC.

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp ven đô bền vững, thành phố cần rà soát, xắp xếp lại các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp sinh thái, phân loại chúng theo từng loại hình nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở đó xây dựng quy chế hoạt động thích hợp nhằm gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển cảnh quan và sản xuất ra các sản phẩm an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 106 - 107)