Đất đai của hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

ĐVT: sào

Chỉ tiêu

Đất được giao Đất đi thuê, mượn, đấu thầu

Tổng GL BQ Tổng TT BQ Tổng GL BQ Tổng TT BQ Tổng 161 5,37 134 4,47 222 7,40 23 0,77 Trồng trọt 115 4,60 113 4,71 202 8,08 14 0,58 -2 vụ lúa 48 6,86 33 4,13 9 1.29 4 0,50 -Rau màu 15 3 62 3 12 2.4 10 0,77 -Cây giống,

cây ăn quả 52 4 18 6 181 13,92 - -

Chăn nuôi 41 10,25 15 3,75 18 4,50 9 2,25

NTTS 5 5 6 3 2 2 - -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao ở Gia Lâm là 5.37 sào và Thanh Trì là 4.47 sào, trong đó các hộ trồng trọt có diện tích đất bình quân khoảng 4.7 sào/hộ. Đối với các hộ trồng lúa, họ chủ yếu canh tác trên diện tích đất đươc giao mà ít đi thuê, hoặc mượn thêm đất để mở rộng sản xuất. Các hộ sản xuất cây giống, cây ăn quả cần có diện tích đất lớn do vậy thường xuyên phải đi thuê, mượn, đấu thầu đất để mở rộng sản xuất kinh danh. Trung bình mỗi hộ sản xuất cây giống, cây ăn quả ở Gia Lâm thuê 13,92 sào đất, gấp 3 lần diện tích đất được giao để sản xuất.

Qua điều tra cho thấy, vẫn còn tình trạng bất hợp lý trong việc tiếp cận quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nơi thì người dân có đất nhưng không muốn sản xuất, nơi thì người dân muốn mở rộng sản xuất thì lại không thuê, mượn được đất canh tác.

Bình quân diện tích đất của mỗi trang trại là 19.5 sào/trang trại và 5 sào/hộ/ HTX.. Nhìn chung, sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì quỹ đất nông nghiệp tăng lên song quỹ đất bị thu hẹp dần do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh trong những năm qua do vậy quỹ đất nông nghiệp ven đô cũng có nhiều thay đổi. Nhiều chủ cơ sở lựa chọn sản xuất nông nghiệp không phải vì mục tiêu thu nhập mà là vì những lý do khác như: anh ninh tài sản đất, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho gia đình,….

Vốn

Trong các nguồn lực đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở, vốn là yếu tố giữ vai trò quan trọng và then chốt nhất. Vốn ở các cơ sở trên địa bàn điều tra được chia thành vốn tự có và vốn vay. Trong đó vốn vay được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Vay tư nhân, vay ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, vay qua các tổ chức đoàn thể. qua chơi hụi họ và các nguồn vốn khác.

Vốn tự có bình quân đối với các hộ ở huyện Gia Lâm là 221,83 triệu đồng/hộ, Thanh Trì là 166,00 triệu đồng/hộ. Các chủ cơ sở điều tra có tỷ lệ vốn đi vay khá thấp, điều này cho thấy các chủ cơ sở có nhiều điều kiện về kinh tế để có thể mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)