Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp ven đô

2.2.4. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các tỉnh thành trong nước đối với việc phát triển nông nghiệp ven đô, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp ven đô theo xu hướng phát triển kinh tế hàng hóa. Người ven đô có điều kiện am hiểu các nhu cầu tiêu dùng của người đô thị. Từ sự am hiểu đó họ tìm mọi cách sản xuất ra các sản phẩm để đáp ứng nhucầu tiêu dùng cho người đô thị.Vùng đô thị là một thị trường rất lớn mà tự nó không thể tự cung tự cấp,tự đáp ứng nhu cầu về hàng hoá cho mình. Các đô thị thường là trung tâm kinh tế theo nghĩa sản xuất hàng hoá tiểu thủ công nghiệp và sản xuất hàng hoá lớn, trung tâm thương mại lớn, trung tâm dịch vụ kinh tế - tài chính và du lịch. Do đó, sự thiếu hụt về các hàng hoá là sản phẩm lương thực thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp phục vụ cuộc sống hàng ngày và du lịch là rất lớn. Bù đắp vào thiếu hụt này rõ ràng phải là lượng hàng hoá đến từ những vùng lãnh thổ khác. Với lợi thế về vị trí địa lý, do đó là lợi thế về chi phí vận chuyển, bảo quản thực phẩm, cộng với lợi thế về việc nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu đô thị, vùng ven đô là địa bàn lý tưởng để cung cấp hàng hoá phục vụ cho các đô thị. Diện tích lãnh thổ rộng, nguyên liệu dồi dào hơn các đô thị cũng là lợi thế của vùng ven đô về một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc trưng truyền thống so với vùng có thế mạnh về

hàng tiểu thủ công nghiệp là các đô thị. Do đó, sản xuất hàng hoá là xu hướng tất yếu của sản xuất tại các vùng ven đô

Thứ hai, cần tạo cơ chế để hỗ trợ tài chính, đầu tư về vốn, khoa học kỹ thuật trong phát trong phát triển nông nghiệp ven đô.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân về phát triển nông nghiệp ven đô.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng đuổi theo kinh tế đô thị và dẫn dắt kinh tế nông thôn. Kinh tế đô thị định hướng kinh tế ven đô, đòi hỏi kinh tế ven đô đáp ứng theo nhu cầu phát triển của đô thị. Ngược lại, kinh tế ven đô lại yêu cầu kinh tế nông thôn phát triển phù hợp với nó. Kinh tế ven đô có hấp lực rất mạnh đối với kinh tế nông thôn nơi mà người dân nghèo hơn nhiều và việc tiếp cận vào đô thị rất khó khăn là lý do khiến vùng thuần nông nhận thấy việc tiếp cận vùng ven đô là dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 41 - 43)