Giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 103)

4.3.1. Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ven đô

Trong chiến lược phát triển NN của Hà nội, đinh hướng chiến lược đã được chọn là phát triển nên nông nghiệp sinh thái, kết hợp với du lịch. Do vậy, cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng,nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp cũng như các loại hình sản xuất khác,xác định loại hình sản xuất phù hợp với điều kiện cũng như nhân –vật lực của chủ cơ sở để từ đó tập trung cho phát triển.

Hoàn thiện một số chính sách về kinh tế như chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế thu hút nhiều lao động;chính sách đối với các dự án đầu tư tại chỗ; chính sách khuyến khích người lao động học tập và thích nghi với thị trường lao động.Cân đối phát triển hài hòa giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp,đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý.

Hình thức tổ hợp tác, Hợp tác xã đã và đang cho thấy hiệu quả của nó trong sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, Thành phố Hà Nội cần có sự khuyến khích hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ vốn kinh doanh, đất đai để khuyến khích phát triển hợp tác xã. Mặt khác, cần tăng cường quản lý củng cố hỗ trợ và nâng cao chất

lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp để góp phần hướng dẫn giúp đỡ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, và đại diện của người nông dân trong các hoạt động. Khuyến khích phát triển hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện giữa các hộ, trang trại doanh nghiệp bằng nhiều hình thức quy mô. Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng phát triển trang trại gia trại sản xuất quy mô lớn. Tạo điều kiện cho hộ nông dân sản xuất chăn nuôi, thủy sản tập trung ra khỏi khu vực dân cư, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, cá vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Tổ chức hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết phối hợp các hộ gia đình các trang trại các hộ tiểu thương nhỏ lẻ trong nông thôn hiện nay, giúp tăng cường quy mô sản xuất, thay đổi chất lượng quản lý và đầu tư của nông nghiệp và kinh tế nông thôn tăng cường liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường. Hỗ trợ kinh tế tập thể về đạo tạo cán bộ quản lý, lao động, tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phát triển thị trường xúc tiến thương mại và các dự án phát triển nông thôn; hợp tác xã phải làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ.

Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản sử dụng nguyên liệu và thu hút lao động nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư tiêu thụ nông lâm thủy sản cho nông dân.

Thúc đẩy các tổ chức của nông dân đóng vai trò chủ động trọng việc huy động lực lượng và tham gia quản lý các chương trình phát triển nông thôn mới.

4.3.2. Giải pháp về thị trường

Trong thời gian qua ở các vùng đô thị nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng tồn tại một nghịch lý là các sản phẩm về nông nghiệp có nhu cầu tăng lên nhưng diện tích sản xuất lại giảm đi do các vùng gần đô thị bị mất đất, do vậy cần đẩy mạnh khuyến khích việc hình thành các chuỗi giá trị ngắn ven đô, liên kết trong sản xuất từ trang trại tới người tiêu dùng.

Đối với thị trường các sản phẩm an toàn (như rau sạch), mặc dù người tiêu dùng có cầu ngày càng tăng về sản phẩm nhưng hạn chế về thông tin, kênh tiêu thụ, giá cả, chất lượng sản phẩm, trật tự thị trường làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần ưu tiên tăng thêm đầu tư công hỗ trợ tạo ra một số mô hình vùng sản xuất rau quả an toàn mới, sản xuất theo phương pháp an toàn

và có hiệu quả đất nông nghiệp cao, và liên kết với người mua, tạo những điều kiện để các sản phẩm này tiếp cận dễ dàng đến tay người tiêu dùng.

Thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô đối với các sản phẩm an toàn ngày càng tăng nhưng các điều kiện để gắn kết người tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm sạch còn yếu kém. Để giải quyết vấn đề thông tin cho sản phẩm, người sản xuất cần tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cộng đồng và tập thể cho sản phẩm rau quả, gạo và hoa đặc thù ven đô. Các vùng sinh thái đặc sản cần được ưu tiên bảo hộ diện tích không bị chuyển sang phi nông nghiệp. Những sản phẩm này cần được đăng ký bảo hộ dưới hình thức thương hiệu cộng đồng nhằm chỉ rõ sản phẩm gắn chặt với vùng sản xuất (địa danh, tổ chức nông dân, doanh nghiệp) các dấu hiệu nhận biết (logo, bao bì, nhãn mác), tiêu chuẩn chất lượng đặc trưng để từ nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm. Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu tập thể (như Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận…) và chứng nhận chất lượng (VietGap, Hữu cơ, Sinh thái, Thân thiện môi trường…) cần áp dụng đối với các sáng kiến của tổ chức nông dân và doanh nghiệp tình nguyện tham gia. Những tác động chứng nhân thực phẩm an toàn cần tham khảo ý kiến của người mua, những người sẽ phải đi cùng với quá trình sản xuất cả về kỹ thuật lẫn tài chính.

Chất lượng và độ an toàn sản phẩm là một vấn đề quan trọng để đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng. Thực tế không chỉ đối với rau sạch có vấn đề gian dối về chất lượng mà các sản phẩm thông thường khác cũng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, để lập lại trật tự thị trường, phải nâng cao vai trò của luật pháp để xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm nội quy an toàn thực phẩm, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh cung cấp nông sản cho Hà Nội có sự kiểm soát đồng bộ ngay từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm. Những sự kiểm tra giám sát này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và nghiêm túc, trong đó tăng cường quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm dịch.

Thúc đẩy các mô hình theo hướng tổ chức nông dân sản xuất sản xuất Rau hoa quả hay lúa chất lượng, hợp tác với doanh nghiệp phân phối trong chuỗi là mô hình có hiệu quả cần nhân rộng.

Đối với thị trường các sản phẩm thịt, thủy sản trong thời gian qua có nhiều biến động do vùng sản xuất bị đẩy ra xa khỏi khu đô thị. Xu hướng chăn nuôi nhỏ gia đình giảm do hiệu quả thấp, xu hướng gia trại phát triển mạnh vì vừa đảm bảo

được quy mô, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường như các trang trại lớn. Trong thủy sản xu hướng trang trại nhỏ cung phát triển mạnh. Vì vậy cần ưu tiên tăng thêm đầu tư công hỗ trợ tạo ra một số mô hình gia trại chăn nuôi, thủy sản an toàn mới, sản xuất theo phương pháp an toàn, có áp dụng biogaz. Thúc đẩy các mô hình theo hướng tổ chức nông dân như HTX gia trại chăn nuôi an toàn liên kết với các lò mổ để phân phối thịt an toàn, hợp tác với doanh nghiệp phân phối trong chuỗi và hệ thống bán lẻ thịt hiện đại, an toàn. Việc hợp tác với các doanh nghiệp thức ăn chất lượng ổn định cũng là một phân của chuỗi giá trị chăn nuôi thủy sản cần hỗ trợ.

Đối với thị trường các sản phẩm cảnh quan và các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí (đặc biệt là dịch vụ nghỉ dưỡng cuối tuần ở các vùng được quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái), những hạn chế về cầu và các điều kiện để cung cấp dịch vụ như vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách…đã kìm hãm sự phát triển của thị trường này. Do vậy, cần kích cầu cho dịch vụ nghỉ ngơi cuối tuần bằng cách tăng cường quảng bá, cung cấp thông tin giới thiệu về các chương trình và mô hình hoạt động nông nghiệp sinh thái và sản phẩm nông nghiệp sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để việc kích cầu có hiệu quả, cần điều tra nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng theo thu nhập, tập quán, thói quen, từ đó đưa ra biện pháp quảng bá sản phẩm phù hợp cho các khách hàng mục tiêu. Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các điểm du lịch sinh thái sẽ là người thực hiện chính nhiệm vụ này.

4.3.3. Giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách

Với lợi thế so sánh của mình, Hà Nội cần có chiến lược tổ chức sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch, an toàn đến ngươi tiêu dùng thông qua hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng an toàn vào nội đô. Chính vì vậy, Hà Nội cần có các giải pháp hỗ trợ tất cả các khâu trong toàn chuỗi giá trị sản phẩm nông sản từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng. Có như vậy mới tạo ra sự đồng bộ trong quá trình vận hành chuỗi, khắc phục các nhược điểm của từng khâu thông qua các gói giải pháp hỗ trợ. Ngoài ra, cần chú trọng khuyến khích hỗ trợ và quản lý đối tượng doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm thông qua mạng lưới cửa hàng bởi đây là tác nhân với nguồn lực cũng như điều kiện nguồn lực, của mình sẽ đóng góp rất lớn vào nâng cao giá trị của chuỗi nông sản ở Hà Nội.

Hỗ trợ và khuyến khích hợp tác với các tỉnh khác để cung ứng sản phẩm sạch cho Hà Nội, xây dựng chuỗi liên kết theo vùng. Mặt khác, cần có chính sách cụ thể

để phát triển HTX, tổ hợp tác trong hoạt động cung ứng sản phẩm ra thị trường, cũng như đại diện cho vùng sản xuất.

Cần có các chính sách hỗ trợ thực hiện vấn đề truyền thông, quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng các sản phẩm an toàn, bản địa, có nguồn gốc…

Sự manh mún đất đai trong nông nghiệp gây cản trở rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu do đó cần có sự tập trung đất đai với quy mô đủ lớn trên cơ sở dồn điền, đổi thửa và khuyến khích các hộ nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất. Đây là chiến lược lâu dài. Vấn đề này sẽ khó thành công nếu để các hộ nông dân tự phát chuyển nhượng ruộng đất cho nhau. Do đó, vai trò của chính quyền huyện, xã là rất quan trọng trong việc xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa theo tinh thần “dân chủ, tự nguyện và thoả thuận”. Giải pháp trước mắt là thúc đẩy thị trường thuê đất NN chính thức để tăng quy mô sản xuất, giảm thiểu hiện tượng canh tác quảng canh để giữ đất canh tác, đồng thời vẫn giữ được chủ quyền sử dụng đất của hộ nông dân. Chính quyền địa phương cần làm trọng tài cho thị trường này hoạt động.

Để triển khai tốt dồn điền đổi thửa và thị trường thuê đất, Thành phố cần có chủ trương, chính sách tạo các điều kiện vật chất và pháp lý (hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất v.v..) cho các huyện, xã thực hiện.

Về chính sách tín dụng, thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn nhiều hơn, đơn giản hoá các thủ tục thế chấp, bảo lãnh, tăng lượng vốn vay trung hạn và dài hạn đối với các cây trồng vật nuôi dài ngày có thời hạn thu hồi vốn lâu, cho vay ưu đãi để phát triển các phương án sản xuất kết hợp mang tính sinh thái môi trường cao, và da dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân. Cho vay ưu đãi lãi suất thấp đối với các tổ chức, hộ gia đình trồng rau sạch, trồng rừng sản xuất, làm trang trại sinh thái và mô hình VAC.

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp ven đô bền vững, thành phố cần rà soát, xắp xếp lại các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp sinh thái, phân loại chúng theo từng loại hình nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở đó xây dựng quy chế hoạt động thích hợp nhằm gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển cảnh quan và sản xuất ra các sản phẩm an toàn.

4.3.4. Giải pháp về nâng cao nhận thức của người dân về nông nghiệp ven đô

Trong quá trình điều tra cho thấy, người dân ở khu vực ven đô đã nhận thức được vai trò của sản xuất nông nghiệp nhưng chưa thực sự có động lực

thúc đẩy để họ đẩy mạnh cho đầu tư sản xuất, phát triển nông nghiệp. Do vậy, thành phố cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp ven đô, tại sao cần phát triển nông nghiệp ven đô.

Song song với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp ven đô, thành phố cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực này. Đối tượng đào tạo bao gồm những người sản xuất nông nghiệp, chủ trang trại, những người quản lý (nhất là đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã), các cán bộ quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, cán bộ kỹ thuật tham gia các tổ chức khuyến nông làm nòng cốt cho truyền tải những kiến thức mới về công nghệ của nông nghiệp ven đô đến chủ các cơ sở sản xuất.

Trước hết là đào tạo nhận thức cho người lao động đối với các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp ven đô, như tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hà Nội, những tác hại về ô nhiễm môi trường và những tác nhân gây ô nhiễm. Tiếp theo là đào tạo các kiến thức có liên quan để nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Các kiến thức này bao gồm kiến thức về về hệ sinh thái cân bằng, mối quan hệ giữa các ngành trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những kiến thức về kỹ thuật sản xuất, những thành tựu của công nghệ mới có thể phát huy vào sản xuất như công nghệ về giống; công nghệ canh tác trong nhà lưới, công nghệ canh tác có che phủ chống cỏ dại và giữ ẩm…, những kiến thức về kinh doanh du lịch- sinh thái, kinh tế thị trường, nghiệp vụ kế toán và phân tích kinh doanh…Các nội dung đào tạo hướng tới việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường.

Chính quyền địa phương cần tổ chức mạnh mẽ công tác tuyên truyền,phổ biến những tấm gương điển hình sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó là tổ chức những buổi học tập,thảo luận chuyên đề nhằm đa dạng hóa sinh kế để người dân có thể hiểu được và nói lên những ý kiến của mình.Khi các chủ cơ sở sản xuất thực sự hiểu,thực sự nắm được thì họ sẽ vận dụng vào tình hình thực tế của mình từ đó đưa ra được phương thức sản xuất phù hợp nhất đối với cơ sở để thu được hiệu quả, nâng cao thu nhập.

Cần có sự quan tâm,động viên theo sát của các cấp chính quyền trong việc tiến hành sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất, sẵn sang tháo gỡ các vướng mắc,khó khăn mà hộ gặp phải trong quá trình sản xuất, phát triển nông nghiệp ven đô.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội đang chịu tác động to lớn củaquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: vừa hội nhập vừa phân tách vùng ven đô với đô thị. Thách thức đặt ra đối với nông nghiệp là phải tìm ra giải pháp để chuyển từ khó khăn thành lợi thế cạnh tranh. Qua quá trình nghiên cứu và điều tra về phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội, tôi đã rút ra được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 103)