Tiêu chí lựa chọn đối tượng bán của cơ sở điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

Chỉ tiêu Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

Giá cao 20 28,57

Mối quan hệ lâu dài 19 27,14

Thuận tiện, đến tận nơi thu mua 10 14,29

Có quan hệ họ hàng 5 7,14

Ràng buộc về hợp đồng kinh tế 7 10,00

Sự tin tưởng lẫn nhau 8 11,43

Không có sự lựa chọn nào khác 1 1,43

Tổng 70 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Hiện nay thành phố đã bước đầu hình thành các chuỗi ngành hàng ngắn cung ứng trực tiếp cho đô thị; xây dựng các chuỗi rau, thịt, thủy sản an toàn, hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời và quyền lợi của các bên liên quan. Từng bước cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, tăng sản lượng rau quả các hợp tác xã, các tổ hợp tác, các trang trại. Lồng ghép vào chương trình chính sách về khuyến khích phát triển nông nghiệp, về phát triển kinh tế tập thể, sản xuất tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, việc thúc đẩy các giải pháp về thương mai và liên kết theo chuỗi giá trị hầu như đang chỉ dừng lại ở các sản phẩm trồng trọt, đặc biệt là sản xuất rau an toàn. Trong khi đó, các sản phẩm khác như chăn nuôi và thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hình thành các chuỗi giá trị bền vững.

Các tổ chức sản xuất bước đầu đã có những đóng góp nhất định trong quản lý sản xuất và kết nối thị trường cho sản phẩm. Tuy nhiên, đóng góp là chưa nhiều.

Các mô hình nông nghiệp ven đô thành công cho thấy cần phát triển liên kết theo chuỗi giá trị ngắn giữa nông dân sản xuất và doanh nghiệp phân phối, hay người tiêu dùng cho các sản phẩm an toàn, chất lượng cao nhằm khai thác lợi thế về khoảng cách giữa khu vực sản xuất và khu vực tiêu dùng.

Bên cạnh đó cần chủ trương phát triển chiến lược liên kết vùng với các tỉnh lân cận để cung ứng thực phẩm cho đô thị bổ xung cho nông nghiệp ven đô.

Hiện nay chính quyền TP Hà Nội cũng đã có chủ trương phát triển liên kết với 9 tỉnh ĐBSH và miền núi phía Bắc.

4.1.2.5. Lợi ích của nông nghiệp ven đô

Nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội mặc dù chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế Thủ đô nhưng được xác định là ngành có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vai trò đó không chỉ thể hiện ở chỗ đáp ứng đáng kể nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa to lớn trong viêc mang lại những giá trị tinh thần độc đáo, làm giàu nét đẹp truyền thống văn hóa người Hà Nội.

Đối với người sản xuất

Đối với người sản xuất, sản xuất nông nghiệp giúp mang lại cho họ thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh sinh kế và an ninh tài sản đất

Khi giá trị từ sản xuất NN mang lại không cao,câu hỏi được đặt ra là tại sao không chuyển đổi đất NN để chuyển sang hình thức sản xuất kinh doanh khác hay bỏ luôn NN, không tiếp tục làm nữa để có thời gian,nhân lực,vật lực tập trung cho đầu tư mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.Lý do nào lại khiến người nông dân vẫn muốn tiếp tục với sản xuất nông nghiệp vậy,đặc biệt là đối với các hộ dân ở trong những địa bàn đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa,đô thị hóa nhanh như tại khu vực ven đô.

Trong quá trình điều tra, tôi đã có tìm hiểu và phát hiện ra rằng chính an ninh tài sản đất,coi đất là một tài sản quan trọng chính là lý do mà nhiều hộ dân trên thị trấn vẫn còn tiếp tục sản xuất Nông nghiệp.

Hộp 4.3. Làm ruộng chủ yếu để giữ đất thôi….

Gia đình tôi, có 7 sào ruộng tất cả.Trước đây,làm hết thì mỗi vụ giỏi lắm chỉ được 1,2-1,5 tạ lúa/sào. Sau khi trừ đi hết tiền công cấy,hái, phân bón, thuốc sâu,…tính ra chắc lãi được 2 triệu /vụ ,bằng tiền cho thuê 1 phòng của nhà tôi trong 1 tháng.Vậy thì làm làm gì?.

Hai năm trở lại đây,nhà tôi không còn làm ruộng nữa mà cho người ta mượn đất, chủ yếu là giữ đất để nếu sau này nhà nước có thu hồi đất thành cơ quan,khu công nghiệp,nhà máy,..thì nhận được tiền đền bù thôi.

Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân,do nhà nước quản lý. Người dân có quyền được sử dụng, chuyển đổi,chuyển nhượng,thế chấp vay vốn, thừa kế, góp vốn,…và được đền bù khi nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích khác. Do vậy, đa phần ở các khu vực ven đô thị ngày nay, họ đều muốn coi đất như một loại tài sản đảm bảo của mình trong việc ổn định sinh kế khi có biến động về đất đai.

Đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng ở đây có thể xét trên 2 khía cạnh: người tiêu dùng không trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng trực tiếp sản xuất ( họ vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ sản phẩm luôn).

Đối với người tiêu dùng không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp như những người trong khu vực trung tâm thành phố hay hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ khác. Nông nghiệp ven đô mang lại cho họ nguồn cung thực phẩm tươi sống. Vấn đề khó khăn trong sản xuất nông nghiệp là bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch. Với lợi thế địa lý của mình, nông nghiệp ven đô có thể dễ dàng cung cấp các sản phẩm sau khi thu hoạch một cách nhanh chóng từ đồng ruộng đến người tiêu dùng mà không cần thông qua các khâu bảo quản, chế biến, điều đó cũng góp phần giảm chi phí sản phẩm so với việc người tiêu dùng phải mua những sản phẩm được chuyển từ các vùng khác đến hoặc phải nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội (Trang 86 - 88)