Đặc điểm tự nhiên của Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 41 - 43)

PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HẢI DƢƠNG

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hải Dƣơng

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hải Dƣơng nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng. Từ xa xƣa đã là một trong những cái nôi tạo ra nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Đặc biệt, tên tuổi Hải Dƣơng còn gắn bó với nhiều danh nhân nhƣ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sƣ Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.

Có vị trí chiến lƣợc, nên thời nay, Hải Dƣơng thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngoài ra, còn tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hƣng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

Không chỉ vậy, Hải Dƣơng còn là điểm nối quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây. Tuy nhiên, chỉ mất 30 phút di chuyển bằng đƣờng cao tốc.

3.1.1.2. Điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu

Khí hậu: Hải Dƣơng nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

 Lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm

 Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ

 Độ ẩm tƣơng đối trung bình: 85 – 87%

 Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C

Diện tích:

Bảng 3.1. Bảng kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hải Dƣơng năm 2018

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng Tổng diện tích tự nhiên 1 TP Hải Dƣơng 2.598,77 6.377,68 13,46 8.989,91 2 Tứ Kỳ 12.291,45 6.202,08 23,89 18.517,42 3 Bình Giang 8.204,39 3.642,57 7,71 11.854,67 4 Thanh Hà 10.679,99 7.212,74 0,20 17.892,93 5 Chí Linh 20.836,89 8.623,27 129,30 29.589,46 6 Kinh Môn 11.518,93 7.567,18 91,75 19.177,86 7 Gia Lộc 8.076,63 4.512,23 12.588,86 8 Nam Sách 7.779,60 4.584,87 12.364,47 9 Ninh Giang 10.212,36 5.446,94 3,06 15.662,36 10 Cẩm Giàng 6.642,86 5.977,37 0,84 12.621,07 11 Thanh Miện 9.677,00 4.719,84 14.396,84 Tổng diện tích 108.518,87 64.866,77 270,21 173.655,85

Nguồn: Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hải Dƣơng (2019 )

Địa hình: Hải Dƣơng đƣợc chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất đƣợc nhiều vụ trong năm.

Nhƣ vậy, với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu này đã tạo điều kiện thích hợp đối với phát triển nhiều loại cây trồng, tạo nguồn hàng phục vụ lƣu thông hàng hóa trên thị trƣờng, bao gồm cả thi trƣờng trong tỉnh, trong nƣớc

và ngoài nƣớc, quá trình lƣu thông hàng hóa thuận lợi, từ đó góp phần thúc đẩy thƣơng phát triển mại tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)