Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 89 - 92)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

4.2.8 Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ

ĐVT: % Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

Công tác quản lý thu phí tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng và thực hiện quy định nộp NSNN

10 35 45 10

Công tác quản lý thu phí của Ban quản lý/Tổ

quản lý/Doanh nghiệp/HTX quản lý chợ 10 35 45 10 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Khi đƣợc khảo sát về Công tác quản lý thu phí của Ban quản lý/Tổ quản lý/Doanh nghiệp/HTX quản lý chợ của các hộ tiểu thƣơng có 10% ý kiến cho rằng rất tốt, 30% cho rằng Tốt, có 50% ý kiến cho rằng ở mức bình thƣờng và có 10% ý kiến cho rằng chƣa tốt. Qua đó có thể đánh giá công tác thu phí tại các chợ đƣợc Ban quản lý/Tổ quản lý/Doanh nghiệp/HTX quản lý chợ thực hiện tƣơng đối có hiệu quả.

4.2.8. Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

a, Hệ thống các văn bản quản lý

Các văn bản quản lý chợ do UBND tỉnh, huyện, xã ban hành về quản lý chợ cần thƣờng xuyên rà soát để đảm bảo thời gian hiệu lực quản lý cũng nhƣ tính phù hợp với điều kiện phát triển của địa phƣơng và sự thay đổi về kinh tế, xã hội. Hiện nay, các văn bản quản lý của tỉnh Hải Dƣơng còn có sự chồng chéo giữa các cấp, không đảm bảo thống nhất và phù hợp với từng huyện, xã cụ thể. Trong khi đó, các huyện, xã chƣa ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể cho các bộ phận quản lý liên quan đối với HĐKD tại các chợ trên địa bàn, các nội dung quản lý đƣợc phổ biến từ cấp trên chƣa có sự linh động trong điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh, phát triển hoạt động chợ.

Vì giới hạn của bài nghiên cứu không có điều kiện để đi sâu vào các văn bản pháp luật quản lý HĐKD chợ tại địa phƣơng, mặt khác với phạm vi nghiên cứu HĐKD tại chợ trên toàn tỉnh nên chƣa thể nghiên cứu riêng HĐKD của từng

chợ: chợ tổng hợp. chợ nông sản, chợ thực phẩm, chợ nông thôn, chợ thành thị…để thấy sự khác nhau giữa chúng nhằm ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với nhu cầu hoạt động của từng loại chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

b, Thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ

Tỉnh Hải Dƣơng trong những năm qua đã chú trọng trong việc đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp và quản lý chợ, tuy nhiên để huy động đƣợc vốn đầu tƣ là rất khó khăn. Ngân sách dành cho phát triển và quản lý chợ chủ yếu là ngân sách của tỉnh, tiền do ngƣời dân đóng góp, một phần là ngân sách trung ƣơng. Nguồn vốn huy động đƣợc từ các nguồn này chỉ đủ để xây dựng chợ cơ bản, chƣa đủ lớn để xây dựng hệ thống chợ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn và chƣa đủ để hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý hoạt động chợ làm việc khoa học, hiệu quả hơn.

Thực hiện chủ trƣơng chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý chợ do chính phủ đề ra, trong những năm một số huyện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi từ BQL, TQL chợ sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ . Mặc dù lợi ích của việc chuyển đổi mô hình này là rất lớn, địa phƣơng có thể huy động đƣợc nguồn vốn lớn từ doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển chợ, tuy nhiên việc chuyển đổi này là chƣa triệt để, các doanh nghiệp tham gia còn chƣa nhiều. Lý do là chủ trƣờng chuyển đổi mô hình quản lý chợ phải đi liền với thay đổi chính sách thu hút đầu tƣ kinh doanh; tuy nhiên các doanh nghiệp tham gia kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc trao toàn quyền trong quản lý chợ, các vấn đề về phí chợ hay về sử dụng và xử lý diện tích mặt bằng trong chợ và xung quanh chợ vẫn có sự can thiệp của các ban ngành địa phƣơng, thủ tục hành chính trong việc chuyển đổi còn rƣờm rà. Tạo tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp trong đầu tƣ vốn để tham gia kinh doanh, quản lý chợ. Vì vậy tỉnh Hải Dƣơng cần phải đổi mới các chính sách của các cấp ban ngành để tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp tham gia và đầu tƣ vốn vào hoạt động kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

c, Bố trí mặt bằng chợ

Bên cạnh những chợ xây dựng xong mà không đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣ chợ Lộ Cƣơng, Thành Đông trên địa bàn có những chợ xây xong lại không đủ sức chứa cho nhu cầu sử dụng của ngƣời dân mà tiêu biểu là chợ con Quang Trung, chợ Thanh Bình dẫn đến tình trạng ngƣời dân buôn bán tràn lan ra ngoài chợ làm mất an ninh trật tự. Nguyên nhân của tình trạng này là do quy hoạch và thiết kế các chợ chƣa phù hợp với thói quen sinh hoạt của ngƣời tiêu dùng.

Hiện nay, việc quy hoạch, xây dựng chợ ngay trong thiết kế có các ki-ốt chuyên dụng dành cho kinh doanh các mặt hàng quy định, và diện tích mặt bằng của các gian hàng dành cho các hộ kinh doanh cũng khác nhau tùy vào mục đích kinh doanh. Tuy nhiên đến khi đăng ký thuê, mua bán ki-ốt giữa BQL và hộ kinh doanh lại không tính toán đến vấn đề đó, nên khi bố trí giữa các gian với nhau bất hợp lý. Tại một số chợ không phân biệt đƣợc rõ ràng các khu vực kinh doanh hàng hóa nào, mà các gian hàng kinh doanh khác nhau đƣợc bố trí lẫn lộn, khó khăn cho quản lý và ngƣời tiêu dùng. Ngay bên trong mỗi ki-ốt, việc thuê mua đã không hợp lý nên đến khi cất giữ hàng hóa, trƣng bày trong ki-ốt không thuận tiện, dẫn đến tình trạng chất đống hàng hóa, không đủ diện tích để kê các sạp, kệ trƣng bày; lấn chiếm không gian, ảnh hƣởng đến đƣờng dây điện, vừa mất mỹ quan chợ vừa không đảm bảo an toàn vì dễ va chạm làm chập điện gây cháy nổ.

Vấn đề bố trí mặt bằng và ki- ốt kinh doanh cần có sự chỉ đạo và điều chỉnh hợp lý của BQL chợ để đảm bảo điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất cho hoạt động buôn bán, trao đổi tại chợ.

d, Vấn đề nhân lực tham gia quản lý chợ

Cán bộ tham gia quản lý chợ từ các phòng ban thuộc Sở Công Thƣơng, UBND các cấp, các Sở ngành liên quan, đặc biệt là cán bộ BQL, TQL chợ cần đƣợc tăng cƣờng về nhận thức, năng lực và nghiệp vụ quản lý chợ. Toàn bộ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cán bộ cần đƣợc tập huấn thƣờng xuyên, bồi dƣỡng kiến thức và phƣơng pháp quản lý mới. Vì các HĐKD tại chợ ngày càng đa dạng về mặt hàng, hình thức mua bán, các vi phạm cũng hết sức tinh vi nên cần các cán bộ quản lý có năng lực và có trách nhiệm. Đồng thời, tỉnh Hải Dƣơng cần có các chính sách khuyến khích đối với các cán bộ quản lý có thành tích tốt trong công tác. Và cũng thẳng thắn phê bình, kiểm điểm đối với các cán bộ làm sai, không có trách nhiệm trong công việc.

e, Quản lý chợ nông thôn trong xây dựng chợ nông thôn mới

Hiện trạng chợ trên một số địa bàn xã, huyện của tỉnh Hải Dƣơng còn nghèo nàn, lạc hậu. Chợ nông thôn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi, giao lƣu buôn bán của ngƣời dân vì cơ sở hạ tầng tại các chợ này không đƣợc đầu tƣ xây dựng. Các gian, sạp hàng tạm bợ, chƣa đƣợc xây dựng bán kiên cố, kiên cố; hệ thống điện nƣớc không có dẫn đến ngƣời dân tự xây dựng, móc kéo điện; chợ chƣa có hệ thống PCCC. Mặc dù Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 vào năm 2010, nhƣng công tác xây dựng và quản lý chợ nông thôn Hải Dƣơng rất chậm.

Vốn đầu tƣ xây dựng thiếu, cơ chế quản lý chợ nặng hành chính địa phƣơng nên không thúc đẩy giao lƣu buôn bán, phát triển địa phƣơng theo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Vì vậy cần có những giải pháp, chính sách cụ thể trong phát triển và quản lý chợ nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)