PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ ĐẦU MỐI TIÊU
2.1.3. Nội dung nghiên cứu quản lý hoạt động kinh doanh của chợ đầu mối
2.1.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của chợ đầu mối
Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh chợ là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh chợ. Một tổ chức quản lý chợ chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi đƣợc tổ chức tốt. Cho tới nay có các hình thức tổ chức quản lý kinh doanh chợ nhƣ: Ban quản lý chợ (trực thuộc UBND các cấp hoặc trực thuộc một doanh nghiệp chợ), Hợp tác xã chợ, doanh nghiệp chợ, Trung tâm thƣơng mại địa phƣơng. Cho dù dƣới hình thức tổ chức quản lý kinh doanh nào thì việc tổ chức bộ máy quản lý chợ cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức quản lý kinh doanh nhƣ: chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức.... Nhìn chung đơn vị quản lý và kinh doanh chợ có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.
- Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh, an toàn thực phẩm. - Xây dựng nội quy chợ.
- Bố trí sắp xếp mặt bằng kinh doanh trong chợ. - Ký hợp đồng và cho thuê địa điểm kinh doanh.
- Phổ biến chính sách, quy định của pháp luật về nghĩa vụ của thƣơng nhân kinh doanh trong chợ.
- Tổng hợp tình hình và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo hƣớng dẫn. Ngoài ra đơn vị quản lý kinh doanh chợ còn một số nhiệm vụ khác tùy theo tình hình cụ thể ở từng địa phƣơng.
2.1.3.2. Quản lý hàng hóa kinh doanh trong chợ
Trong nền kinh tế thị trƣờng, vì lợi nhuận, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lƣợng, mất vệ sinh thậm chí gây độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe, sự an toàn và tính mạng của con ngƣời... Việc quản lý, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm soát thị trƣờng hàng hóa trên địa bàn chợ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn, hạn chế bớt những hành vi vi phạm trên nhằm bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, quản lý hàng hóa kinh doanh trong chợ còn góp phần bảo vệ lợi ích của những nhà sản xuất kinnh doanh chân chính, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh ngay trong phạm vi của chợ cũng nhƣ thị trƣờng. Nội dung quản lý hàng hóa kinh doanh trong chợ gồm:
+ Quản lý danh mục hành hóa lƣu thông trong chợ: hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm.
+ Quản lý số lƣợng hàng hóa kinh doanh trong chợ: số lƣợng hàng hóa đƣa vào trong chợ cần đáp ứng đủ cơ số hợp lý và chỉ đƣợc để trong phạm vi quầy tủ hoặc ki ốt, không đƣợc lấn chiếm hành lang và phải đảm bảo mỹ quan và công tác phòng chống cháy nổ trong chợ.
+ Quản lý chất lƣợng hàng hóa lƣu thông trong chợ: không để hàng giả, hàng kém chất lƣợng, hàng nhái lƣu thông trong chợ, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
2.1.3.3. Quản lý thương nhân
Chợ là thị trƣờng thu nhỏ, nơi diễn ra các hoạt động thƣơng mại. Thƣơng nhân kinh doanh trong chợ là đối tƣợng chính thực hiện các hoạt động thƣơng mại đó. Các thƣơng nhân kinh doanh trong chợ có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, hộ cá thể thuộc các thành phần kinh tế đƣợc pháp luật thừa nhận. Do đó có thể nói thƣơng nhân chính là một bộ phận cấu thành lên chợ, không có các thƣơng nhân thì sẽ không có chợ. Thƣơng nhân là đối tƣợng chính đem lại nguồn thu cho các nhà đầu tƣ kinh doanh chợ.
Quản lý thƣơng nhân là một bộ phận quan trọng trong quản lý thƣơng mại. Mặt khác, quản lý đối với thƣơng nhân phải có sự liên hệ và gắn chặt với quản lý nhà nƣớc theo từng vùng lãnh thổ và từng không gian. Vì vậy quản lý các thƣơng nhân hoạt động kinh doanh trong chợ thì ngoài khung quản lý chung cho tất cả các thƣơng nhân trên thị trƣờng rất cần phải có những hoạt động quản lý riêng phù hợp với những đặc thù của chợ. Đơn vị quản lý chợ đƣợc nhà nƣớc giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động quản lý đặc thù này. Nội dung quản lý thƣơng nhân kinh doanh trong chợ trên góc độ quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại gồm:
+ Xây dựng các quy chế cho các hoạt động kinh doanh của thƣơng nhân trong chợ nhằm hƣớng dẫn, phổ biến các quy định của nhà nƣớc về quyền và nghĩa vụ của thƣơng nhân và đảm bảo việc thực hiện những quy tắc đã đƣợc ban hành đó bằng các công cụ của ban quản lý chợ.
+ Thực hiện sự hỗ trợ (trực tiếp hoặc gián tiếp) đối với các thƣơng nhân theo các phƣơng thức khác nhau nhƣ hoàn thiện các công trình hạ tầng của chợ, phổ biến thông tin thị trƣờng, chính sách của nhà nƣớc, hỗ trợ các giao dịch với cơ quan quản lý nhà nƣớc (nhƣ cấp đăng ký kinh doanh, chế độ thuế)
+ Giám sát hoạt động của thƣơng nhân: Trong cơ chế thị trƣờng, nhà nƣớc không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của thƣơng nhân. Nhƣng không phải vì thế mà thƣơng nhân có thể tự do tùy tiện hoạt động mà không bị khống chế, ràng buộc bởi khuôn khổ pháp luật và sự kiểm tra, giám sát của nhà nƣớc. Thực tế cho thấy, thƣơng nhân càng mở rộng và phát triển hoạt động thƣơng mại, nhà nƣớc càng phải tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra giám sát. Đối với thƣơng nhân kinh doanh trong chợ, đơn vị quản lý chợ là đối tƣợng chủ yếu thực hiện chức năng giám sát này. Nếu việc kiểm tra giám sát của đơn vị quản lý chợ bị buông lỏng thì kỷ cƣơng, kỷ luật trong hoạt động thƣơng mại của thƣơng nhân tại chợ sẽ bị phá vỡ, ngƣợc lại sẽ gây ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động thƣơng mại của thƣơng nhân.
2.1.3.4. Quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong chợ
- Quản lý vệ sinh môi trƣờng trong chợ: là việc quản lý, khắc phục và phòng chống nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng chợ. Gồm:
+ Quản lý chất thải trong chợ: các chất thải trong chợ có khối lƣợng rất lớn, thành phần đa dạng, sự tồn đọng của rác thải sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật phát triển và gây ô nhiễm thực phẩm, nguồn nƣớc và ảnh hƣởng tới
sức khỏe của con ngƣời. Vì vậy rác thải sau khi quét dọn cần phải đƣợc cho vào thùng đựng rác đúng quy cách và hàng ngày phải thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý rác theo quy định.
+ Quản lý vệ sinh trong chợ: trong chợ phải có ban vệ sinh hoặc tổ vệ sinh chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh trong chợ và tuyên truyền mọi đối tƣợng tham gia vào hoạt động thƣơng mại trong chợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
- Quản lý an toàn thực phẩm trong chợ: việc đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm có tác động trực tiếp, thƣờng xuyên đối với sức khỏe mỗi ngƣời dân và ảnh hƣởng đến nòi giống dân tộc. Do đó việc kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ là một nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện nghiêm túc, thƣờng xuyên.
2.1.3.5. Tổ chức sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ
Hoạt động sắp xếp các điểm kinh doanh tại chợ một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện thỏa mãn tốt nhất, tiện lợi nhất cho nhu cầu mua sắm của khách hàng, cho hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh tại chợ, tạo nên cảnh quan văn minh thƣơng mại và phục vụ tốt công tác quản lý của đơn vị quản lý chợ. Việc sắp xếp các điểm kinh doanh tại chợ hợp lý là nghiệp vụ hết sức quan trọng của đơn vị kinh doanh và quản lý chợ. Nó sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của chợ trong một thời gian dài và đơn vị quản lý chợ cũng không thể tùy tiện sắp xếp lại khi mà các hộ kinh doanh đã ổn định vị trí kinh doanh của mình trong chợ.
Nguyên tắc sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ gồm:
+ Nguyên tắc tiện lợi: thuận tiện, tiết kiệm thời gian: phải thực hiện sắp xếp các điểm kinh doanh theo ngành và nhóm hàng. Các nhóm hàng, ngành hàng phải đƣợc sắp xếp có tính logic, hệ thống và nên có sơ đồ các ngành hàng để khách hàng có thể dễ dàng tìm đƣợc.
+ Nguyên tắc an toàn: phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn: việc sắp xếp, bố trí các điểm kinh doanh tại chợ phải đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên tắc luôn đƣợc đặt lên hàng đầu: nhƣ hành lang lƣu thông chợ phải luôn đảm bảo thông thoáng; khu vực kinh doanh hàng dễ cháy phải đƣợc bố trí gần các dụng cụ kỹ thuật chữa cháy, cách xa mặt hàng dễ bắt lửa; các mặt hàng dễ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nhau thì phải bố trí ở cách xa nhau; nơi thu gom rác phải cách ly với không gian hoạt động của chợ...
+ Nguyên tắc thẩm mỹ: đảm bảo tính thẩm mỹ, tính hấp dẫn, tạo ấn tƣợng tốt đẹp cho khách hàng tham quan, mua sắm.
+ Nguyên tắc kinh tế: đảm bảo doanh số của đơn vị kinh doanh chợ: đây là nguyên tắc mà bất cứ một tổ chức, một doanh nghiệp kinh doanh quản lý chợ nào cũng quan tâm. Việc bố trí sắp xếp các điểm kinh doanh tại chợ vừa đảm bảo tính văn minh thƣơng mại nhƣng không tách rời tính kinh tế, hiệu quả. Ví dụ: những vị trí đẹp, những khu vực giao nhau giữa các lối đi nên bố trí các hộ kinh doanh những mặt hàng có lợi thế thu lợi nhuận cao từ đó mới tính đƣợc số tiền trên 1m2 là cao hơn những vị trí khác.
2.1.3.6. Tổ chức các dịch vụ trong hoạt động chợ
Mọi ngƣời phải có trách nhiệm và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về PCCC; chấp hành sự phân công, điều động của đơn vị quản lý - khai thác chợ khi có sự cố xẩy ra; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng hỏa hoạn để xâm phạm tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể và của công dân.
Nghiêm cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất, vật liệu, dụng cụ dễ cháy nổ trong phạm vi chợ; không đƣợc lập bàn thờ, thắp hƣơng (nhang), xông trầm; đốt nến, hóa vàng mã, đốt các loại giấy tờ, chất liệu khác...; không đun nấu (kể cả việc sử dụng bếp gas, bếp điện để đun nấu), xông đốt, sử dụng lửa trần và không sử dụng bàn là ở điểm kinh doanh cũng nhƣ trong phạm vi chợ.
Khu vực đƣợc phép sử dụng bếp đun nấu (nhƣ ở nơi bán hàng ăn), sử dụng bàn là (nhƣ cửa hàng may mặc, giặt là) trong phạm vi chợ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về PCCC và an toàn điện; bếp đun phải đảm bảo không khói, không gây ô nhiễm môi trƣờng; khi nghỉ kinh doanh mọi bếp đun nấu phải dập tắt lửa hoàn toàn, phải ngắt bàn là, bếp điện khỏi nguồn điện...
Không treo hàng, bày hàng vào hành lang an toàn, hệ thống dây điện, thiết bị điện, đƣờng cản lửa (dƣới đất, trên không), lấn chiếm đƣờng đi lại, đƣờng thoát nạn, cửa ra vào, cửa thoát nạn.
Phải chấp hành các quy định an toàn về điện, chỉ đƣợc sử dụng các thiết bị, vật liệu điện đƣợc đơn vị quản lý - khai thác chợ cho phép và/hoặc đã ghi trong hợp đồng...; nghiêm cấm sử dụng thiết bị, vật liệu điện tự tạo (nhƣ dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế cầu chì bị đứt, áp tô mát bị hỏng...) hoặc tự ý sửa chữa, mắc thêm dây điện, ổ cắm, công tắc (lắp bảng điện), các thiết bị tiêu thụ điện... ngoài thiết kế có sẵn; cấm sử dụng điện
để đun nấu...; không đƣợc tự ý đƣa các nguồn điện khác và thiết bị phát điện vào sử dụng trong phạm vi chợ. Trƣờng hợp hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng điện cho máy chuyên dùng hay sử dụng tăng công suất đã quy định trong hợp đồng phải đăng ký và đƣợc phép của đơn vị quản lý - khai thác chợ mới đƣợc sử dụng. Thực hiện tự kiểm tra an toàn điện ở điểm kinh doanh; không sử dụng thiết bị, vật liệu điện hƣ hỏng, không bảo đảm an toàn. Khi mất điện hoặc nghỉ bán hàng, phải ngắt tất cả các thiết bị tiêu thụ diện (ngắt cầu giao, công tắc điện...) ở điểm kinh doanh ra khỏi nguồn điện, phải bảo đảm thực sự an toàn trƣớc khi ra về.
Mỗi hộ kinh doanh thƣờng xuyên, cố định trong chợ phải tự trang bị từ 1 đến 2 bình cứu hỏa đúng tiêu chuẩn cho phép để bảo đảm chữa cháy tại chỗ kịp thời; khi hết hạn sử dụng hoặc không còn tác dụng chữa cháy phải thay bình cứu hỏa mới.
Các phƣơng tiện, biển báo cháy nổ, thoát hiểm, cảnh báo, đề phòng nguy hiểm... phải đƣợc giữ gìn và bảo quản, không đƣợc làm hƣ hại, không đƣợc tự ý tháo dỡ, di chuyển, sử dụng vào mục đích khác; không để hàng hóa, vật cản che lấp thiết bị, dụng cụ chữa cháy...
Bộ phận phụ trách về phòng chống hỏa hoạn của chợ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện tốt các quy định về phòng chống hỏa hoạn. Khi có sự cố xảy ra phải chủ động xử lý, cử ngƣời báo ngay cho lãnh đạo đơn vị quản lý - khai thác chợ, Công an PCCC địa phƣơng, đồng thời tổ chức huy động mọi ngƣời cùng tham gia cứu chữa, hạn chế tối đa mọi thiệt hại do cháy nổ.
Thƣơng nhân, cán bộ, nhân viên quản lý chợ phải thƣờng xuyên kiểm tra, xem xét tình trạng an toàn PCCC tại điểm đang kinh doanh, nơi đang làm việc. Nếu có biểu hiện bất thƣờng phải báo ngay cho ngƣời có trách nhiệm của đơn vị quản lý - khai thác chợ để kịp thời xử lý. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, phải bình tĩnh (tri) hô báo động và tìm cách báo ngay với ngƣời có trách nhiệm của đơn vị quản lý - khai thác chợ hoặc Công an PCCC theo số điện thoại 114, đồng thời mọi ngƣời phải chủ động sử dụng các phƣơng tiện cứu hỏa tích cực dập tắt, khắc phục cháy nổ, nhanh chóng sơ tán ngƣời và tài sản ra khỏi khu vực bị cháy nổ. Nếu để xảy ra cháy nổ, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản do không thực hiện quy định về PCCC, phòng chống thiên tai... thì đối tƣợng vi phạm phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
2.1.3.7. Quản lý tài chính
Quản lý tài chính chợ là một bộ phận trong hoạt động quản lý kinh doanh chợ. Nó gồm một số nội dung sau:
+ Các khoản thu chính từ hoạt động chợ: thu từ cho thuê địa điểm kinh doanh; thu từ các dịch vụ nhƣ cấp điện, nƣớc, trông giữ xe, bảo vệ, quảng cáo... và các nguồn thu khác: thu đƣợc trích lại theo hợp đồng ủy nhiệm thu, thu tiền phạt, thu bồi thƣờng hợp đồng.
+ Các khoản chi: thực hiện theo luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật.