Trên cơ sở phân cấp, phân quyền, quy định trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan trong quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tình, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động chợ trong thời gian qua đƣợc quan tâm thực hiện tại các chợ trên nhiều nội dung.
Trong đó chú trọng vào công tác kiểm tra, giám sát quy định về đầu tƣ xây dựng chợ: quy trình lập dự án, tổ chức đầu thầu lựa chọn doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng, kinh doanh và quản lý chợ, kiểm tra tiến độ, chất lƣợng xây dựng tại các chợ đã đƣợc phê duyệt dự án trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ, đột xuất thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện tiến hành kiểm tra hoạt động tại các chợ:
+ Tăng cƣờng kiểm tra các Ban quản lý, Tổ quản lý, doanh nghiệp kinh doanh và quản lý chợ về việc thực hiện quản lý chợ theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, bố trí sắp xếp ngành hàng mặt hàng, thực hiện quy định quản lý về tài chính tại chợ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, qua kiểm tra, các cơ sở kinh doanh vẫn không chú trọng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm sống chín vẫn còn để chung, các thực phẩm chín vẫn không đƣợc che đậy cẩn thận. Khu vực rác thải và hàng hoá còn gần nhau. Các loại hàng hoá vẫn chƣa đƣợc phân loại theo khu mà hoạt động tuỳ ý theo tiểu thƣơng.
+ Kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các trƣờng hợp kinh doanh hàng giả,hàng kém chất lƣợng, buôn lậu và gian lận thƣơng mại tại các chợ còn chƣa thực sự hiệu quả. Nhiều mặt hàng không hề có tem mác, nguồn gốc xuất xứ. Hàng giả hàng nhái vẫn chiếm tỷ trọng cao. Chƣa kể đến việc mua bán tại các chợ đa phần không có hoá đơn, gây thất thoát cho nhà nƣớc.
+ Theo dõi tình hình biến động giá cả thị trƣờng chƣa thực sự sát sao, để cung cấp thông tin thị trƣờng với những nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu tới ngƣời tiêu dùng.