Quan điểm, định hƣớng hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 99 - 103)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH

4.4.1. Quan điểm, định hƣớng hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh tạ

các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

4.4.1.1. Định hướng phát triển hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ

- Tập trung nguồn vốn xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, chợ quá tải; xóa bỏ chợ tạm, chợ vi phạm an toàn giao thông, không đảm bảo an toàn và vệ sinh, gây ô nhiễm môi trƣờng... Đồng thời, phát triểm thêm chợ ở những địa bàn có nhu cầu phát triển chợ thực sự trong điều kiện hiện tại và tƣơng lai, (khu đông dân cƣ, khoảng cách mua sắm quá xa, nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa qua chợ lớn; gắn liền với việc thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của Tỉnh, với quá trình hình thành các khu dân cƣ, các khu đô thị mới, các khu/cụm công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ) nhƣng cần chú trọng đến phong tục tập quán của dân cƣ từng vùng, tránh xây dựng chợ tràn lan nhƣng không hiệu quả, gây lãng phí đầu tƣ.

- Đẩy nhanh quá trình xã hội hoá hoạt động đầu tƣ để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa nâng cao hiệu quả tài chính trong đầu tƣ phát triển mạng lƣới chợ.

- Tăng cƣờng quản lý nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển chợ trong quá trình thực hiện đầu tƣ và khai thác, sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nhà nƣớc trong đầu tƣ phát triển mạng lƣới chợ.

- Nâng cao hiệu quả đầu tƣ phát triển chợ trên cơ sở khai thác năng lực phục vụ của mạng lƣới chợ, đảm bảo sự phối chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ đối với các chợ trên cơ sở tôn trọng quy hoạch có liên quan đến phát triển mạng lƣới chợ.

- Nâng cấp, cải tạo mở rộng, xây mới và ổn định mạng lƣới chợ theo quy hoạch nhằm tăng cƣờng công năng của chợ, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trƣờng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động mua bán tại chợ, nhất là các chợ hạng 3 (dịch vụ trông giữ xe, bốc xếp, đo lƣờng, sơ chế và bảo quản hàng thực phẩm tƣơi sống…).

- Từng bƣớc xóa bỏ chợ tạm, chợ tự phát, bổ sung và phát triển chợ hạng 1, hạng 2 trên cơ sở nâng cấp từ chợ hạng 3 hoặc chợ xây mới hoàn toàn, giữ vai trò hạt nhân, đáp ứng nhu cầu hình thành các khu thƣơng mại dịch vụ tổng hợp trên địa bàn.

- Ngoài phƣơng thức giao dịch truyền thống, đa dạng hóa các phƣơng thức giao dịch và áp dụng các phƣơng thức giao dịch hiện đại nhƣ giao dịch qua điện thoại, giao dịch điện tử, giao dịch hợp đồng… để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các thƣơng nhân tại chợ.

- Hình thành chợ đầu mối nông sản ở các vùng sản xuất hoặc ở nơi có khả năng thu hút và phát luồng hàng hóa, phù hợp với quá trình tập trung hóa sản xuất, phân phối và tiêu dùng;

- Trong giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng mới, mở rộng nâng cấp các chợ hiện có, các chợ tạm có đủ diện tích theo quy định; Xây dựng chợ mới ở những nơi có nhu cầu, tại các xã đƣợc lựa chọn hoàn thành chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trƣớc năm 2020; Di dời, giải tỏa các chợ tạm, chợ không đảm bảo yêu cầu, ảnh hƣởng đến mỹ quan đô thị, gây mất trật tự giao thông.

- Trong giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục mở rộng, nâng cấp chợ đảm bảo các điều kiện vật chất để nâng cao trình độ văn minh tại các chợ; tiếp tục xây dựng

mới các chợ dân sinh tại các xã đƣợc dự báo có nhu cầu cao trong giai đoạn này. - Về hàng hóa kinh doanh trong chợ: Hàng hóa kinh doanh tại chợ cần phải càng phong phú và đa dạng và đảm bảo chất lƣợng để phù hợp với mức sống ngày càng đƣợc nâng cao của con ngƣời, tỉ trọng các mặt hàng có giá trị cao dần tăng lên. Tạo điều kiện cho hàng hóa, nông sản sản xuất tại địa phƣơng vào chợ buôn bán nhằm kích thích sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Về hoạt động của thƣơng nhân: Thƣơng nhân tham gia kinh doanh tại các chợ mở rộng về đối tƣợng là ngƣời dân của địa phƣơng, thƣơng nhân của các tỉnh khác, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Thƣơng nhân muốn tham gia kinh doanh tại các chợ phải đƣợc sự cấp phép của cơ quan quản lý địa phƣơng và BQL chợ hoặc doanh nghiệp quản lý chợ thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng về thuê mua ki-ốt, hợp đồng dịch vụ chợ.

4.4.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ

- Chính sách quản lý của tỉnh đề ra phù hợp với những quy định, chỉ đạo chung của Bộ Công Thƣơng, Chính phủ và các Bộ, Sở ngành liên quan. Vừa đảm bảo đúng quy định vừa phát huy đƣợc thế mạnh và khắc phục đƣợc những điểm yếu trong HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh.

- Hoạt đông quản lý đối với HĐKD tại chợ nằm trong quy hoạch phát triển của tỉnh, dựa trên những quy hoạch về thƣơng mại, công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, cần phải đặt HĐKD tại các chợ trong mối quan hệ với HĐKD tại các loại hình thƣơng mại khác nhƣ siêu thị, trung tâm thƣơng mại, cửa hàng tiện lợi để xây dựng các chính sách quản lý phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển chung của tỉnh.

- Các chính sách, nội dung quản lý đối với HĐKD tại các chợ cân đối, hài hòa với cơ sở hạ tầng và điều kiện phát triển của từng địa phƣơng căn cứ vào những tiêu chí cơ bản nhƣ mật độ dân số, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng, khả năng nguồn hàng, nhu cầu lƣu chuyển, trao đổi, mua, bán hàng hoá trong và ngoài địa bàn ở hiện tại và tƣơng lai.

- Khi xây dựng các chính sách phải đảm bảo cho HĐKD tại chợ ngày càng hiệu quả, HĐKD gắn với việc nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong tình hình mới. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi đất nƣớc đang mở cửa thị trƣờng.

- Thực hiện chủ trƣơng chuyển đổi mô hình quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh khai thác đối với các chợ mà mô hình

BQL, TQL hoạt động không hiệu quả và các chợ nằm trong dự án giai đoạn 2015-2020. Tăng cƣờng thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ kinh doanh và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh. Làm rõ quyền hạn, chức năng của nhà nƣớc và doanh nghiệp quản lý chợ, của đơn vị quản lý cũng nhƣ các hộ kinh doanh.

- Tăng cƣờng quản lý của Sở Công Thƣơng tới các hoạt động kinh doanh của các chợ loại 2, 3. Từ đó, đƣa việc quản lý hệ thống chợ trên toàn tỉnh về chung 1 đầu mối.

4.4.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ đầu tiêu thụ mối nông sản

- Ban hành, phổ biến các chính sách, quyết định trong quản lý đối với HĐKD tại các chợ một cách sâu rộng tới các cá nhân, tổ chức liên quan gồm ban thanh tra, giám sát, BQL chợ, doanh nghiệp đầu tƣ, hộ kinh doanh, thƣơng nhân, ngƣời tiêu dùng, nhằm thúc đẩy HĐKD chợ diễn ra thống nhất và hiệu quả.

- Thực thi các chính sách quản lý cần có văn bản hƣớng dẫn kèm theo cụ thể, rõ ràng. Tránh sự hiểu sai, lệch lạc, thiếu sót trong quá trình thực hiện của các địa phƣơng, cơ quan chức năng, chủ thể kinh doanh trực tiếp tiếp nhận các quyết định quản lý.

- Tiến hành triển khai kế hoạch thống kê, điều tra các tổ chức, cá nhân HĐKD ở các chợ trên địa bàn toàn tỉnh để nắm bắt đƣợc nhu cầu của ngƣời dân, phục vụ cho công tác dự báo thị trƣờng, ban hành chính sách quản lý phù hợp.

- Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý: Giao trách nhiệm chính đối với HĐKD tại các chợ cho UBND thành phố, huyện, xã. Sở Công Thƣơng và UBND tỉnh có vai trò hƣớng dẫn và chỉ đạo chung.

- Phòng quản lý thƣơng mại của Sở Công Thƣơng kết hợp với các Sở ngành liên quan là Sở Y tế, Sở tài nguyên môi trƣờng, và phòng Kinh tế- Hạ tầng tại các huyện trong việc siết chặt kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với HĐKD tại các chợ trên địa bàn nhằm hạn chế các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lƣợng.

- Tăng cƣờng kiểm tra HĐKD của các hộ kinh doanh tại chợ nhất là những thời điểm nhƣ trƣớc, trong và sau các dịp lễ, Tết; và tập trung vào các mặt hàng thiết yếu: lƣơng thực, thực phẩm, mỳ chính, rƣợu, bia, bánh mứt kẹo, đƣờng, sữa, thuốc tân dƣợc, phân bón, thuốc trừ sâu…

- Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống PCCC tại các điểm kinh doanh, tại khu vực chợ theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ. Quy định rõ trách nhiệm quản lý đối với vấn đề PCCC cho các BQL, doanh nghiệp quản lý chợ.

- Cần sát sao hơn trong công tác thống kê, kiểm tra, cập nhật số liệu, để tránh tình trạng 5 năm một lần. Bởi sự thay đổi của xã hội đang diễn ra từng ngày. Nếu không kịp thời cập nhật và đề ra phƣơng hƣớng hoạt động thì các chợ có đầu tƣ quy mô và tốn kém, cũng không đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)