Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 31 - 33)

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ ĐẦU MỐI TIÊU

2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chợ

2.1.4.1. Các chính sách về quản lý chợ

Các chính sách về quản lý chợ góp phần quan trọng vào thành công của hoạt động quản lý Nhà nƣớc nói chung. Các chính sách bao gồm có chính sách về tài chính, xây dựng, hạ tầng,... nếu không đƣợc sử dụng một cách hợp ký sẽ không đem lại hiệu quả mà sẽ trở nên lãng phí, làm cho các vi phạm trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.

Các chính sách cần hợp pháp và phải phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, dân cƣ của từng khu vực cũng nhƣ địa bàn. Các văn bản phải có tính minh bạch cao thì việc áp dụng và thực thi nó sẽ đem lại hiệu quả và ngƣợc lại.

2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố nền tảng để thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý chợ. Nơi nào cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ tạo điều kiện để chính quyền địa phƣơng cho phép xây dựng chợ. Và ngƣợc lại, các điểm chợ cóc, chợ tạm nhƣng vị trí không phù hợp với giao thông, địa bàn thì chính quyền địa phƣơng sẽ phải quy hoạch một vị trí khác phù hợp hơn để đảm bảo các yếu tố theo quy định của pháp luật.

2.1.4.3. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ, quản lý có vị trí hết sức quan trọng. Họ vừa là ngƣời trực tiếp quản lý, tiếp nhận sự phân công nhiệm vụ từ cấp chính quyền, lại vừa là ngƣời nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của đối tƣợng quản lý. Để làm tốt đƣợc công việc, nắm tốt đƣợc tình hình đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ năng lực, trình độ và nhận thức.

2.1.4.4. Nguồn tài chính - kinh phí

Đây là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn tới cơ sở vật chất, các yếu tố trực tiếp, tiếp, thƣờng xuyên có tác động tới ngƣời kinh doanh và ngƣời dân khi tham gia mua bán các hàng hoá trong chợ. Có thể nhận định rằng nguồn tài chính càng nhiều thì chợ càng đƣợc đầu tƣ hiện đại, đƣợc quan tâm. Công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trƣờng đƣợc quan tâm đầu tƣ, chất lƣợng hàng hoá trong chợ có cơ hội đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn.

2.1.4.5. Ý thức của người kinh doanh trong chợ và người dân

Ý thức của ngƣời kinh doanh trong chợ và ngƣời dân thể hiện ở nhận thức, trình độ dân trí của khu vực dân cƣ. Khu vực nào càng phát triển, ý thức của ngƣời kinh doanh và ngƣời dân càng cao thì công tác quản lý chợ sẽ càng thuận lợi. Khi đó việc áp dụng các chính sách mới, đƣa các sản phẩm chất lƣợng cao, mô hình mới, hiện đại cũng dễ đƣợc ngƣời dân chấp nhận, tiếp cận hơn.

2.1.4.6. Công tác kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra giám sát là một khâu không thể thiếu trong một thể thống nhất của công tác quản lý. Bởi đây là khâu đánh giá lại toàn bộ quá trình quản lý, chất lƣợng hoạt động quản lý từ đó điều chỉnh các mặt chƣa đƣợc, phát huy mặt đƣợc trong công tác quản lý. Các cơ quan quản lý phải tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất, để đảm bảo đánh giá đúng bản chất của công tác quản lý chợ, các hoạt động trong chợ. Cần kiểm tra, giám sát các khâu:

- Quy hoạch, thực hiện quy hoạch;

- Công tác bố trí, sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ;

- Công tác thu phí thuê diện tích bán hàng, công tác vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ,...

Từ đó có căn cứ để đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị quản lý chợ thực hiện theo đúng các quy định, đảm bảo các chợ hoạt động hiệu quả, chất lƣợng, bộ mặt đô thị trên địa bàn đƣợc cải thiện.

Nói tới công tác quản lý cũng luôn luôn phải gắn với chế tài xử phạt. Một công tác quản lý đủ tốt cần có một chế tài đủ mạnh. Tính mạnh ở đây phải đảm bảo tính răn đe, đảm bảo cho ngƣời kinh doanh và ngƣời dân biết, tuân thủ một cách nghiêm túc. Chế tài ấy phải thật rõ ràng, cụ thể và đƣợc áp dụng một cách chính xác để mọi ngƣời tuân theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)