Kinh nghiệm quản lý chợ đầu mối tiêu thụ nông sản ở một số nƣớc trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 33 - 39)

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chợ đầu mối tiêu thụ nông sản ở một số nƣớc trên

thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh về chợ đầu mối ở Trung Quốc

Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu có những biến đổi to lớn, chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng. Sau 17 năm cải cách mở cửa, thực lực kinh tế Trung Quốc đƣợc tăng cƣờng rõ rệt, sức mạnh tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc trên trƣờng quốc tế đƣợc tăng lên nhanh chóng. Kết thúc năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế đặt ra, tỷ lệ tăng trƣởng hàng năm vƣợt quá 8%. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO thành công, tính ổn định trong tăng trƣởng kinh tế từng bƣớc lại đƣợc tăng cƣờng và từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc liên tục duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao.

Tƣơng ứng với tốc độ phát triển kinh tế thì các loại hình thƣơng mại dịch vụ ở Trung Quốc cũng phát triển rất mạnh với phƣơng thức từ truyền thống đến hiện đại. Với lịch sử phát triển lâu đời cùng bản sắc văn hoá đậm nét, loại hình chợ tại Trung Quốc vẫn là một loại hình rất đặc trƣng trong cấu trúc hệ thống kênh phân phối và đến nay cơ bản đã có sự chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hƣớng hiện đại có sự định hƣớng của Nhà nƣớc.

Đƣợc coi là một bộ phận cấu thành của thị trƣờng nội địa, là một nguồn thu của ngân sách và là nơi giữ gìn bản sắc văn hoá nên việc quy hoạch và phát triển chợ đƣợc Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm. Việc xây dựng chợ đƣợc quan tâm đầu tƣ cả về vốn lẫn các biện pháp hỗ trợ trong quy trình thành lập và hoạt động. Xu hƣớng phát triển chợ của Trung Quốc đƣợc phân theo không gian kinh tế rất rõ rệt, tuỳ theo không gian kinh tế cụ thể mà xu hƣớng tồn tại và phát triển của chợ sẽ khác nhau. Cụ thể:

- Vùng kinh tế nông thôn hay ở các thành phố nhỏ có xu hƣớng tiếp tục phát triển các loại hình và cấp độ chợ truyền thống. Bƣớc đầu đã hình thành nên hệ thống chợ nông thôn bao gồm các loại chợ hàng tiêu dùng hàng ngày, chợ đầu mối, chợ bán buôn các tƣ liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Đa dạng hoá các chủ thể lƣu thông tại các chợ này. Lấy phƣơng thức giao dịch hàng ngày là chủ yếu và phát triển thêm các phƣơng thức giao dịch theo đơn hàng, theo hàng mẫu.

- Tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ƣơng, thành phố trọng điểm của tỉnh có xu hƣớng phát triển chợ theo mô hình hiện đại với hai hƣớng, toàn diện, đồng bộ cả trong nội thành và vùng ngoại vi. Trong nội vi thành phố, chợ có xu hƣớng phát triển thành mạng lƣới các siêu thị, đại siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Ở khu vực ngoại vi thành phố, chợ lại có xu hƣớng chuyển thành các đại siêu thị, trung tâm buôn bán, tổng kho, chợ đầu mối, bán buôn hiện đại từ vành đai 2 của thành phố trở ra.

Cơ chế tài chính đƣợc thực hiện tại các chợ của Trung Quốc cũng rất linh hoạt, nó bao gồm phần thu phí và không thu phí. Phần thu phí chủ yếu thu từ các hộ thƣơng nhân kinh doanh tại chợ và khách hàng hầu nhƣ không phải mất khoản phí nào thậm chí cả phí trông giữ phƣơng tiện ngoài chi phí mua sắm. Lợi nhuận từ nguồn thu đều đƣợc phân bổ cho các nội dung là thuế, lợi tức cổ phần và nhập quỹ dự phòng.

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh về chợ đầu mối ở Malaysia

Chính phủ Malaysia cũng đã rất chú tâm vào phát triển thị trƣờng nội địa, vì thế trong thập kỷ 90, Malaysia đã thực hiện một loạt chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc xây dựng các đại siêu thị và chỉ trong thời gian ngắn đã có 12 đại siêu thị đi vào hoạt động. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh của các đại siêu thị dẫn đến tình trạng bất hợp lý. Đó là công suất của các đại siêu thị đã trở nên dƣ thừa, trong khi các hộ kinh doanh nhỏ lại thiếu địa điểm kinh doanh. Vì vậy hiện nay Chính phủ Malaysia đã tạm ngừng cấp phép đầu tƣ xây dựng các đại siêu thị. Thay vào đó Chính phủ thực hiện 6 dự án xây dựng chợ (năm 2004) để giải quyết tình trạng thiếu địa điểm kinh doanh cho các hộ kinh doanh nhỏ.

Nhìn chung, hệ thống chợ ở Malaysia cũng rất đa dạng. Ví dụ tại thủ đô Kuala Lumpur, hệ thống chợ bao gồm 4 loại chợ chính:

- Chợ đóng (closed market): Có 24 chợ đóng hoạt động ở Kuala Lumpur, đây là loại chợ kinh doanh tổng hợp với hơn 7,6 ngàn chủ sạp trên 24 chợ, bình quân trên 300 sạp hàng/chợ.

- Chợ mở (open market): Có 29 chợ ở Kuala Lumpur với hơn 4 ngàn hộ kinh doanh nhỏ, khoảng 100 – 150 hộ kinh doanh/chợ. Đây là loại chợ chỉ hoạt động vào buổi sáng và bán các mặt hàng lƣơng thực – thực phẩm. Hiện nay loại chợ này đang chuyển dần sang loại chợ đóng.

- Chợ đêm (night market): Có 81 chợ đêm ở Kuala Lumpur với gần 11 ngàn ngƣời buôn bán nhỏ. Đây là loại chợ kinh doanh tổng hợp và phổ biến ở Kuala Lumpur. Thông thƣờng, loại chợ này họp ở các khu vực dân cƣ và hoạt động vào buổi tối.

- Chợ bán buôn: Chỉ có 1 chợ ở Kuala Lumpur – vùng Selayang với 448 ngƣời chủ sạp. Loại chợ này có thể đƣợc xem nhƣ chợ đầu mối nông sản với 3 mặt hàng kinh doanh chủ yếu: cá, rau và trái cây. Chợ bán buôn này mới chỉ hoạt động trong khoảng 6 năm gần đây. Thực tế này cho thấy, chợ bán buôn đƣợc hình thành và phát triển sau các chợ thông thƣờng.

Ngoài ra, Kuala Lumpur còn có chợ hoạt động vào những dịp lễ hội. Có trên 34,6 ngàn ngƣời buôn bán nhỏ đƣợc cấp phép hoạt động theo chợ này. Đặc điểm của các chợ này là: chỉ hoạt động trƣớc và trong kỳ lễ hội; địa điểm họp chợ không cố định; giấy phép hoạt động với loại chợ này chỉ trong kỳ lễ hội; kinh doanh tổng hợp các sản phẩm lƣơng thực, thực phẩm và đồ trang trí.

2.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh về chợ đầu mối ở Thái Lan

Trƣớc năm 1957, thƣơng mại truyền thống (chợ, cửa hàng tƣ nhân nhỏ lẻ) vẫn chiếm vị trí độc tôn. Các loại hình thƣơng mại hiện đại đầu tiên (cửa hàng bách hoá, siêu thị,…) chỉ thực sự xuất hiện ở Thái Lan sau năm 1957. Từ năm 1999 đến nay, các loại hình thƣơng mại hiện đại phát triển nhanh và gây tác động mạnh đến thƣơng mại truyền thống. Theo Bộ Thƣơng mại Thái Lan, trong tổng giá trị lƣu chuyển hàng hoá, loại hình thƣơng mại truyền thống vẫn chiếm tới 70% vào giai đoạn trƣớc khủng hoảng Châu Á (1997), sau đó chỉ còn 46% vào năm 2002.

Mặc dù, loại hình thƣơng mại truyền thống đang bị lấn át bởi loại hình thƣơng mại hiện đại, nhƣng Chính phủ Thái Lan vẫn quan tâm phát triển các loại chợ. Hiện nay, hệ thống chợ ở Thái Lan có 4 loại chợ chính:

- Chợ công sở: Họp ở gần công sở, thƣờng từ 11 giờ đến 14 giờ; đối tƣợng phục vụ là các công chức.

- Chợ cuối tuần: Họp từ trƣa thứ 7 đến chiều chủ nhật, thƣờng tập hợp khá đông những ngƣời bán với đủ loại hàng hoá.

- Chợ đêm: Họp vào các đêm trong tuần, bán đủ loại hàng hoá có nguồn gốc khác nhau do đủ các thành phần mang tới.

- Chợ đầu mối bán buôn: để thúc đẩy phát triển các chợ đầu mối bán buôn hàng nông sản, năm 1991 Cục Nội thƣơng thuộc Bộ Thƣơng mại Thái Lan đã ban hành qui định về việc thúc đẩy tổ chức chợ trung tâm hàng nông sản, sau đó đƣợc sửa đổi vào các năm 1993, 1995, 1998. Hiện nay, Thái Lan có hệ thống chợ đầu mối bán buôn hàng nông, thuỷ sản tƣơng đối phát triển. Hệ thống chợ này không chỉ góp phần đắc lực vào việc tiêu thụ hàng nông thuỷ sản cho nông dân, mà còn tham gia vào hoạt động xuất khẩu ở Thái Lan.

Trong hệ thống chợ này có tới 91 chợ của tƣ nhân (công ty cổ phần, công ty TNHH, HTX, hay nhóm nông dân) do Cục Nội thƣơng Thái Lan quản lý, trong đó có 16 chợ rau quả, 72 chợ thóc gạo và 3 chợ thuỷ sản. Bên cạnh hệ thống chợ tƣ nhân, Thái Lan còn có 32 chợ đầu mối công cộng do Chính phủ đầu tƣ trực tiếp, trong đó có 2 chợ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp (Bộ Tài chính) và 30 chợ thuộc Bộ Nông nghiệp. Đối với các chợ đầu mối, các khu vực mua bán trong chợ thƣờng đƣợc phân thành: khu mua bán trung gian với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho giới trung gian đến giao dịch mua bán; khu mua bán trực tiếp dành cho ngƣời sản xuất (nông dân) và ngƣời tiêu dùng đến bán, mua hàng trực tiếp; khu bán buôn là khu dành cho ngƣời sản xuất đến bán hàng nông sản với qui mô lớn; khu vực bán lẻ thƣờng là toà nhà để các hộ kinh doanh bán các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của dân cƣ khu vực chợ.

Số lƣợng ngƣời tham gia mua bán hàng hóa tại các chợ rất đa dạng, bao gồm cả các nhà môi giới trung gian, nông dân, các hộ kinh doanh cố định, các nhà buôn và ngƣời tiêu dùng trực tiếp. Đối với các chợ rau và hoa quả, mỗi tỉnh chỉ thành lập 1 chợ, nếu lập thêm chợ phải cách xa chợ cùng loại ít nhất 50 km; đối với chợ thóc gạo và hoa màu là 30 km; các chợ còn lại cũng có khoảng cách ít nhất là 30 km. Đồng thời các chợ thóc gạo và hoa màu phải có kho chứa ít nhất 1.000 tấn. Các chợ khác cũng phải có kho chứa với quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với mặt hàng nông sản.

Khi xây dựng, nhà chợ thƣờng là nhà khung sắt hoặc bê tông, xây 1 tầng thoáng rộng, để trống không có tƣờng ngăn giữa các sạp hàng, gian hàng.

Các phƣơng thức, hình thức mua bán tại các chợ Thái Lan bao gồm: mua bán trực tiếp, thanh toán bằng tiền mặt, mua và thanh toán theo hợp đồng với nông dân (thƣờng là mua khối lƣợng lớn phục vụ cho xuất khẩu), bán đấu giá (chủ yếu ở các chợ bán buôn thủy sản).

Trong chợ có trung tâm quản lý chất lƣợng hàng hóa để kiểm tra chất lƣợng hàng hóa mua bán trên chợ. Trung tâm này đƣợc Cục Khoa học y tế (Bộ Y tế) cấp giấy chứng nhận hành nghề và thuộc hệ thống kiểm tra chất độc hại quốc gia. Số lƣợng cán bộ trong chợ tùy thuộc vào quy mô, loại hình chợ. Ví dụ để quản lý chợ đầu mối nông sản ở Thái Lan, thƣờng có khoảng 100 nhân viên/chợ. Các khoản lƣơng và các chi phí khác đều lấy từ tiền cho thuê diện tích kinh doanh.

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Thái Lan còn giúp đỡ các chợ về tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động của chợ nhƣ tuyên truyền để thu hút khách hàng, đƣợc cung cấp tài liệu và thông tin về chợ hàng nông sản trong và ngoài nƣớc, đƣợc hỗ trợ về tín dụng trong phát triển chợ khi cần thiết (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh chợ đầu mối tiêu thụ nông sản ở một số địa phƣơng trong nƣớc

* Kinh nghiệm quản lý chợ ở thành phồ Hồ Chí Minh: Tƣ nhân quản lý chợ

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thƣơng Mại thành phố đã thí điểm cho tƣ nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhƣng ban đầu mới chỉ đấu thầu từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18 chợ đƣợc đấu thầu toàn phần. Trƣớc khi cho tƣ nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một số quận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tƣ sửa chữa đều do Ngân sách Nhà nƣớc bỏ ra. Nhƣng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộp ngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trƣớc.

Chợ Tân Phú (thuộc quận Tân Bình) là chợ loại 2 (quy mô 310 sạp), đƣợc tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2001. Ngƣời trúng thầu là một cá nhân. Trƣớc khi đấu thầu, chợ này nộp ngân sách chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, nhƣng hiện nay đã tăng lên gần 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các chi phí sửa chữa, tân trang chợ, thuê nhân viên đều do chợ tự lo, không phải ngân sách cấp. Còn đối với chọ Tân Hƣơng (quận Tân Bình) đơn vị trúng thầu là Hợp tác xã Tân Tiến. Khi chợ còn thuộc sự quản lý của phƣờng, việc thu chi cũng không cân đối đủ, huống gì chuyện sửa chữa chợ, dẫn đến tình trạng chợ xuống cấp, tiểu thƣơng và dân cƣ kêu ca. Đến nay, ngoài việc nộp ngân sách Nhà nƣớc mỗi năm chợ bỏ ra từ 50-60 triệu đồng để duy tu, sửa chữa quầy sạp.

Tƣ nhân trực tiếp đứng ra quản lý đƣợc chủ động hoàn toàn vấn đề tài chính nhƣng vẫn theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc theo dõi và hỗ trợ nên

hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp. Một khi tƣ nhân tự bỏ vốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phƣơng án kinh doanh tốt nhất để thu đƣợc lợi nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản. Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… cũng đƣợc quản lý sâu sát hơn. Theo Sở Thƣơng mại Thành phố Hồ Chí Minh, trƣớc kia (khi chƣa tƣ nhân hoá) các vấn đề trên do phƣờng, quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng khác nhau và phải chi cho ngân sách địa phƣơng nên chỉ đƣợc thực hiện một cách lỏng lẻo. Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên đƣợc cải thiện hơn so với chợ do Nhà nƣớc trực tiếp trực tiếp quản lý. Ngoài ra các quầy sạp cũng đƣợc bố trí ngăn nắp, gọn gàng hơn nên số tiểu thƣơng tăng đáng kể.

* Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Hợp tác xã quản lý chợ

Theo Thống kê thì Thành phố Cần Thơ có 88 chợ, khoảng trên 50% là chợ loại 3. Nhiều chợ xã, phƣờng, thị trấn tƣơng đối kiên cố nhƣng không ít nơi còn nhếch nhác do thiếu quan tâm tổ chức, quản lý, sắp xếp ngành. Nguồn phí chợ thu đƣợc ít địa phƣơng trích lại một phần cho tái đầu tƣ phát triển chợ. Bên cạnh đó, các Ban quản lý chợ còn yếu kém, ít kinh nghiệm, chu yếu lo tập trung vào thu lệ phí… chứ không mấy bận tâm đến công tác thăm dò thị trƣờng, định kế hoạch phát triển khai thác chợ sao cho ngƣời bán thì mong muốn có một chỗ trong chợ để buôn bán thuận lợi, còn ngƣời mua thì khi có nhu cầu cũng nghĩ ngay đến chợ "sạch sẽ ngăn nắp, giá cả phải chăng, cân đo trung thực". Đây là hiện trạng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ. Do đó để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ, việc thay đổi hình thức tổ chức quản lý đã đƣợc tiến hành. Uỷ ban nhân dân Thành phố Cân Thơ đã giao 17 chợ cho các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng, khai thác kinh doanh. Mặc dù đến nay mới chỉ có một số chợ do Công ty Thƣơng mại Tổng hợp Thành phố Cần Thơ khai thác đƣợc, số còn lại bị vƣớng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng nhƣng các chợ khai thác đƣợc đều kinh doanh rất tốt, nộp ngân sách tăng nhanh.

Đến nay, Liên minh Hợp tác xã Thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Sở Thƣơng mại khảo sát mạng lƣới chợ, chủ yếu là các chợ loại 3 trên toàn thành phố, tiến hành các bƣớc vận động tổ chức thí điểm Hợp tác quản lý chợ ở một số chợ thuộc quận ninh Kiều. Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có Hợp tác xã Bình Tây từ một Hợp tác xã Nông nghiệp chuyển sang "đa ngành nghề" đã thực hiện mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổn định cho các xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú. Hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)