Giải pháp phát triển và hoàn thiện quản lý chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 106 - 110)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH

4.4.3. Giải pháp phát triển và hoàn thiện quản lý chợ

Phát triển thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới trên cơ sở kết hợp giữa loại hình tổ chức thƣơng mại truyền thống và hiện đại. Trong đó, tại khu vực thành phố, thị xã và thị trấn các huyện, khu tập trung dân cƣ, khu công nghiệp... có thể chú trọng phát triển các loại hình tổ chức thƣơng mại hiện đại (nhƣ siêu thị, trung tâm thƣơng mại, cửa hàng tiện ích) kết hợp với các loại hình tổ chức thƣơng mại truyền thống (nhƣ chợ, các cửa hàng bán lẻ truyền thống).

Thứ nhất, cải thiện cơ chế, chính sách đối với đầu tƣ phát triển hạ tầng

thƣơng mại nói chung và đối với mạng lƣới chợ nói riêng.

Những chính sách hỗ trợ phát triển thƣơng mại nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại nói riêng đƣợc ban hành trong thời gian qua nhìn chung vẫn ở tình trạng “chủ trƣơng”, chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng các quy định về đất đai, tài chính, tín dụng… Chẳng hạn, một số chính sách hỗ trợ phát triển chợ đã đƣợc ban hành nhƣng phạm vi và mức hỗ trợ không đáng kể, đồng thời nguồn vốn hỗ trợ cũng chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Theo Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 các kết cấu hạ tầng thƣơng mại cũng đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ nhƣ các khu công nghiệp, nhƣng đến nay vẫn chƣa có các qui định cụ thể. Mặt khác, còn thiếu những cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ khác nhƣ: chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại nông thôn; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thƣơng mại, hộ kinh doanh mở rộng mạng lƣới kinh doanh ở địa bàn nông thôn… Nguyên nhân của tình trạng này là do các chính sách hỗ trợ phát triển còn chồng chéo giữa các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng phân tán nguồn lực. Chẳng hạn, chính sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển chợ nông thôn vừa do Bộ Công Thƣơng thực hiện (theo Nghị định 02/2003 và Nghị định 114/2009), vừa do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện (theo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, chính sách tiêu thụ nông sản). Vì vậy, cần có sự phối hợp trong ban hành chính sách giữa các cấp, các ngành nhằm tránh tình trạng chồng chéo trong chính sách để chính sách đi vào thực tế hiệu quả hơn.

Mặt khác, để phát triển mạng lƣới chợ tại các xã khu vực nông thôn trên địa bàn Tỉnh cũng cần sự hỗ trợ của vốn ngân sách (gồm ngân sách địa phƣơng và Trung ƣơng) để đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của dân cƣ cũng nhƣ thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Với chủ trƣơng xã hội hóa trong đầu tƣ xây dựng và quản lý chợ nhƣ hiện nay sẽ rất khó khăn trong đầu tƣ xây dựng và chuyển đổi mô hình kinh doanh đối với những chợ tại vùng nông thôn. Với đặc thù là chợ nông thôn, điều kiện phát triển kinh tế tại các xã còn nhiều khó khăn, thƣơng mại chậm phát triển, hiệu quả đầu tƣ thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tƣ xây dựng chợ.

Đối với các chợ khu vực thành thị (thị trấn các huyện và trung tâm TP.Hải Dƣơng, TX. Chí Linh) có thể thực hiện xã hội hóa, không cần hoặc chỉ cần hỗ trợ một phần vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, để có thể khuyến khích

các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng và kinh doanh các chợ này cần có chính sách hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính cũng nhƣ những chính sách về thuế, lãi suất... để tạo thuận lợi trong quá trình đầu tƣ và kinh doanh khai thác chợ.

Thứ hai, xác định nguồn vốn phát triển đối với mạng lƣới chợ khu vực

nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách, bao gồm cả ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng thay vì chủ trƣơng xã hội hóa đầu tƣ nhƣ hiện nay.

Mặc dù kết cấu hạ tầng thƣơng mại nông thôn, trong đó có mạng lƣới chợ đã đƣợc chủ trƣơng xã hội hóa đầu tƣ từ lâu (tại Nghị định 02/2003 và Nghị định 114/2009). Tuy nhiên, xét trên thực tế cho thấy chủ trƣơng này chỉ có thể áp dụng đối với những chợ tại khu vực thành thị có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, còn đối với khu vực nông thôn, do đặc thù của những vùng này có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, kém thu hút các nhà đầu tƣ do hiệu quả đầu tƣ thấp, khả năng thu hồi vốn không cao… nên chủ trƣơng xã hội hóa khó khả thi.

+ Đối với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách: Ngân sách trung ƣơng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng của chợ đầu mối, tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông sản hoặc ở nơi thu hút và phát luồng hàng nông sản. Còn ngân sách địa phƣơng hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các chợ chợ hạng 2, hạng 3 ở địa bàn nông thôn. Lồng ghép việc xây dựng các chợ dân sinh với các dự án và chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách (tài chính, tín dụng, đất đai...) để tạo dựng hạ tầng kỹ thuật chợ.

+ Đối với nguồn vốn đầu tƣ ngoài ngân sách (từ các thành phần kinh tế nhƣ doanh nghiệp, hộ kinh doanh): Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ chợ đầu mối nông sản, các chợ ở khu trung tâm huyện, các khu đông dân cƣ, khu công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để các thƣơng nhân tham gia góp vốn đầu tƣ xây dựng, nâng cấp chợ tại địa bàn nông thôn. Ngoài ra, vốn đầu tƣ xây dựng chợ còn đƣợc huy động từ các hộ kinh doanh trong chợ (góp vốn trƣớc, thuê lại quầy, sạp, cửa hàng trong chợ sau).

+ Ƣu tiên nguồn vốn đầu tƣ đối với chợ đang hoạt động nhƣng là chợ tạm, có cơ sở vật chất còn nghèo nàn hoặc chợ vi phạm mốc giới giao thông cần phải di dời, giải toả và chợ có cơ sở vật chất, kỹ thuật xuống cấp nghiêm trọng, quá tải… ; chợ xây mới tại những xã chƣa có chợ nhƣng có nhu cầu về chợ cao để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cƣ; chợ thuộc địa bàn các xã

điểm nông thôn mới.

+ Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ thành các chợ có quy mô lớn hơn (hạng 2) để trở thành chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lƣới chợ dân sinh ở các xã; Lấy chợ làm hạt nhân, tổ chức quanh khu vực ảnh hƣởng của chợ các loại hình thƣơng mại, dịch vụ khác để hình thành các khu thƣơng mại - dịch vụ tổng hợp.

Thứ ba, hoàn thiện tổ chức quản lý chợ. Theo đó, phát triển mạng lƣới

chợ, bao gồm chợ tại cả khu vực thành thị và nông thôn trên cơ sở tích cực thực hiện chuyển đổi các mô hình quản lý kinh doanh chợ, từ mô hình hoạt động kém hiệu quả sang mô hình hoạt động hiệu quả hơn, chẳng hạn nhƣ từ mô hình Ban quản lý sang mô hình doanh nghiệp chợ, hợp tác xã chợ… Tuy nhiên, để có thể nhanh chóng hoàn thành quá trình chuyển đổi này, nhà nƣớc cần có những hƣớng dẫn cụ thể về quy trình chuyển đổi giúp các địa phƣơng có thể thực hiện tốt chủ trƣơng này.

Xác định mục tiêu quản lý cần đạt đƣợc ở từng giai đoạn cụ thể trong quá trình phát triển của mạng lƣới chợ. Chẳng hạn, đối với khu vực nông thôn, mục tiêu quản lý là nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại trong vùng quan trọng hơn mục tiêu đảm bảo cân đối thu - chi của chợ, nhƣng đối với khu vực thành thị, mục tiêu quản lý cần đạt đƣợc sẽ toàn diện hơn, nhƣ đảm bảo tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo văn minh đô thị, tạo việc làm cho dân cƣ đô thị, bảo vệ môi trƣờng...

Xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển dụng những ngƣời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành hoạt động chợ nhƣ là một nghề nghiệp chuyên môn.

Tổ chức bộ máy quản lý chợ phù hợp với đặc điểm, hoạt động, quy mô và loại hình chợ trên từng địa bàn. Đối với chợ ở các huyện chƣa có điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh chợ, tiến hành tổ chức các Ban quản lý chợ, chịu sự quản lý của Phòng Kinh tế - Hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)