PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
4.2.10. Những hạn chế và nguyên nhân
a, Về ban hành, phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật
- Các nội dung quản lý của Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng, của UBND tỉnh Hải Dƣơng mặc dù đã đƣợc ban hành theo hƣớng dẫn của Bộ. Tuy nhiên các chính sách, nội dung chƣa đúng và chƣa chi tiết để có thể áp dụng đối với toàn bộ hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh, mà chỉ mới tập trung quản lý các chợ hạng 1, chợ đầu mối, và một số chợ nằm ở trung tâm huyện. Việc xây dựng các văn bản pháp luật quản lý chƣa thực sự gắn với nhu cầu. Các cơ quan ban hành không nắm rõ điều kiện của địa phƣơng trong xây dựng và phát triển chợ nên các chính sách đƣa ra chƣa phù hợp với tất cả các chợ.
Thậm chí, Sở Công Thƣơng chỉ quản lý các chợ loại 1 mà không hề nắm đƣợc thông tin về quy mô, số lƣợng và hoạt động kinh doanh của các chợ loại 2, 3.
Nguyên nhân: Các quy định chung của Bộ, Sở ban ngành áp dụng cho phạm vi cả nƣớc, cả tỉnh, khi về các địa phƣơng có những đặc thù riêng nên các
nội dung quản lý khó đƣa vào thực tế. Các quyết định đƣa ra không kèm theo hƣớng dẫn cụ thể nên trong quá trình triển khai có những sai lệch.
- Các quy định, nội dung quản lý chƣa mang tính dài hạn theo định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thiếu linh hoạt trọng áp dụng quản lý.
Nguyên nhân: Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý của tỉnh chƣa có sự thống nhất hoàn toàn trong quá trình ra quyết định, quy định quản lý. Dẫn đến sự chồng chéo một số văn bản pháp luật về quản lý đối với HĐKD, cũng nhƣ nhu cầu trao đổi, mua bán của ngƣời dân thay đổi nhanh nên phải điều chỉnh thƣờng xuyên.
b, Về mô hình tổ chức quản lý kinh doanh và khai thác chợ
- Hoạt động của BQL, TQL chợ đã có những kết quả tốt, tuy nhiên phần lớn bộ máy quản lý này hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Các BQL, TQL chịu sự quản lý trực tiếp của địa phƣơng nên chỉ quan tâm tới nguồn thu mà thiếu sự quan tâm đầu tƣ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ. Mặt khác, các cán bộ của BQL, TQL chợ kiêm nhiệm nhiều công việc nên không sát sao trong việc quản lý, nhắc nhở các vi phạm trong hoạt động tại chợ.
Nguyên nhân: Nhiều cán bộ trong BQL, TQL chợ chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nên việc nắm bắt các nội dung quản lý để truyền đạt, phổ biến cho ngƣời dân chƣa đầy đủ. Đặc biệt là BQL, TQL ở chợ nông thôn, hạn chế trong việc tiếp thu các kiến thức, quy định mới về HĐKD tại chợ nên hiệu quả công tác quản lý chƣa cao.
- Các doanh nghiệp tham gia xây dựng, cải tạo và hƣớng tới quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp cũng mới chỉ thực hiện đƣợc bƣớc đầu là cải tạo xây dựng hạ tầng thƣơng mại, mà chƣa thực hiện đƣợc việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo nghị định của Chính phủ.
Nguyên nhân: Vì các doanh nghiệp này cho rằng, quản lý chợ là một hoạt động mang tính tổng thể và nhiều vấn đề bất cập. Mà hiện nay các mô hình BQL, TQL cho thấy rõ, các doanh nghiệp chỉ hƣớng tới mục tiêu lợi nhuận nên họ tham gia một cách thận trọng để đề phòng các rủi ro có thể gặp phải khi việc quản lý không hiệu quả.
c, Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Việc xử lý các vi phạm còn mang tính trƣớc mắt, không có hiệu quả lâu dài, chƣa có tính răn đe cao nên việc tái phạm còn phổ biến, nhất là các vi phạm về họp chợ không đúng nơi quy định, buôn bán hàng kém chất lƣợng, không tuân thủ các quy định về bố trí hàng hóa trong ki-ốt làm ảnh hƣởng đến công tác an
ninh, PCCC. Việc kiểm tra các vi phạm tại các chợ trên địa bàn nông thôn, các chợ tạm không theo quy trình; việc xử phạt vi phạm không triệt để, thiếu công bằng, không phân minh.
Nguyên nhân: Sự hợp tác trong việc thực thi các nội dung quản lý trong HĐKD chợ giữa các cơ quan chức năng địa phƣơng và bản thân các hộ kinh doanh còn lỏng lẻo, bản thân một bộ phận ngƣời kinh doanh và ngƣời mua tại chợ không có ý thức trong việc thực hiện quy định về HĐKD trong chợ, ý thức về xả rác thải, bảo vệ môi trƣờng, về đảm bảo an ninh, an toàn chợ. Trong khi đó, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi nên càng gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra. Hơn nữa kinh phí dành cho đội ngũ nhân lực hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, kinh phí đầu tƣ máy móc đo lƣờng phát hiện các gian lận thƣơng mại rất hạn chế.