Xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 103 - 106)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH

4.4.2. xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh tại các

chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

4.4.2.1. Về tổ chức quản lý và ban hành, phổ biến chính sách, pháp luật

a, Đối với các Sở ngành chức năng

- Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng cần hoàn thiện việc trình duyệt các quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý HĐKD tại chợ. Tích cực tuyên truyền và triển khai thực hiện Quy định về hỗ trợ và khuyến khích đầu tƣ xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn giai đoạn 2013-2020. Tổ chức chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chƣơng trình, dự án phát triển về hệ thống chợ và HĐKD tại chợ đã đƣợc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở. Ngoài ra, phải theo dõi, tổng hợp, báo cáo thƣờng xuyên UBND tỉnh và Bộ Công Thƣơng tình hình thực hiện QLNN đối với HĐKD tại các chợ .

- Sở Công Thƣơng cụ thể hóa các nội dung liên quan tới quản lý sao cho phù hợp với thực trạng HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Cân nhắc đến tính linh động, dễ thay đổi khi ban hành các nội dung quản lý giúp phù hợp với thực tiễn khi đƣa vào thực hiện, và nhanh chóng khi có sự điều chỉnh của Bộ ngành, trung ƣơng.

- Cần có sự tham gia phối hợp và thống nhất của các Sở ngành liên quan để hoàn thiện trật tự thị trƣờng, tăng cƣờng quản lý về chất lƣợng hàng hóa, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng; bao gồm:

+ Sở Y tế có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lƣợng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

+ Sở Tài nguyên môi trƣờng có nhiệm vụ kiểm tra tình hình vệ sinh môi trƣờng tại các khu vực chợ. Sở Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ đo lƣờng, giám sát các gian lận thƣơng mại bằng các máy móc, thiết bị công nghệ.

+ Sở Nội vụ có hƣớng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL chợ.

+ Sở Tài chính bố trí kinh phí cho việc triển khai các hoạt động quản lý + Sở Kế hoạch và đầu tƣ tham mƣu UBND tỉnh trong quy hoạch và xây dựng chợ.

b, Đối với UBND các cấp

- UBND tỉnh Hải Dƣơng:

+ Cần rà soát để sửa đổi, bổ sung kịp thời và tổ chức thực hiện tốt các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác qui hoạch, phát triển và quản lý chợ.

+ Quy định chặt chẽ Nội quy chợ đối với chợ hạng 1, đặc biệt phải chỉ đạo việc bố trí mặt bằng, ki-ốt trong chợ đảm bảo hợp lý, khoa học, không có sự chênh lệch nhiều về lợi thế thƣơng mại, tạo sự hấp dẫn cao cho các đối tƣợng thuê mặt bằng.

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra định kỳ theo tháng, quý và kiểm tra đột xuất đối với các thƣơng nhân, hộ kinh doanh về việc nộp thuế, phí chợ, thực hiện nội quy chợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh.

- UBND các huyện:

+ Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện bám sát tình hình HĐKD tại các chợ hạng 2, 3 trên địa bàn, báo cáo định kì với UBND tỉnh và Sở Công Thƣơng về hiện trạng chợ: cơ sở vật chất, mặt bằng, thiết bị phòng chống cháy nổ, hệ thống điện nƣớc, dịch vụ khác tại chợ, số hộ kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh…. Để có sự xem xét, hỗ trợ công tác quản lý của địa phƣơng tốt nhất.

+ Thực hiện đúng với chỉ thị và quyết định của cơ quan cấp tỉnh trong quản lý HĐKD tại các chợ trên địa bàn. Ban hành các văn bản quản lý theo hƣớng dẫn của UBND tỉnh và Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng về Nội quy chợ, quy định về hàng hóa kinh doanh, quy định phòng chống cháy nổ, dịch vụ chợ.

+ UBND huyện, nhất là các huyện Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành cần phối hợp và hỗ trợ các ban ngành cấp tỉnh trong việc quản lý hoạt động tại chợ hạng 1 nằm trên địa bàn huyện.

- UBND các xã:

+ Cần tích cực tìm hiểu và cập nhật kịp thời các chính sách quản lý HĐKD tại chợ do cấp trên ban hành.

+ Có chính sách quản lý cụ thể đối với các chợ tạm mà hạ tầng chợ và các dịch vụ chợ chƣa hoàn thiện, ban hành các quyết định về vấn đề chợ cóc trên địa bàn.

4.4.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

- Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng cần tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức cho các cán bộ Sở, ngành, cán bộ quản lý của các huyện, xã; mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ với nội dung và hình thức phù hợp. Đào tạo cơ bản kết hợp với bồi dƣỡng ngắn hạn tại địa phƣơng đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý bằng cách điều chỉnh đội ngũ cán bộ hiện có, bổ sung những cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực công tác; nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ trong các chợ đáp ứng yêu cầu của công tác phát triển và quản lý chợ trong thời kỳ mới. Có chính sách ƣu đãi nhằm thu hút nhân tài, đặc biệt thu hút các nhà quản lý giỏi. Tiêu chuẩn hoá cán bộ, nhân viên tổ chức và quản lý chợ. Đặc biệt chú ý tiêu chuẩn chọn cán bộ, nhân viên vào làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

- UBND các cấp cần quy định rõ trách nhiệm của các cán bộ quản lý thuộc BQL, TQL đƣợc giao quyền tại các chợ trên địa bàn. BQL, TQL có trách nhiệm giám sát, chỉ đạo chung các hoạt động chợ, không kiêm nhiệm các công việc khác nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý. Yêu cầu các cán bộ quản lý tại các chợ có mặt hàng ngày, đúng giờ, thƣờng xuyên báo cáo với cơ quan chức năng diễn biến hoạt động chợ. Đồng thời các cán bộ của phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cần tham gia các lớp bổ trợ kiến thức về quản lý hoạt động trợ của Sở Công Thƣơng tổ chức, đăng ký học các khóa học dài hạn để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn.

- UBND các huyện, xã có thể chủ động mở các lớp tập huấn, đào tạo có sự cố vấn của các cán bộ cấp trên ngay tại địa phƣơng với các hình thức phù hợp.

4.4.2.3. Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

UBND tỉnh Hải Dƣơng lập kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra định kỳ theo tháng, quý và kiểm tra đột xuất đối với các thƣơng nhân, hộ kinh doanh về việc nộp thuế, phí chợ, thực hiện nội quy chợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh.

Tập trung vào việc tăng cƣờng công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống cháy nổ, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lƣợng…cụ thể:

+ Cần có quy định về việc quy hoạch đồng bộ thu gom và sử lý (tái chế, tiêu huỷ, trôn lấp) rác thải ở chợ, bao gồm việc điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn rác thải và tổng lƣợng rác thải phát sinh hàng ngày; đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế rác thải; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, khu chôn lấp chất thải; lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý rác thải; xác định tiến độ và nguồn lực việc thu gom và xử lý rác thải.

+ Công tác Phòng cháy chữa cháy phải đƣợc chú trọng ngay từ khâu bố trí địa điểm thuận lợi cho công tác PCCC, xa nguồn lửa và những nơi dễ gây cháy nổ, đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm, quy chuẩn về PCCC trong thiết kế, xây dựng, trang thiết bị và bố trí lực lƣợng PCCC tại chỗ. Trong đó ƣu tiên áp dụng các giải pháp tự động báo cháy, tự động dập cháy. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống cháy nổ, cứu nạn; xử lý nặng các vi phạm về phòng chống cháy nổ để ngăn ngừa cháy nổ gây thiệt hại về ngƣời và tài sản chợ.

Các cuộc thanh tra, kiểm tra phải diễn ra công khai, minh bạch, phải có dự tham gia đầy đủ của đại diện các Sở ban ngành, cơ quan các cấp; đặc biệt tăng cƣờng các thiết bị kĩ thuật tiên tiến trong quá trình kiểm tra, xét nghiệm để có kết quả chính xác. Việc xử lý vi phạm về HĐKD tại chợ nên làm theo nhiều phƣơng pháp; nhắc nhở đối với các trƣờng hợp vi phạm lần đầu và không nghiêm trọng, răn đe, xử phạt hành chính đối với các trƣờng hợp tái phạm, có thể dùng hình thức cƣỡng chế, xử lý theo pháp luật đối với các trƣờng hợp cố tình vi phạm và có hành vi chống đối quy đinh, chống đối pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)