Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 61 - 69)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

4.2.1. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ

4.2.1.1. Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ: "Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật".

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định lập và giao cho BQL chợ quản lý một hoặc một số

chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Trƣờng hợp lập BQL liên chợ thì ở từng chợ có thể lập Ban hay tổ điều hành chợ.

Tại các chợ ở Hải Dƣơng, BQL chợ có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nƣớc và các hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp đồng với thƣơng nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng nội quy của chợ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện nội quy chợ và xử lý các vi phạm về nội quy chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc theo hƣớng dẫn của Bộ Thƣơng mại.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức mô hình chợ có Ban quản lý

Tuỳ từng quy mô và loại chợ, BQL chợ sẽ có trƣởng ban và có một đến hai phó trƣởng ban. Trƣởng ban, phó trƣởng ban do Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật.

Trƣởng Ban quản lý chợ Phó Ban quản lý Đội bốc xếp vận chuyển Đội bảo vệ Các tổ dịch vụ Tổ kiểm tra Tổ điện nƣớc Tổ vệ sinh môi trƣờng Tổ kiểm định số lƣợng chất lƣợng Tổ cung cấp thông tin thị trƣờng Tổ y tế Tổ trông giữ bảo quản tài sản Bộ phận tổng hợp Tổ quản lý ngành hàng

Trƣởng BQL chợ chịu trách nhiệm trƣớc UBND cấp có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của chợ và của BQL chợ. Phó trƣởng ban có trách nhiệm giúp trƣởng ban và chịu trách nhiệm trƣớc trƣởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do trƣởng ban phân công.

Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lƣợng công việc và khả năng tài chính, trƣởng BQL chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật.

4.2.1.2. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ)

Để hiểu đƣợc doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là gì trƣớc hết cần phải định nghĩa khái niệm doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế đƣợc thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ các đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau nhƣ doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Vậy tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ) là gì?

Ta coi chợ nhƣ một tổ chức hoạt động kinh doanh bình thƣờng, các công ty, các cá nhân, các tổ chức có mong muốn đều có thể tham gia đầu tƣ và tiến hành xây dựng chợ, các cấp chính quyền địa phƣơng thông báo mời thầu. Các tổ chức, các cá nhân có khả năng có thể tham gia đấu thầu. Thông qua đấu thầu có thể chọn ra đƣợc một tổ chức, một cá nhân có năng lực nhất để tiến hành đầu tƣ, kinh doanh, khai thác, tổ chức và quản lý chợ đó. Khi đó, địa phƣơng trên cơ sở là chủ sở hữu đất cho thuê, có thể thu phí hàng năm, ngoài ra còn có thể thu thêm thuế Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (vì đây là doanh nghiệp đầu tƣ để kinh doanh chợ).

Doanh nghiệp đầu tƣ, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ… và cũng phải hoạt động độc lập nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hƣởng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.

một mức phí hợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán đƣợc tại chợ. Ngoài ra còn có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ở các địa phƣơng nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng.

Vậy: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp

được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chợ doanh nghiệp kinh doanh khai thác quản lý chợ

* Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý

chợ tại Hải Dương

Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định dƣới sau:

- Đƣợc tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanh nghiệp quản lý.

- Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.

Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Hành chính - tổ chức Phòng Quản lý chợ Đội bốc xếp Các tổ dịch vụ Tổ kiểm tra Tổ điện nƣớc Đội vệ sinh môi trƣờng Đội bảo vệ Tổ quản lý ngành hàng

- Xây dựng nội quy trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo nội quy chợ và xử lý các vi phạm về nội quy chợ.

- Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thƣơng mại và phù hợp với yêu cầu của thƣơng nhân kinh doanh tại chợ.

- Ký kết hợp đồng với các thƣơng nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc của thƣơng nhân kinh doanh tại chợ theo hƣớng dẫn của cơ quan chức năng.

- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc theo hƣớng dẫn của Bộ Thƣơng mại.

Nhận xét chung: Sự xuất hiện của các loại hình quản lý (cụ thể là hai

loại hình trên) có thể thấy rõ rằng, sự quản lý chợ ở nƣớc ta đã dần dần đƣợc chuyên nghiệp hoá và cách bố trí cũng nhƣ sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn, đó là hiệu quả của công tác quản lý. Nó hợp lý hoá cách phân bổ lực lƣợng lao động quản lý, phân cấp quản lý tạo nên sự thống nhất, gắn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể, để họ hoạt động một cách độc lập, thống nhất và hiệu quả.

Số lƣợng chợ hoạt động hiệu quả ngày càng tăng bằng các hình thức quản lý chuyên nghiệp, tạo nên sự phát triển vững mạnh của mạng lƣới chợ ở nƣớc ta. Số lao động quản lý trong chợ ngày càng tăng, có tính chuyên môn, nghiệp vụ hơn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chợ tại thời điểm hiện tại và cả trong tƣơng lai.

Khi công tác quản lý chợ đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp, mọi hoạt động của chợ đều đƣợc lên kế hoạch một cách hợp lý, hệ thống hạch toán kinh doanh có thể cho biết kết quả của quá trình hoạt động của chợ, từ đó có thể đƣa ra những phƣơng án hiệu quả để xử lý và khắc phục. Các hoạt động của chợ sẽ chủ động hơn khi chúng ta nắm bắt đƣợc quy trình quản lý chợ một cách hợp lý (nhƣ các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá tổng kết…).

ở các chợ trong nƣớc, mỗi chợ phải có một hình thức quản lý phù hợp thì nó mới có thể hoạt động hiệu quả và có thể phát triển đƣợc trong tƣơng lai.

4.2.1.3. Thực tế việc chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Từ năm 2003, Chính phủ có chủ trƣơng chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Thế nhƣng đến năm 2017 (sau gần 14 năm), việc thực hiện chủ trƣơng này ở Hải Dƣơng vẫn ì ạch.

Có một thực tế tại Hải Dƣơng mà theo Phó Trƣởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cẩm Giàng nhận định, là rất khó chuyển đổi quản lý chợ (QLC) từ cấp xã sang cho HTX hoặc doanh nghiệp quản lý theo chủ trƣơng của Chính phủ. Sau 14 năm triển khai mô hình này, huyện Cẩm Giàng vẫn chƣa chuyển đổi đƣợc chợ nào.

Lý do theo Phó Trƣởng phòng này là bởi, hầu hết các chợ của Cẩm Giàng hiện nay là chợ hạng 3, do các địa phƣơng quản lý. Họ tự cử ngƣời làm nhiệm vụ trông coi và thu các khoản phí của tiểu thƣơng. Toàn bộ nguồn thu này đều đƣợc nộp về ngân sách địa phƣơng. Nếu chuyển cho doanh nghiệp hoặc HTX quản lý thì địa phƣơng sẽ không còn nguồn thu này nữa. Vì lo mất quyền lợi nên nhiều địa phƣơng không muốn chuyển đổi.

Tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh mặc dù chợ đã xuống cấp, lụp xụp, hạ tầng không bảo đảm cho hoạt động kinh doanh, buôn bán nhƣng chính quyền địa phƣơng vẫn khƣ khƣ giữ quyền quản lý. Khi doanh nghiệp ngỏ ý muốn đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp sau đó chịu trách nhiệm quản lý chợ thì chính quyền viện ra nhiều lý do để từ chối.

Thậm chí, theo một lãnh đạo xã ở huyện Gia Lộc thì, nhiều doanh nghiệp tha thiết muốn địa phƣơng tạo điều kiện để đầu tƣ xây dựng chợ nhƣng chúng tôi không đồng ý. Doanh nghiệp phải có lợi thì họ mới làm. Để có đƣợc chợ mới chúng tôi thƣờng phải cắt một phần đất cho họ sau đó họ mới đầu tƣ. Nếu chúng tôi đồng ý chuyển đổi khác nào đổi đất lấy hạ tầng? Liệu chợ xây xong, ngƣời dân có vào mua bán hay lại để hoang nhƣ ở nhiều nơi. Vì vậy chúng tôi chƣa muốn chuyển đổi.

Theo thống kê của Sở Công thƣơng, đến nay giữa năm 2017, toàn tỉnh mới có khoảng 5% số chợ đƣợc chuyển đổi mô hình quản lý.

Ngoài các nguyên nhân trên thì theo trƣởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Gia Lộc, còn một nguyên nhân khác xuất phát từ chính bản thân doanh

nghiệp. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đƣợc kêu gọi đầu tƣ xây dựng chợ sau đó trực tiếp quản lý nhƣng họ cũng không mặn mà. Năng lực hoạt động của các HTX còn thấp nên cũng chƣa mạnh dạn đứng ra QLC cho các địa phƣơng.

Để đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ, ngày 11/4/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

Các đối tƣợng điều chỉnh ở đây là các chợ hạng 1 - 2 - 3, đang hoạt động phù hợp với quy hoạch mạng lứoi chợ của Tỉnh, do nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ. Các chợ này sẽ thực hiện phƣơng thức thu hút nhà đầu tƣ mua lại tài sản trên đất, đầu tƣ xây mới trên nền chợ cũ và các chợ đƣợc xây dựng tại các vị trí quy hoạch mới bằng nguồn vốn huy động của các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc.

Để hỗ trợ việc thành lập ban chuyển đổi mô hình quản lý chợ, UBND tỉnh đã thành lập Ban chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Theo đó, quy mô cấp tỉnh sẽ do đồng chí Phó chủ tịch UBND Tỉnh là Trƣởng ban; Giám đốc Sở Công Thƣơng là Phó Trƣởng ban.

Còn tại các huyện, Trƣởng ban sẽ là Phó Chủ tịch UBND huyện và Phó trƣởng ban là lãnh đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng (hoặc phòng Kinh tế).

Các ban này sẽ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổng thể chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn theo từng giai đoạn; chỉ đạo, hƣớng dẫn việc chuyển đổi; thẩm định để trình UBND tỉnh các vấn đề liên quan; theo dõi, giải quyết các vƣớng mắc nếu có.

Công tác quản lý sẽ đƣợc phân về các Sở ban ngành có liên quan theo từng đầu mục, trách nhiệm cũng đƣợc giao cho UBND các huyện. Còn đối với các doanh nghiệp, HTX tiếp nhận quản lý, kinh doanh chợ thì cần phải tổ chức tiếp nhận toàn bộ hiện trạng chợ.

Trong đó bao gồm, cơ sở hạ tầng, bộ máy quản lý, nhân viên, tài sản, tài chính, hồ sơ có liên quan. Ngoài ra, các đơn vị này cũng cần thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ đƣợc giao và hoàn tất hồ sơ về đất đai, thực hiện nộp tiền thuê đất, hoàn trả kinh phí ngân sách hỗ trợ hoặc đầu tƣ xây dựng chợ (nếu có), cùng các khoản nộp ngân sách theo quy định.

Doanh nghiệp, HTX quản lý, kinh doanh khai thác chợ phải cũng sẽ phải thực hiện báo cáo theo định kỳ 6 tháng/lần (trƣớc ngày 15/6 và 15/12 hàng năm). Và trách nhiệm cuối cùng là phải chịu trách nhiệm sửa chữa, duy tu bảo dƣỡng,

nâng cấp chợ để đảm bảo điều kiện hoạt động của chợ, đảm bảo các điều kiện về văn minh thƣơng mại, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ.

Việc chuyển đổi này sẽ đƣợc tỉnh Hải Dƣơng thực hiện theo từng giai đoạn, từ 3 - 5 năm.

Bảng 4.11. Danh sách các chợ do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

STT Tên chợ Địa chỉ Tên doanh nghiệp,

HTX quản lý

Ghi chú

1 Chợ Phủ Xã Thái Học, huyện Bình Giang

Công ty TNHH MTV Tây Bắc Hải Dƣơng

Ngoài ra, có một số chợ đang trong quá trình

đầu tƣ hoặc chuyển đổi sang

hình thức DN/HTX nhƣ:

Chợ Phú Yên, chợ Hải Tân mới

(TPHD); chợ Nứa (xã Tân An,

H.Thanh Hà); chợ Mông (xã Phúc Thành) và chợ Lê Ninh (xã Lê Ninh),H. Kinh

Môn 2 Chợ Minh Tân Thị trấn Minh Tân, Kinh Môn Công ty TNHH Đức Dƣơng 3 Chợ May II (chợ con) Phƣờng Quang Trung, TP Hải Dƣơng Công ty TNHH MTV Núi Đỏ 4 Chợ Thành Đông Đƣờng Lƣơng Thế Vinh Công ty TNHH MTV Việt Đức 5 Chợ đầu mối nông sản Gia Xuyên Xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc CN Công ty TNHH TM XD Hồng Minh 6 Chợ Đọ (Đầu mối nông sản) Xã Ứng Hoè, huyện Ninh Giang

Công ty TNHH Thành Dƣơng

7 Chợ Thông Xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện

Công ty TNHH MTV Tây Bắc Hải Dƣơng

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Nhìn chung, các chợ sau khi chuyển đổi từ mô hình Ban quản lý sang mô hình doanh nghiệp chợ đều hoạt động khá hiệu quả, cơ sở vật chất của chợ đƣợc đầu tƣ khang trang, hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hóa của dân cƣ. Do vậy, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục những giải pháp nhằm khuyến khích việc chuyển đổi mô hình quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)