Quản lý vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm trong chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 75 - 78)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

4.2.4. Quản lý vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm trong chợ

Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo các Ban quản lý các chợ, Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ thực hiện đảm bảo công tác vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Tại đa số các chợ, các Ban quản lý, Tổ quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ đều phân công ngƣời làm nhiệm vụ vệ sinh quét dọn, tập kết và xử lý rác thải, tại các chợ đều trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy nhƣ bình xịt cứu hỏa, hệ thống bể nƣớc phòng cháy chữa cháy, công tác kiểm tra đóng dấu kiểm dịch đối với thực phẩm từ gia súc gia cầm đƣợc thực hiện tại các chợ.

Chợ là nơi thải ra một lƣợng lớn rác mỗi ngày, nhƣng số lƣợng các chợ có thùng rác vẫn còn quá ít. Đó là chƣa kể, một số chợ có thùng rác cũng chỉ để cho có chứ không đủ phục vụ. Tuy nhiên, do việc có quá nhiều rác thải nên các chợ cũng chỉ quây một khu trống thành nơi rác, chứ không bố trí nhiều thùng rác.

Nhà vệ sinh, bồn rửa tay thậm chí còn chiếm tỷ lệ quá thấp. Ở nhiều chợ, việc phóng uế bừa bãi vẫn xảy ra hàng ngày do không đủ tiền ích phục vụ. Vòi nƣớc công cộng để rửa chân tay cũng đƣợc nhiều chợ quan tâm hơn, bởi ngoài việc vệ sinh, các tiểu thƣơng có thể lấy nƣớc phục vụ sản xuất.

Bảng 4.15. Trang thiết bị và hoạt động vệ sinh môi trƣờng tại chợ Số chợ có Số chợ có Tỷ lệ (%) (tổng 172 chợ) I Trang thiết bị 1 Thùng rác 92 53,49 2 Nhà vệ sinh 37 21,51 3 Bồn rửa tay 16 9,30 4 Vòi nƣớc công cộng 70 40,70 5 Dụng cụ diệt ruồi muỗi 55 31,98

II Hoạt động VSMT

1 Công nhân quét chợ 75 43,60 2 Thu gom rác hàng ngày 59 34,30 3 Phân loại rác 2 1,16 4 Bãi rác tập trung 48 27,91

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Các hoạt động vệ sinh môi trƣờng tại chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng còn chƣa đƣợc đẩy mạnh. Công nhân quét chợ còn ít và thu gom rác hàng ngày vẫn phụ thuộc vào đội vệ sinh môi trƣờng của địa phƣơng. Việc phân loại rác gần nhƣ không phổ biến tại các chợ ở Hải Dƣơng. Chỉ 1 - 2 chợ có hoạt động này, nhƣng cũng chỉ là làm thí điểm trong một thời gian ngắn.

Đối với công tác vệ sinh môi trƣờng, hàng ngày tại các chợ đều có ngƣời lao động phụ trách quét rọn, thu gom rác thải về vị trí tập kết. Tuy nhiên, tại một số chợ, hệ thống thoát nƣớc gây nên tình trạng ứ đọng, ngoài ra có một số chợ có số lƣợng lớn các hộ kinh doanh thực hiện giết mổ gia súc, gia cầm, cá… nhƣ chợ Thạch Khôi (phƣờng Thạch Khôi, TP.Hải Dƣơng) thì vấn đề vệ sinh môi trƣờng cần đƣợc quan tâm có biện pháp để cải thiện tình trạng nƣớc thải ứ đọng, gây ô nhiễm. Các chợ khu vực nông thôn, hàng ngày đều có ngƣời lao động thực hiện quét dọn vệ sinh, tuy nhiên đa phần các chợ đƣợc xây dựng từ lâu, cơ sở vật chất xuống cấp, và ý thức của ngƣời bán hàng, ngƣời mua hàng tại chợ còn chƣa cao

Theo thống kê của Ban quản lý một số chợ đầu mối lớn trên địa bàn tỉnh, về khối lƣợng chấy thải túi nilon khó phân huỷ phát sinh ngay trong năm 2019 thì đây là một con số đáng báo động.

Theo đó, các chợ có quy mô lớn mỗi ngày thải ra 5 - 10 xe rác. Một số chợ đầu mối lớn nhƣ Hội Đô hay Gia Xuyên, số lƣợng túi nilong khó phân huỷ ƣớc tính 20.000 kg. Trong khí đó, số lƣợng túi thân thiện môi trƣờng nhƣ túi giấy, túi sinh thái chỉ bẳng một nửa.

Cuộc chiến chống ô nhiễm môi trƣờng vẫn còn nhiều khó khăn, bởi ý thức tự giác của cả ngƣời sử dụng và nhà sản xuất túi nilong khó phân hủy còn chƣa cao.

- Vấn đề vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề gây đƣợc nhiều sự quan tâm chú ý của các tầng lớp nhân dân, trong khi đó các chợ lại là nơi tập trung cung ứng chủ yếu số lƣợng lƣơng thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh. Hiện nay vấn đề thực phẩm bày bán tại các chợ bao gồm thực phẩm tƣơi sống nhƣ thịt, cá, tôm, rau, hoa quả…và thực phẩm đã qua chế biến nhƣ bánh, kẹo, đƣờng sữa. Các loại thực phẩm tại chợ phong phú và đa dạng. Tại các chợ vẫn còn tồn tại số lƣợng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ, thực phẩm không an toàn, chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hƣởng xấu, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng ngƣời sử dụng. Đối với các thực phẩm tƣơi sống và rau, hoa quả là những thực phẩm có số lƣợng hàng hóa tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, việc kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc quan tâm thực hiện, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý. Thực phẩm không an toàn vẫn đƣợc bán tại các chợ. Việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về vệ sinh thực phẩm đƣợc tiến hành, nhƣng do số lƣợng ngƣời bán và hàng hóa tiêu thụ quá lớn. Trong khi đó, lƣợng lƣợng cán bộ chức năng còn thiếu, phƣơng tiện nghiệp vụ còn hạn chế, cơ chế xử phạt chƣa đủ sức răn đe với những hộ kinh doanh vi phạm đã bị phát hiện xử lý… Bởi vậy, trong thời gian tới công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên rất cấp thiết đối với các cơ quản quản lý nhà nƣớc để có biện pháp quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ ngƣời tiêu dùng.

Theo số liệu từ Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hải Dƣơng, trong tháng 2/2019, lực lƣợng quản lý thị trƣờng đã kiểm tra kiểm tra và xử lý 70 vụ việc (trong đó vi phạm hàng cấm 02; vi phạm hàng giả; vi phạm nhãn hàng hóa 16; vi phạm giá 28; vi phạm ATVSTP 3 và 16 vụ việc khác. Hàng hóa tịch thu bao gồm thuốc lá nhập lậu 555 và Hero 26 bao, Sữa hết hạn sử dụng các loại 04 hộp,

giầy thể thao NIKE giả nhãn hiệu 25 đôi, pháo nổ 2,6kg và 20 khẩu súng nhựa). Tổng trị giá thu phạt 106 triệu đồng.

Đây đều là hàng hoá thu giữ đƣợc trong khu vực chợ, Trung tâm thƣơng mại, siêu thị và các đại lý, cửa hàng tạp hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)