Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 40)

Các đề tài nghiên cứu này đã hệ thống, khái quát một số lý luận cơ bản về chợ; các mô hình tổ chức, quản lý chợ; quản lý chợ; đề ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý hệ thống chợ. Đó là những giá trị khoa học đƣợc tác giả thừa kế trong quá trình nghiên cứu quản lý hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng, tỉnh Phú Phọ. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc của các đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý hệ thống chợ, những công trình nghiên cứu này đề cập đến vấn đề quản lý hệ thống chợ dƣới các góc độ tiếp cận khác nhau và tại các địa phƣơng khác nhau. Khoảng trống nghiên cứu tác giả cần tiếp tục nghiên cứu đó là công tác Quản lý hệ thống chợ tại Hải Dƣơng, tỉnh Phú Phọ. Theo tìm hiểu của tác giả, đến nay chƣa có nghiên cứu chuyên sâu nào về hệ thống chợ trên địa bàn Hải Dƣơng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn sẽ không bị trùng lặp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn về việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn Hải Dƣơng.

PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HẢI DƢƠNG

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hải Dƣơng

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hải Dƣơng nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng. Từ xa xƣa đã là một trong những cái nôi tạo ra nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Đặc biệt, tên tuổi Hải Dƣơng còn gắn bó với nhiều danh nhân nhƣ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sƣ Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.

Có vị trí chiến lƣợc, nên thời nay, Hải Dƣơng thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngoài ra, còn tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hƣng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

Không chỉ vậy, Hải Dƣơng còn là điểm nối quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây. Tuy nhiên, chỉ mất 30 phút di chuyển bằng đƣờng cao tốc.

3.1.1.2. Điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu

Khí hậu: Hải Dƣơng nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

 Lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm

 Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ

 Độ ẩm tƣơng đối trung bình: 85 – 87%

 Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C

Diện tích:

Bảng 3.1. Bảng kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hải Dƣơng năm 2018

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng Tổng diện tích tự nhiên 1 TP Hải Dƣơng 2.598,77 6.377,68 13,46 8.989,91 2 Tứ Kỳ 12.291,45 6.202,08 23,89 18.517,42 3 Bình Giang 8.204,39 3.642,57 7,71 11.854,67 4 Thanh Hà 10.679,99 7.212,74 0,20 17.892,93 5 Chí Linh 20.836,89 8.623,27 129,30 29.589,46 6 Kinh Môn 11.518,93 7.567,18 91,75 19.177,86 7 Gia Lộc 8.076,63 4.512,23 12.588,86 8 Nam Sách 7.779,60 4.584,87 12.364,47 9 Ninh Giang 10.212,36 5.446,94 3,06 15.662,36 10 Cẩm Giàng 6.642,86 5.977,37 0,84 12.621,07 11 Thanh Miện 9.677,00 4.719,84 14.396,84 Tổng diện tích 108.518,87 64.866,77 270,21 173.655,85

Nguồn: Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hải Dƣơng (2019 )

Địa hình: Hải Dƣơng đƣợc chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất đƣợc nhiều vụ trong năm.

Nhƣ vậy, với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu này đã tạo điều kiện thích hợp đối với phát triển nhiều loại cây trồng, tạo nguồn hàng phục vụ lƣu thông hàng hóa trên thị trƣờng, bao gồm cả thi trƣờng trong tỉnh, trong nƣớc

và ngoài nƣớc, quá trình lƣu thông hàng hóa thuận lợi, từ đó góp phần thúc đẩy thƣơng phát triển mại tỉnh.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hải Dƣơng

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

Theo số liệu từ Cục Thống kê Hải Dƣơng, tại thời điểm 01/7/2016, khu vực nông thôn có trên 421 nghìn hộ, tăng 4,8%; trên 1.271 nghìn nhân khẩu, giảm 0,4%; gần 648 nghìn ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. So với năm 2011, tăng trên 19 nghìn hộ, giảm trên 37 nghìn ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Số hộ và số lao động nông thôn trong những năm vừa qua không chỉ biến động về lƣợng, mà có sự chuyển dịch nhanh sang hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Cũng theo Cục này, cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của hộ ở khu vực nông thôn đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng tích cực: số hộ nông nghiệp giảm mạnh và số hộ công nghiệp tăng nhanh. Cơ cấu loại hộ khu vực nông thôn năm 2016 so với kết quả TĐT năm 2011:

+ Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,8 %, giảm 20 điểm%; + Hộ công nghiệp - xây dựng chiếm 31,5 %, tăng 12,9 điểm %;

+ Hộ thƣơng nghiệp,vận tải, dịch vụ khác chiếm 16,5%, tăng 2,7 điểm %; + Hộ khác chiếm 13,2 %, tăng 4,4 điểm %.

Phân bổ lao động làm việc trong những năm vừa qua cũng thể hiện việc cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hƣớng nâng cao tỷ trọng khu vực phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tại thời điểm 01/7/2016, cơ cấu lao động khu vực nông thôn theo hoạt động chính: nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 33,96%, giảm 16,36 điểm %; công nghiệp, xây dựng chiếm 44,2%, tăng 12,78 điểm %; các ngành dịch vụ chiếm 20,52%, tăng 2,9 điểm % so với năm 2011.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo xu hƣớng trên còn thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu hộ theo thu nhập. Tại thời điểm 01/7/2016, có hơn 117 nghìn hộ có thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 12 tháng qua, chiếm 27,9% tổng số hộ nông thôn, giảm 15,1 điểm % so với năm 2011; hơn 236 nghìn hộ có thu nhập lớn nhất từ hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 56,1% và tăng 12,3 điểm %; gần 68 nghìn hộ có thu nhập lớn nhất từ các nguồn khác, chiếm 16%, tăng 2,8 điểm% so với năm 2011.

Bảng 3.2. Bảng Dân số - Lực lƣợng lao động tỉnh Hải Dƣơng Đơn vị tính: Nghìn ngƣời 2016 2017 2018 Dân số 1.785,8 1.797,3 1.807,5 Lực lƣợng lao động 1.035,2 1.035,3 1.036,3 Nguồn: Tổng Cục thống kê

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nƣớc quý I năm 2018 ƣớc tính là 55,1 triệu ngƣời, tăng 586,8 nghìn ngƣời so với cùng kỳ năm 2017. Hải Dƣơng cũng ghi nhận mức tăng nhƣng chỉ khoảng 1.000 ngƣời so với năm trƣớc, tỷ lệ 1%. Mức tăng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2017 là rất thấp, gần nhƣ không đáng kể.

Dân số Hải Dƣơng liên tiếp trong 2 năm liên tăng chỉ trƣởng 1%. Con số này không phải nhiều và cũng vì thế, số ngƣời trong độ tuổi lao động cũng chỉ ghi nhận mức tăng trƣởng tƣơng đƣơng.

3.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hải Dương

Về kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) ƣớc tăng 9,1% so với năm 2017, cao hơn bình quân cả nƣớc (ƣớc tăng gần 7,0%); thấp hơn một số tỉnh lân cận nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLTS) tăng 6,0%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,8% (công nghiệp +11,1%, xây dựng +7,7%); dịch vụ tăng 6,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ƣớc đạt 9,4% - 58,8% - 31,8% (năm 2017 là 9,6% - 57,9% - 32,5%).

Đóng góp vào tăng trƣởng chung 9,1%, nhóm ngành NLTS đóng góp 0,6 điểm%; công nghiệp, xây dựng đóng góp 6,4 điểm% (trong đó, công nghiệp đóng góp 6,0 điểm%, xây dựng đóng góp 0,4 điểm%); dịch vụ đóng góp 2,1 điểm%.

Năm 2018, khu vực NLTS có mức tăng trƣởng cao (+6,0%); nguyên nhân chính do khu vực trồng trọt có một năm đƣợc mùa, cây lúa và nhiều loại cây hàng năm khác cho năng suất cao; đặc biệt sản lƣợng quả vải cao nhất từ trƣớc đến nay (hơn 66 nghìn tấn, gấp hơn 2,3 lần năm 2017).

Ngành công nghiệp, xây dựng của tỉnh có những sản phẩm chủ yếu nhƣ điện, xi măng, ô tô chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 50%) trong giá trị sản xuất ngành, tăng trƣởng của ngành này sẽ quyết định tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.

Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) ƣớc đạt 227.467 tỷ đồng, bằng 115,7% kế hoạch năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trƣớc; tăng cao ở một số ngành chiếm tỷ trọng lớn nhƣ: SX điện tử, máy tính; SX kim loại; SX trang phục, giày dép; trong đó có sự đóng góp chủ yếu của các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (trong nƣớc chỉ Lilama 69-3; Môi trƣờng xanh An Phát; thép Hòa Phát và năng lƣợng Hòa Phát là các DN lớn có mức tăng khá).

Về xã hội:

Dân số & lao động:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018 + Dân số hơn 1.807,5 nghìn ngƣời

+ Mật độ dân số trung bình: 1.083 ngƣời/km2. + Dân số thành thị: 456,8 nghìn ngƣời

+ Dân số nông thôn: 1350,7 nhìn ngƣời + Nam: 886 nghìn ngƣời

+ Nữ: 921,5 nghìn ngƣời

Giao thông & cơ sở hạ tầng: Tỉnh Hải Dƣơng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

- Hệ thống giao thông: gồm đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt; Phân bố hợp lý, giao lƣu rất thuận lợi tới các tỉnh.

+ Đƣờng bộ: có 4 tuyến đƣờng quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đƣờng cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện. Hệ thống đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa phận Hải Dƣơng và thành phố Hải Dƣơng rất thuận tiện cho lƣu thông hàng hoá.

+ Đƣờng sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.

Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đƣờng vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nƣớc ngoài qua cảng Cái Lân, cũng nhƣ hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.

+ Đƣờng thuỷ: với 400 km đƣờng sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đƣờng thuỷ một cách thuận lợi.

Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lƣu kinh tế từ Hải Dƣơng đi cả nƣớc và nƣớc ngoài rất thuận lợi.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Cùng với sợ phát triển của kinh tế thị trƣờng, sự phát triển ngày càng nhanh và đa dạng các loại hình thƣơng mại bên cạnh các hình thức thƣơng mại truyền thống. Để hệ thống chợ Việt Nam nói chung và chợ trên địa bàn Hải Dƣơng nói riêng không bị lạc hậu trong sức ép của quá trình hội nhập và có đủ sức cạnh tranh với các nhà phân phối trong nƣớc và nƣớc ngoài, Nhà nƣớc cần quan tâm đầu tƣ xứng đáng trong việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, ban hành các chính sách quản lý thiết thực và có tính lâu dài.

Nhận định rõ tính cấp thiết trong việc hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại chợ hiện nay, đề tài đã tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi liên quan đến: QLNN về HĐKD tại chợ là nhƣ thế nào? Có những nội dung gì trong QLNN đối với HĐKD tại chợ? Tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành các nội dung quản lý nào? Việc thực hiện các chính sách quản lý của tỉnh đã phù hợp hay chƣa, có sự phối hợp với các Bộ, Sở, ban ngành nhƣ thế nào? Tỉnh Hải Dƣơng đã đạt đƣợc kết quả gì trong QLNN đối với HĐKD tại chợ trong thời gian qua? Những giải pháp nào là cần thiết để khắc phục các hạn chế nhằm hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại chợ trên địa bàn tỉnh?

Ngoài ra, việc chọn điểm nghiên cứu tại Hải Dƣơng là bởi, dân số sinh sống ở nông thôn gấp trên 3 lần số dân thành thị. Do đó, đây là Tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp.

Hơn nữa, Hải Dƣơng lại có mạng lƣới chợ đầu mối nông sản rộng khắp. Trung bình, mỗi huyện, thành phố có 14 chợ. Hệ thống các chợ loại 1 và chợ đầu mối nông sản đƣợc quan tâm đầu tƣ, có nơi lên tới 60 tỷ đồng. Vì thế, tác giả đã quyết định chọn địa phƣơng này làm điểm nghiên cứu.

Để đƣa ra góc nhìn khái quát nhất về tình hình quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối nông sản tại Hải Dƣơng, tác giả quyết định chọn chợ đầu mối Gia Xuyên (Gia Lộc) và chợ Hội Đô.

Đây là 2 chợ có khối lƣợng giao dịch hàng hoá đứng đầu trong tỉnh. Trong đó, chợ Gia Xuyên là chợ loại 1 đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ với số vốn lên tới 30 tỷ đồng.

Trên địa bàn còn 2 chợ đầu mối loại 1 tƣơng đƣơng với Gia Xuyên. Tuy nhiên, tác giả chọn chợ Gia Xuyên bởi đây là khu chợ đầu mối sầm uất và đƣợc nhiều thƣơng lái khắp nơi quy tụ về giao dịch.

Còn chợ Hội Đô là khu chợ đầu mối nằm ngay trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng. Khu chợ này đã đƣợc quy hoạch lại sau một thời gian hoạt động tự phát trong lòng thành phố.

Sau thời gian quy hoạch, chợ đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn và là đầu mối thu gom rất nhiều nông sản trong và ngoài tỉnh về đây. Rồi từ đó, hàng hoá toả đi rất nhiều nơi trong cả nƣớc.

Khu chợ này cũng có rất nhiều hoạt động xây dựng, mua bán và cho thuê các ki-ốt, do nhu cầu của tiểu thƣơng tăng cao. Vì thế, hoạt động quản lý nhà nƣớc tại đây vẫn còn nhiều điều đáng phải bàn tới.

3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

+ Số liệu thống kê tại Bộ Công Thƣơng, Tổng cục Thống kê, Sở Công thƣơng tỉnh Hải Dƣơng

+ Báo cáo hàng năm của Ban quản lý các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản + Các công trình khoa học đã nghiên cứu

+ Các chính sách của Trung ƣơng và tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành về quản lý hệ thống chợ đầu mối tiêu thụ nông sản

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Bảng 3.3. Chọn mẫu nghiên cứu

Đối tƣợng Số Lƣợng (ngƣời) Phƣơng pháp thu thập

Sở Công Thƣơng 2 Phỏng vấn sâu Phòng Quản lý thƣơng mại 3 Phỏng vấn sâu Ban quản lý chợ Chợ hạng 1: 10 ngƣời Phỏng vấn sâu

Thảo luận nhóm Điều tra

Chợ hạng 2: 10 ngƣời Chợ hạng 3: 8 ngƣời

+ Thu thập số liệu của các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Hải Dƣơng. + Tổng hợp ý kiến chuyên gia : Đƣợc dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cƣ́u . Các chuyên gia đƣợc hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đối vợ chợ, một số cán bộ công tác tại chợ . Nhƣ̃ng ý kiến chuyên gia đƣợc tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)