Đặc điểm hệ thống chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 50 - 53)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỢ ĐẦU MỐI TRÊN ĐỊA

4.1.1. Đặc điểm hệ thống chợ

4.1.1.1. Khái quát về các chợ trên địa bàn Hải Dương

Số lƣợng chợ: Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế (tháng 8/2016), trên địa bàn Tỉnh hiện có 172 chợ. Cho đến nay (9/2019), tổng số chợ vẫn trên địa bàn tỉnh vẫn là 172. Tuy nhiên, số lƣợng chợ phân bố không đồng đều giữa các huyện trên địa bàn Tỉnh. Trong đó, huyện Bình Giang (6 chợ) và Cẩm Giàng (7 chợ) có số lƣợng chợ thấp nhất; đồng thời, TP. Hải Dƣơng (19 chợ) và huyện Ninh Giang (19 chợ), Tứ Kỳ (19 chợ) có số lƣợng chợ nhiều nhất Tỉnh. Chênh lệch về số lƣợng chợ giữa huyện cao nhất và huyện thấp nhất tới hơn 3 lần.

Cơ sở vật chất của của mạng lƣới chợ trên địa bàn Tỉnh hiện nay còn nhiều hạn chế. Đến nay, trừ một số chợ quy mô hạng 1 và hạng 2 tại TP. Hải Dƣơng, TX. Chí Linh và trung tâm thị trấn các huyện có kết cấu nhà chợ chính đƣợc xây dựng kiên cố/bán kiên cố. Còn lại hầu hết các chợ hạng 3 tại các xã do thời gian xây dựng khá lâu, chƣa đƣợc đầu tƣ cải tạo nên cơ sở vật chất của chợ đã xuống cấp.

Các chợ tại khu vực thành thị (TP. Hải Dƣơng, TX. Chí Linh và chợ thị trấn các huyện) đã có bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình tối thiểu nhƣ: Bảng hiệu chợ; khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng; bãi giữ xe; khu thu gom và xử lý rác trong ngày; hệ thống cấp điện, cấp nƣớc; hệ thống cống rãnh; khu bán thực phẩm tƣơi sống, khu dịch vụ ăn uống; thiết bị phòng cháy chữa cháy... Các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình tối thiểu chƣa đƣợc áp dụng tại với các chợ khu vực nông thôn (chợ xã).

Theo báo cáo Tổng thể phát triển Thƣơng mại tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2025, bán kính phục vụ của chợ theo không gian, với diện tích tự nhiên của Tỉnh là 1668,16 km2. Nhƣ vậy, bình quân 9,7 km2 sẽ có một chợ. Hay nói cách khác, bán kính phục vụ của một chợ hiện nay là 1,77 km.

Bảng 4.1. Bán kính phục vụ của chợ trên địa bàn Tỉnh (tính đến 8/2016) TT Huyện, thành phố Tổng số chợ Quy mô diện tích (km2) Bán kính phục vụ của một chợ (Km) Tổng số xã, phƣờng, thị trấn Bán kính phục vụ (chợ/xã, phƣờng, thị trấn) 1 TP. Hải Dƣơng 19 72,66 1,10 21 0,9 2 Thị xã Chí Linh 13 282,92 2,63 20 0,7 3 H. Cẩm Giàng 7 110,05 2,24 19 0,4 4 H. Bình Giang 6 106,15 2,37 18 0,3 5 H. Kim Thành 14 115,08 1,62 21 0,7 6 H. Ninh Giang 19 136,8 1,51 28 0,7 7 H. Tứ Kỳ 19 170,18 1,69 27 0,7 8 H. Gia Lộc 17 114,03 1,56 23 0,7 9 H. Kinh Môn 14 165,33 1,94 25 0,6 10 H. Nam Sách 10 111,01 1,88 19 0,5 11 H. Thanh Hà 16 160,5 1,78 25 0,6 12 H.Thanh Miện 18 123,45 1,48 19 0,9 Tổng cộng 172 1668,16 1,77 265 0,6

Nguồn: Báo cáo Tổng thể phát triển Thƣơng mại tỉnh Hải Dƣơng (2025)

Con số này đang cao hơn so với quy định về bán kính phục vụ trung bình của một chợ xã (chợ hạng 3) là 1,0 km (Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 9211:2012). Thế nhƣng, nó lại thấp hơn bán kính phục vụ bình quân một chợ của cả nƣớc (bán kính phục vụ bình quân của một chợ của cả nƣớc là 3,5 km). Chỉ riêng TX. Chí Linh có bán kính phục vục của chợ cao nhất, đạt 2,63 km/chợ; và TP. Hải Dƣơng có bán kính phục vục của chợ thấp nhất, đạt 1,1 km/chợ.

4.1.1.2. Phân loại chợ

+ Phân loại chợ theo quy mô (Theo Nghị định 02/2003/NĐ - CP và Nghị

định 114/2009/NĐ - CP): Hầu hết các chợ trên địa bàn Tỉnh hiện nay là chợ hạng 3; số lƣợng chợ hạng 1 và hạng 2 chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong đó, có 149chợ hạng

3 (chiếm 86,6%); 20 chợ hạng 2, chiếm 11,6%; 3 chợ hạng 1 (chợ Đọ - xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang; Chợ đầu mối nông sản Gia Xuyên, huyện Gia Lộc; Chợ Sao Đỏ, Thị xã Chí Linh), chiếm 1,8%.

Bảng 4.2. Số lƣợng chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng năm 2018

STT Loại hình chợ Số lƣợng (chợ) Tỷ lệ (%)

1 Chợ hạng 1 và chợ đầu mối tƣơng đƣơng 3 1,8

2 Chợ hạng 2 20 11.6

3 Chợ hạng 3 149 86,6

Nguồn: Phòng Quản lý thƣơng mại - Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng

+ Phân loại chợ theo tính chất kinh doanh

Chợ chuyên doanh (là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc một số ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng): Hiện nay trên địa bàn Tỉnh đã hình thành loại hình chợ này, nhƣ chợ Cá tại phƣờng Thạch Khôi - TP. Hải Dƣơng.

Chợ tổng hợp: Hầu hết các chợ trên địa bàn Tỉnh hiện nay là chợ tổng hợp, kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt hàng khác nhau.

Chợ dân sinh (là chợ hạng 3 do UBND xã, phƣờng quản lý, kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của dân cƣ): Hầu hết các chợ trên địa bàn Tỉnh hiện nay là chợ dân sinh.

Chợ đầu mối: Hiện trên địa bàn Tỉnh có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối bán buôn nông sản Gia Xuyên, huyện Gia Lộc; chợ Đọ, xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang).

- Các mô hình quản lý chợ: Mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh hiện nay khá đa dạng, bao gồm cả mô hình doanh nghiệp chợ và mô hình Ban quản lý (BQL) chợ và Tổ quản lý (TQL) chợ. Ngoài một số chợ đã thực hiện chuyển đổi từ mô hình Ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ, hầu hết các chợ hiện nay đều đang áp dụng mô hình Ban quản lý hoặc Tổ quản lý chợ.

Trong đó, mô hình Ban quản lý chợ đƣợc áp dụng chủ yếu tại những chợ trung tâm thị trấn của huyện. Còn tại các chợ xã, cụm xã chủ yếu áp dụng mô hình Tổ quản lý.

Nhìn chung, các chợ sau khi chuyển đổi từ mô hình Ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ đều hoạt động có hiệu quả. Các chợ này đều đƣợc đầu

tƣ cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hóa của dân cƣ.

Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục khuyến khích thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, từ Ban quản lý/tổ quản lý sang mô hình doanh nghiệp chợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)