Tổ chức các dịch vụ trong hoạt động chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 81 - 85)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

4.2.6 Tổ chức các dịch vụ trong hoạt động chợ

- Về quản lý phòng chống cháy nổ chợ:

Đối với công tác phòng cháy chữa cháy đƣợc quan tâm, ở hầu hết các chợ đều đƣợc thành lập Tổ phòng cháy chữa cháy, thành viên Tổ phòng cháy chữa cháy đƣợc tập huấn kiến thức phòng cháy chữa cháy, trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy nhƣ bình xịt, loa, máy bơm nƣớc,… Tuy nhiên, do nhiều chợ đã trong tình trạng xuống cấp, dẫn đến việc dễ bắt lửa khi có sự cố nhƣ chập cháy

điện,…dễ bén lửa, nhanh lan rộng, do đó trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng vẫn xảy ra một số vụ cháy chợ gây thiệt hại về tài sản cho các hộ tiểu thƣơng.

Do đó, mọi tiểu thƣơng kinh doanh trong phạm vi chợ đều phải tuân thủ các quy định tại chợ nhƣ: nghiêm cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất, vật liệu, dụng cụ dễ cháy nổ trong phạm vi chợ; không đƣợc lập bàn thờ, thắp hƣơng (nhang), xông trầm; đốt nến, hóa vàng mã, đốt các loại giấy tờ, chất liệu khác...; không đun nấu (kể cả việc sử dụng bếp gas, bếp điện để đun nấu), xông đốt, sử dụng lửa trần và không sử dụng bàn là ở điểm kinh doanh cũng nhƣ trong phạm vi chợ.

Khu vực đƣợc phép sử dụng bếp đun nấu (nhƣ ở nơi bán hàng ăn), sử dụng bàn là (nhƣ cửa hàng may mặc, giặt là) trong phạm vi chợ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về PCCC và an toàn điện; bếp đun phải đảm bảo không khói, không gây ô nhiễm môi trƣờng; khi nghỉ kinh doanh mọi bếp đun nấu phải dập tắt lửa hoàn toàn, phải ngắt bàn là, bếp điện khỏi nguồn điện...

Không treo hàng, bày hàng vào hành lang an toàn, hệ thống dây điện, thiết bị điện, đƣờng cản lửa (dƣới đất, trên không), lấn chiếm đƣờng đi lại, đƣờng thoát nạn, cửa ra vào, cửa thoát nạn.

Phải chấp hành các quy định an toàn về điện, chỉ đƣợc sử dụng các thiết bị, vật liệu điện đƣợc đơn vị quản lý - khai thác chợ cho phép và/hoặc đã ghi trong hợp đồng...; nghiêm cấm sử dụng thiết bị, vật liệu điện tự tạo (nhƣ dùng giấy bạc hoặc dây

kim loại khác không phù hợp để thay thế cầu chì bị đứt, áp tô mát bị hỏng...) hoặc tự ý sửa chữa, mắc thêm dây điện, ổ cắm, công tắc (lắp bảng điện), các thiết bị tiêu thụ điện... ngoài thiết kế có sẵn; cấm sử dụng điện để đun nấu...; không đƣợc tự ý đƣa các nguồn điện khác và thiết bị phát điện vào sử dụng trong phạm vi chợ. Trƣờng hợp hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng điện cho máy chuyên dùng hay sử dụng tăng công suất đã quy định trong hợp đồng phải đăng ký và đƣợc phép của đơn vị quản lý - khai thác chợ mới đƣợc sử dụng. Thực hiện tự kiểm tra an toàn điện ở điểm kinh doanh; không sử dụng thiết bị, vật liệu điện hƣ hỏng, không bảo đảm an toàn. Khi mất điện hoặc nghỉ bán hàng, phải ngắt tất cả các thiết bị tiêu thụ diện (ngắt cầu giao, công tắc điện...) ở điểm kinh doanh ra khỏi nguồn điện, phải bảo đảm thực sự an toàn trƣớc khi ra về.

Mỗi hộ kinh doanh thƣờng xuyên, cố định trong chợ phải tự trang bị từ 1 đến 2 bình cứu hỏa đúng tiêu chuẩn cho phép để bảo đảm chữa cháy tại chỗ kịp thời; khi hết hạn sử dụng hoặc không còn tác dụng chữa cháy phải thay bình cứu hỏa mới.

Các phƣơng tiện, biển báo cháy nổ, thoát hiểm, cảnh báo, đề phòng nguy hiểm... phải đƣợc giữ gìn và bảo quản, không đƣợc làm hƣ hại, không đƣợc tự ý tháo dỡ, di chuyển, sử dụng vào mục đích khác; không để hàng hóa, vật cản che lấp thiết bị, dụng cụ chữa cháy...

Bộ phận phụ trách về phòng chống hỏa hoạn của chợ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện tốt các quy định về phòng chống hỏa hoạn. Khi có sự cố xảy ra phải chủ động xử lý, cử ngƣời báo ngay cho lãnh đạo đơn vị quản lý - khai thác chợ, Công an PCCC địa phƣơng, đồng thời tổ chức huy động mọi ngƣời cùng tham gia cứu chữa, hạn chế tối đa mọi thiệt hại do cháy nổ.

Thƣơng nhân, cán bộ, nhân viên quản lý chợ phải thƣờng xuyên kiểm tra, xem xét tình trạng an toàn PCCC tại điểm đang kinh doanh, nơi đang làm việc. Nếu có biểu hiện bất thƣờng phải báo ngay cho ngƣời có trách nhiệm của đơn vị quản lý - khai thác chợ để kịp thời xử lý. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, phải bình tĩnh (tri) hô báo động và tìm cách báo ngay với ngƣời có trách nhiệm của đơn vị quản lý - khai thác chợ hoặc Công an PCCC theo số điện thoại 114, đồng thời mọi ngƣời phải chủ động sử dụng các phƣơng tiện cứu hỏa tích cực dập tắt, khắc phục cháy nổ, nhanh chóng sơ tán ngƣời và tài sản ra khỏi khu vực bị cháy nổ. Nếu để xảy ra cháy nổ, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản do không

thực hiện quy định về PCCC, phòng chống thiên tai... thì đối tƣợng vi phạm phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo các Ban quản lý các chợ, Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ thực hiện đảm bảo công tác vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại các chợ trên địa bàn tỉnh, tại đa số các chợ, các Ban quản lý, Tổ quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ đều phân công ngƣời làm nhiệm vụ vệ sinh quét dọn, tập kết và xử lý rác thải, tại các chợ đều trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy nhƣ bình xịt cứu hỏa, hệ thống bể nƣớc phòng cháy chữa cháy, công tác kiểm tra đóng dấu kiểm dịch đối với thực phẩm từ gia súc gia cầm đƣợc thực hiện tại các chợ.

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC, tăng cƣờng các biện pháp an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ, kịp thời phát hiện chấn chỉnh, yêu cần cơ sở khắc phục, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ gây thiệt hại cho con ngƣời và tài sản. Qua kiểm tra cho thấy một số chợ xây dựng đã lâu, không có thiết kế nguồn nƣớc và không đƣợc thẩm định về PCCC; hệ thống điện xuống cấp lại câu móc chằng chịt. Bên cạnh đó, một số hộ vì nhu cầu kinh doanh tự ý cơi nới, lấn chiếm hành lang để sử dụng, hàn thêm khung sắt bảo vệ, vô tình gây cản trở cho công tác PCCC. Nhiều thiết bị phòng cháy đƣợc lắp đặt ở những vị trí bất lợi, khi xảy ra sự cố không đáp ứng tức thời. Theo báo Hải Dƣơng, trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 13% số chợ có đầy đủ hệ thống phòng chống cháy nổ, 38% chợ có hệ thống phòng chống cháy nổ nhƣng không đảm bảo sử dụng khi có cháy nổ, còn lại 49% chợ không đƣợc trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ. Để xảy ra hiện tƣợng cháy trung tâm thƣơng mại tại thành phố Hải Dƣơng tháng 9 năm 2013 vừa qua đã làm thiệt hại lớn về tài sản cho các thƣơng nhân, lỗi một phần do công tác quản lý của BQL chƣa sát sao trong việc nhắc nhở các hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động chợ, một phần do cơ sở hạ tầng, kết cấu đƣờng nƣớc tại khu vực trung tâm thƣơng mại xuống cấp, không hoạt động đƣợc. UBND tỉnh Hải Dƣơng đã họp bàn các cấp, chỉ đạo Sở Công Thƣơng và UBND các địa phƣơng rà soát lại toàn bộ hệ thống PCCC tại các chợ nằm trên địa bàn. Phát hiện nguy cơ cháy nổ cao tại nhiều chợ Hải Tân, Thanh Bình là các chợ có số hộ kinh doanh cao, nằm sát khu dân cƣ. Vì vậy, tỉnh Hải Dƣơng đang

trong quá trình kiểm tra, sửa chữa lại toàn bộ hệ thống PCCC tại các chợ, cũng nhƣ làm chặt chẽ hơn công tác quản lý của tất cả các cơ quan, bộ phận có liên quan, tránh để xảy ra hiện tƣợng cháy nổ chợ nhƣ thời gian vừa qua.

- Về quản lý hoạt động họp chợ, đảm bảo vệ sinh môi trường

Vấn đề vệ sinh môi trƣờng khu vực chợ nói riêng và đảm bảo vệ sinh môi trƣờng địa bàn tỉnh nói chung đƣợc các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dƣơng quan tâm và luôn tìm các giải pháp tốt nhất để khắc phục các vấn đề môi trƣờng, trong đó là vấn đề rác thải sinh hoạt, rác thải từ HĐKD chợ và các cơ sở sản xuất. Ngày 19 tháng 11 năm 2008, UBND tỉnh Hải Dƣơng ban hành Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong quyết định quy định rõ các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh là khu vực mà điều kiện phát triển chợ còn hạn chế, nên cần có sự chỉ đạo cụ thể về vấn đề thu gom, vận chuyển rác thải chợ và công tác vệ sinh môi trƣờng nơi họp chợ của BQL chợ nông thôn.

Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng cùng với UBND các địa phƣơng của tỉnh thƣờng xuyên tổ chức các đội thanh tra, giám sát để kiểm soát tình trạng họp chợ không đúng nơi quy định. Theo kết quả kiểm tra của 5 đoàn thanh tra do Sở Công Thƣơng chỉ đạo tại 12 chợ trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng và 23 chợ trên địa bàn các huyện vào đầu năm 2013 cho thấy, hơn 80% tại các chợ có tình trạng bên ngoài khu vực chợ có các lều, lán do những ngƣời buôn bán dựng lên, lấn chiếm lề đƣờng, gây tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trƣờng. Với các trƣờng hợp này, đội thanh tra yêu cầu BQL chợ xử lý bằng cách không cho họp chợ, bày bán hàng hóa, nếu không sẽ tịch thu, xử phạt hành chính từ 300 - 500 nghìn đồng.

Các cấp quản lý đã cố gắng giải quyết vấn đề vệ sinh môi trƣờng ở các chợ. Địa bàn tỉnh chủ yếu là chợ hạng 3, là các chợ không có nhà lồng, thiếu hệ thống cấp thoát nƣớc nên vấn đề vệ sinh tại các khu vực kinh doanh thực phẩm tƣơi sống: rau, thịt, thủy hải sản không đảm bảo. Mùi, rác thải từ các khu vực kinh doanh này ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh. Mặt khác việc họp chợ không đúng nơi quy định gây ra tình trạng xả rác bừa bãi làm mất mỹ quan và ô nhiễm môi trƣờng. Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng thƣờng xuyên kết hợp với Sở Tài Nguyên môi trƣờng để có biện pháp xử lý kịp thời vấn đề vệ sinh môi trƣờng tại chợ, đồng thời thƣờng xuyên triển khai công tác kiểm tra chợ để hƣớng dẫn, nhắc nhở ngƣời kinh doanh, xử phạt các hành vi cố tình vi phạm Nội quy chợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh doanh của các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)