Xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm về lƣu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của Bộ Công thương (Trang 35 - 36)

- Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII, ngày 3172007 hợp nhất Bộ Công

2.3.4. Xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm về lƣu trữ

Kế hoạch là công cụ để lãnh đạo và quản lý trong một lĩnh vực nào đó nhằm sử dụng một cách hợp lý các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của xã hội để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Kế hoạch hóa trong ngành lƣu trữ nhằm đảm bảo cho công tác lƣu trữ phát triển cân đối, nhịp nhàng, chủ động và bị động, thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nƣớc đề ra cho ngành trong từng giai đoạn lịch sử.

Về phía Nhà nƣớc, Luật Lƣu trữ đƣợc Quốc hội thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 đã tạo cơ sở và khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của công tác lƣu trữ và tài liệu lƣu trữ trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, để cho Luật đi vào cuộc sống, ngoài việc xây dựng những văn bản hƣớng dẫn, chúng ta phải tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội và ngƣời dân về vị trí và tầm quan trọng của công tác lƣu trữ và tài liệu lƣu trữ, mặc dù Luật Lƣu trữ đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 nhƣng sau một thời gian thực hiện Luật, công tác lƣu trữ vẫn cịn một số tồn tại nhƣ: Cơng tác lƣu trữ chƣa đƣợc tổ chức thống nhất; kinh phí dành cho lƣu trữ cịn thiếu, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế... Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác lƣu trữ, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc và nhiệm vụ cải cách hành chính Quốc gia, Chính phủ và Bộ Nội vụ đã xây dựng tƣơng đối đầy đủ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hƣớng dẫn về công tác lƣu trữ, đặc biệt ngày 27 tháng 6 năm 2012, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-BNV về việc phê duyệt quy hoạch ngành văn thƣ, lƣu trữ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu của Quyết định này là:

- Quản lý thống nhất công tác văn thƣ lƣu trữ trên phạm vi cả nƣớc; bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lƣu trữ và phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Định hƣớng sự phát triển của công tác văn thƣ lƣu trữ đến năm 2020 nhằm góp phần cung cấp thơng tin làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nƣớc xây dựng kế hoạch, cân đối, phân bổ các nguồn lực cho quá trình đầu tƣ phát triển đúng định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc góp phần thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020.

- Tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ để quản lý nhà nƣớc về công tác văn thƣ, lƣu trữ; làm căn cứ cho các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nƣớc xây dựng kế hoạch hàng năm, xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tƣ phát triển về lĩnh vực văn thƣ, lƣu trữ; đồng thời chủ động trong việc huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Có thể nói đây là văn bản pháp lý quan trọng trong việc vạch ra kế hoạch, chỉ rõ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cho toàn ngành Lƣu trữ nhằm thực hiện tốt hơn công tác lƣu trữ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của Bộ Công thương (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)