Tân văn, Tân th với công cuộc cải các hở Nhật Bản và Trung Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 72 - 77)

7. Bố cục của luận án

2.2. Sự du nhập và ảnh h-ởng của Tân văn, Tân th vào Việt Nam

2.2.1. Tân văn, Tân th với công cuộc cải các hở Nhật Bản và Trung Hoa

Tân văn, Tân th- với công cuộc cải cách ở Nhật Bản:

Nh- nhiều quốc gia châu á khác, ban đầu Nhật Bản đã từ chối văn minh ph-ơng Tây và tiến hành đóng cửa đất n-ớc. Năm 1868, vua Meiji (Minh Trị) đã tiến hành công cuộc cải cách ở Nhật Bản trên tinh thần tiếp thu văn minh ph-ơng Tây để tự c-ờng. Quá trình ph-ơng Tây hoá ở Nhật Bản đã diễn ra nhanh chóng. Nếu nh- châu Âu phải mất vài thế kỷ để công nghiệp hoá, thì Nhật Bản chỉ mất vài thập kỷ. Nhờ có cải cách Meiji mà Nhật Bản thoát khỏi làn sóng xâm l-ợc của ph-ơng Tây và trở nên hùng c-ờng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến Nhật Bản cải cách thành công là nhờ có Tân th-. Chính những sách báo tiến bộ của ph-ơng Tây đã giúp Fukuzawa Yukichi, nhà cải cách hàng đầu ở Nhật Bản, hiểu biết hơn về văn minh ph-ơng Tây, để từ đó đ-a ra những biện pháp cải cách đúng đắn cho Nhật Bản.

Fukuzawa ủng hộ chính sách mở cửa và chống lại t- t-ởng đối kháng với ph-ơng Tây bằng vũ lực ở Nhật Bản. Theo ông mở cửa là biện pháp tốt nhất để Nhật Bản giữ đ-ợc nền độc lập và trở nên phú c-ờng. Ông cho rằng sự khác biệt nhất về quốc lực giữa Nhật Bản và các n-ớc ph-ơng Tây là ở yếu tố kinh tế. Vì vậy, Nhật Bản Bản cần phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển kinh tế [90, 263].

Fukuzawa cho rằng kẻ thù nguy hiểm nhất của Nhật Bản không phải là kẻ thù quân sự mà là kẻ thù th-ơng mại, không phải là kẻ thù vũ lực mà là kẻ thù trí lực. Sự thành công hay thất bại của Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào sự mở mang dân trí. Muốn mở mang dân trí thì Nhật Bản phải tiếp thu văn minh ph-ơng Tây [90, 264].

Fukuzawa không coi văn minh ph-ơng Tây là hoàn hảo. Nh-ng tr-ớc khi kiến tạo một nền văn minh tân tiến, Nhật Bản phải tạm thời tiếp thu văn minh Tây ph-ơng. Quan niệm này của Fukuzawa vốn chịu ảnh h-ởng từ nội dung cuốn sách Lịch sử văn

minh châu Âu (Histoire de la civilisation en Europe) của Francois Guizot và cuốn Lịch sử văn minh n-ớc Anh (History of Civilization of England) của Henry Buckle. Theo

và phải trải qua ba giai đoạn là dã man, bán khai và văn minh. Theo họ các n-ớc ph-ơng Tây cuối thế kỷ XIX đã b-ớc sang giai đoạn văn minh, còn các n-ớc châu á vẫn đang ở trong giai đoạn bán khai hoặc dã man. Fukuzawa lo ngại rằng ng-ời châu Âu sẽ nhân danh đi khai hoá văn minh để xâm chiếm những nơi mà họ gọi là bán khai và dã man. Nhật Bản nằm ở châu á tất nhiên sớm muộn gì cũng bị ph-ơng Tây thôn tính. Vì vậy, Nhật Bản cần phải nhanh chóng tiếp thu văn minh ph-ơng Tây để bảo vệ nền độc lập của mình. Theo ông điều khó khăn nhất đối với Nhật Bản là làm thế nào hấp thụ đ-ợc tinh thần khoa học và tự lập của ng-ời ph-ơng Tây, còn việc tiếp thu các sự vật bên ngoài nh- áo, quần, nhà cửa và đồ ănchỉ là thứ yếu [90, 265- 266].

Những nhận thức về văn minh ph-ơng Đông và ph-ơng Tây của Fukuzawa có ảnh h-ởng mạnh mẽ đến giới trí thức Nhật Bản, đến định h-ớng và những thành công trong cải cách ở Nhật Bản. Những cuốn sách do Fukuzawa viết có tầm ảnh h-ởng lớn không chỉ ở Nhật Bản, mà còn ở một số n-ớc châu á khác nh- Trung Hoa và Việt Nam.

Tân văn, Tân th- với công cuộc cải cách ở Trung Hoa:

Nền văn minh Trung Hoa vốn có ảnh h-ởng sâu rộng đến nhiều n-ớc ở châu á. Trung Hoa tự coi mình là n-ớc văn minh ở vị trí trung tâm, còn các n-ớc láng giềng chỉ là man di. Nh-ng sự thất bại thảm hại trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất (1839- 1841) đã làm cho vua tôi triều Thanh thấy đ-ợc sự yếu kém và lạc hậu của Trung Hoa tr-ớc các n-ớc ph-ơng Tây. Vì vậy, một số trí thức Trung Hoa thức thời lúc đó đã nhanh chóng đi tìm hiểu sức mạnh của ph-ơng Tây.

Quan đại thần Lâm Tắc Từ đã tập hợp một số trí thức tiến hành phiên dịch một số bộ sách của ph-ơng Tây. Trên cơ sở những sách dịch đó, họ đã biên soạn đ-ợc bộ sách

Tứ châu chí xuất bản năm 1841. Đây là bộ sách giới thiệu về địa lý thế giới một cách có

hệ thống đầu tiên của ng-ời Trung Hoa. Năm 1852, Nguỵ Nguyên đã hoàn chỉnh tập Hải

quốc đồ chí với 100 cuốn. Tập sách này đã phủ nhận quan niệm Trung Hoa là n-ớc trung

Nguyên cho rằng ng-ời Trung Hoa cần phải tôn ng-ời Tây làm thầy về kỹ nghệ, học kỹ nghệ của họ để chế ngự họ: “S- Di tr-ờng kỹ dĩ chế Di”.

Sau khi phong trào Thái Bình thiên quốc thất bại, nhu cầu học hỏi văn minh

ph-ơng Tây trở nên bức thiết hơn. Phái D-ơng Vụ do Lý Hồng Ch-ơng lãnh đạo ra đời với mục đích tự c-ờng về kinh tế, quân sự và kỹ thuật. Phái D-ơng Vụ muốn lấy luân th-ờng đạo lý Trung Hoa làm gốc, học tập cách làm giàu mạnh của n-ớc ngoài (Phùng Quế Phân); dùng khoa học của ph-ơng Tây để bảo vệ đạo Nghiêu Thuấn (Triết Phú Thành); Trung học vi thể, Tây học vi dụng (Tr-ơng Chi Động). Từ những năm 1860 đến cuối thế kỷ XIX, phái D-ơng Vụ đã nỗ lực công nghiệp hoá đất n-ớc nh- lập công ty, cảng biển, khai mỏ và dệt vải. Tuy nhiên, những thất bại của Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Trung- Pháp (1884- 1885) và chiến tranh Trung- Nhật (1894- 1895) đã nhấn chìm những nỗ lực tự c-ờng của phái D-ơng Vụ.

Sau thất bại của phái D-ơng Vụ, một lớp trí thức Trung Hoa mới đã tiếp tục gi-ơng cao ngọn cờ cải cách, tiêu biểu là Đàm Tự Đồng, Khang Hữu Vi và L-ơng Khải Siêu. Khang Hữu Vi đã viết một số sách nh- Tân học nguỵ kinh khảo, Khổng Tử cải chế khảo và Thực lý công pháp toàn th- để chống lại những t- t-ởng thủ cựu và tuyên

truyền những t- t-ởng tiến bộ của ph-ơng Tây. Những nỗ lực của Khang Hữu Vi và các nhà cải cách Trung Hoa lúc đó đã dẫn đến Cuộc chính biến Mậu Tuất năm 1898.

Sau thất bại của cuộc chính biến Mậu Tuất, ở Trung Hoa đã xuất hiện nhiều t- t-ởng mới nh- dân chủ cộng hoà, quân chủ lập hiến, tự trị địa ph-ơng, vô chính phủ, quốc tuý chủ nghĩa, nh-ng đáng chú ý hơn cả là Chủ nghĩa Tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn đã lãnh đạo ng-ời Trung Hoa tiến hành cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Tuy chịu ảnh h-ởng của văn minh ph-ơng Tây, nh-ng Tôn Trung Sơn không muốn Tây hoá quốc gia hoàn toàn. Theo ông Trung Hoa chỉ nên tiếp nhận những tinh hoa của văn minh ph-ơng Tây.

Bên cạnh xu h-ớng tiếp nhận là xu h-ớng phản đối văn minh ph-ơng Tây ở Trung Hoa. Phái bảo thủ trong triều Thanh lo sợ văn minh ph-ơng Tây sẽ huỷ hoại văn minh Trung Hoa (dĩ Di biến Hạ). Một số trí thức Trung Hoa theo chủ nghĩa quốc tuý, tiêu

biểu nh- Ch-ơng Bỉnh Lân, L-u S- Bồi, Đăng Thực và Hoàng Tiết, đã chủ tr-ơng đề cao văn hoá Hán tộc, bài trừ văn hoá dị tộc và phản đối Âu hoá. Tháng 2 năm 1905, họ xuất bản tờ Quốc tuý học báo để làm cơ quan ngôn luận. Họ tuy hoài cổ nh-ng không phục cổ hoàn toàn. Họ đi tìm trong kho tàng triết học Trung Hoa cổ đại những yếu tố tự do và dân chủ. Họ muốn khai thác những nhân tố tốt đẹp trong nền văn hoá cũ để chữa trị những bệnh tật của xã hội Trung Hoa hiện tại.

Nhìn chung, những trí thức cận đại Trung Hoa đứng tr-ớc sự suy vong của đất n-ớc và sự lấn l-ớt của ph-ơng Tây đã muốn duy tân. Để dọn đ-ờng duy tân họ dựa vào Tân th- nhằm thức tỉnh Trung Hoa. Nội dung Tân th- Trung Hoa h-ớng vào ba mục tiêu: Một là thác cổ để minh giải t- t-ởng cải cách; Hai là dịch và giới thiệu những sách báo tiến bộ của ph-ơng Tây để ng-ời Trung Hoa học hỏi; Ba là nghiên cứu Trung Hoa và ph-ơng Tây để đ-a ra các giải pháp duy tân. Tân th- đã có tác động mạnh mẽ đến xã hội cận đại Trung Hoa cả trong nhận thức và thực tiễn.

2.2.2. Sự du nhập và ảnh h-ởng của Tân văn, Tân th- ở Việt Nam

Tân th- đ-ợc du nhập vào Việt Nam chủ yếu từ Trung Hoa và Nhật Bản. Một trong những ng-ời Việt Nam đầu tiên đ-ợc tiếp xúc với Tân th- là Nguyễn Tr-ờng Tộ. Trong những bản điều trần đầu tiên gửi lên triều đình đề nghị cải cách của ông không thấy dấu ấn của Tân th- Nhật Bản và Trung Hoa. Ông giỏi Pháp ngữ nên có thể đọc trực tiếp các sách báo tiếng Pháp mà không cần qua các sách dịch chữ Hán. Trong các bản điều trần của ông cũng không đề cập đến những nhà triết học khai sáng, những học thuyết t- t-ởng hay thể chế chính trị của ph-ơng Tây. Những biện pháp cải cách của ông nặng về thực hành. Về sau ông đã đ-ợc đọc một số Tân th- nh- Doanh hoàn chi l-ợc, Thiên hạ quân quốc lợi bệnh, Bác vật tân biên và Hàng hải kim châm. Những

cuốn sách này đã đ-ợc Phạm Phú Thứ in ở nhà xuất bản Hải học tr-ờng.

Nhà cải cách Nguyễn Lộ Trạch nhờ có bố vợ là Trần Tiễn Thành làm quan to trong triều đình nên đã đ-ợc tiếp cận với những Tân th- có xuất xứ từ Trung Hoa. Trong cuốn sách Thời vụ sách th-ợng (1877), Thời vụ sách hạ (1882) và Thiên hạ đại thế luận (1892) của ông đã có những dấu ấn của Tân th-. Nguyễn Lộ Trạch là bạn thân của nhà nho cấp

tiến Nguyễn Th-ợng Hiền. Nguyễn Th-ợng Hiền đã đem những tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch và một số Tân th- cho Phan Bội Châu và nhiều nhà nho khác xem. Nh- vậy vấn đề đọc Tân th- có sự kế tiếp từ thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX.

Một số th-ơng nhân Trung Hoa đã đem Tân th- sang Việt Nam bán. La Thiên Thái, một chủ hiệu sách Trung Hoa ở Huế, đã bán Tân th- ở đ-ờng Gia Hội. Châu Th-ợng Văn ở Hội An có l-u trữ Tân th-. Gia đình ông là điểm dừng chân nghỉ ngơi và chuyển phát th- từ của các nhân sĩ Việt Nam từ ngoài Bắc vào Quảng Nam.

Nhiều nhà nho Việt Nam biết đến Nhật Bản gián tiếp qua Tân th- Trung Hoa. Tấm g-ơng cải cách thành công của Nhật Bản đã thu hút nhiều trí thức Trung Hoa. Đã có khá nhiều trí thức Trung Hoa trẻ tuổi sang Nhật Bản du học. Sau cuộc chính biến Mậu Tuất, L-ơng Khải Siêu đã phải sang Nhật Bản để lánh nạn. Tại Nhật Bản, nhóm trí thức Trung Hoa do L-ơng Khải Siêu đứng đầu đã liên tục xuất bản các Tân th- để truyền bá về n-ớc. Năm 1898, L-ơng Khải Siêu ra tờ Thanh Nghị báo. Đến năm 1902, ông ra thêm tờ Tân dân tùng báo và xuất bản ẩm băng thất văn tập. Hầu hết những

sách báo của L-ơng Khải Siêu viết hay dịch đều để vận động cải cách và tuyên truyền những t- t-ởng tiến bộ của ph-ơng Tây.

Trong thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã gặp L-ơng Khải Siêu. Ông đã khuyên Phan Bội Châu chuyển chiến l-ợc từ cầu viện sang cầu học. Hầu hết sĩ phu Việt Nam không biết tiếng Nhật Bản, nh-ng họ vẫn có thể tiếp nhận Tân th- Nhật Bản bởi cả hai n-ớc đều sử dụng chữ Hán. Chữ Hán chính là ph-ơng tiện đ-a Tân th- Nhật Bản vào Việt Nam. Sự hiểu biết của Phan Bội Châu về Nhật Bản chủ yếu thông qua các sách báo viết bằng chữ Hán.

Qua các tác phẩm của Khang Hữu Vi và L-ơng Khải Siêu, nhiều sĩ phu Việt Nam đã đ-ợc tiếp cận với những t- t-ởng tiến bộ của các nhà t- t-ởng khai sáng ở châu Âu nh- Russeau (L- Thoa), Montesquieu (Mạnh Đức T- C-u), Spencer (T- Tân Tắc) và Adam Smith (T- Mật á Đán). L-ơng Khải Siêu là ng-ời có ảnh h-ởng lớn nhất đến những trí thức Nho học cấp tiến ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Họ đã đ-ợc khai tâm bằng các sách báo của ông. Văn ch-ơng của ông tha thiết và hào hùng nên rất hấp dẫn ng-ời đọc.

Hai nội dung trong Tân th- có ảnh h-ởng mạnh mẽ nhất đến những nhà nho cấp tiến Việt Nam là t- t-ởng tự do dân chủ t- sản và t- t-ởng đấu tranh sinh tồn của Đácuyn. T- t-ởng dân chủ liên quan đến nhiệm vụ chống phong kiến. T- t-ởng cạnh tranh sinh tồn liên quan đến nhiệm vụ chống đế quốc. Phan Châu Trinh tập trung vào chiến l-ợc chống chế độ phong kiến. Phan Bội Châu thì chuyên tâm vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Phan Châu Trinh say mê thuyết dân chủ, còn Phan Bội Châu lại say mê thuyết cạnh tranh sinh tồn. Phong trào duy tân ở Việt Nam do những nhà nho cấp tiến phát động trong những năm đầu thế kỷ XX đã in đậm những dấu ấn của Tân th- Nhật Bản và Tân th- Trung Hoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)