Phê phán mặt trái của văn minh ph-ơng Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 147 - 149)

7. Bố cục của luận án

4.3. Vấn đề tiếp biến văn minh ph-ơng Tây

4.3.2. Phê phán mặt trái của văn minh ph-ơng Tây

Rabindranath Tagore, một nhà thơ ấn Độ, đã không ngần ngại kết án văn minh ph-ơng Tây là văn minh của bọn ăn thịt ng-ời, áp chế kẻ yếu để làm giàu trên l-ng họ, gieo rắc sự ganh ghét và hận thù, một nền văn minh khoa học nh-ng vô nhân đạo. Cuối thế kỷ XIX, một trí thức Trung Hoa là Nghiêm Phục đã hết lời ca ngợi sự hoàn mỹ của ph-ơng Tây và tôn thờ những t- t-ởng tự do, bình đẳng, nhân quyền và dân quyền của của ph-ơng Tây. Ông muốn Âu hoá hoàn toàn Trung Hoa. Nh-ng đến đầu thế kỷ XX, Nghiêm Phục quay sang phản đối ph-ơng Tây kịch liệt. Ông phản đối thể chế cộng hoà kiểu ph-ơng Tây vì ng-ời ta đã m-ợn danh tự do để làm những điều độc ác, phá hoại trật tự và kỷ c-ơng xã hội. Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, ông đã hoàn toàn đoạn tuyệt với văn minh ph-ơng Tây [103, 22- 23].

Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Phạm Phú Thứ đã nhận xét ph-ơng Tây tuy mạnh về khoa học nh-ng kém về đạo đức. Phạm Quỳnh có lý khi cho rằng mỗi b-ớc tiến về khoa học là một b-ớc thụt lùi về đạo đức của ph-ơng Tây. Nguyễn An Ninh đã chỉ ra những mặt trái của văn minh phương Tây: “Nền văn minh đó sang ngự trị bên nước ta. Tôn thờ đồng tiền, bắt mọi ng-ời phải làm nô lệ cho đồng tiền. Chúng ta thấy nhiều tên bịp cỡ bự, mang chiếc mặt nạ ngây thơ hay đạo đức đi giữa đ-ờng và trà trộn chóng chúng ta, núp d-ới tấm màn thân thiện. Chiếc mặt nạ đó che dấu những hành vi đốn mạt. Ta thấy những l-ơng tâm bị mua chuộc, tha hoá, xấu xa. Ta thấy con ng-ời bỏ đi

những phẩm chất cao đẹp của giống nòi, từ bỏ tổ quốc, phản bội lại anh em” [162, 175]. Hồ Chí Minh trong cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản năm 1925 đã tố cáo những tội ác không thể dung thứ của thực dân Pháp ở Việt Nam, một chế độ mà ng-ời dân bị đầu độc bằng r-ợu cồn và thuốc phiện, mọi quyền tự do dân chủ tối thiểu đều không có và nhà tù nhiều hơn tr-ờng học. Những lời kết án trên đủ thấy sự khai hoá văn minh của thực dân Pháp phần lớn chỉ nằm ở cửa miệng.

Văn minh ph-ơng Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân có mặt tích cực là thúc đẩy các cá nhân trong xã hội tự v-ơn lên để khẳng định giá trị bản thân trên cơ sở thành đạt về tiền tài và danh vọng. Nh-ng nếu quá đề cao chủ nghĩa cá nhân dễ dẫn đến sự ích kỷ và suy thoái về đạo đức. Các n-ớc thực dân ph-ơng Tây tôn thờ thuyết cạnh tranh sinh tồn. Họ coi xâm l-ợc thuộc địa là biện pháp để mở rộng không gian sinh tồn. Quan niệm mạnh đ-ợc yếu thua đã trở thành chân lý. Nh-ng chính thuyết cạnh tranh sinh tồn đó đã dẫn đến hai cuộc thế chiến đẫm máu, mà ph-ơng Tây vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Văn minh ph-ơng Tây khi thẩm thấu vào các n-ớc thuộc địa, thì những ng-ời dân thuộc địa sau những choáng lộn về vật chất ban đầu đã tỏ ra hoài nghi và bi quan về hệ giá trị ph-ơng Tây. Sự tham lam và tàn ác của ph-ơng Tây khiến ng-ời dân thuộc địa tự vấn đó là văn minh hay là dã man.

D-ơng Bá Trạc đã phê phán hiện t-ợng học đòi theo lối sống xa xỉ của ph-ơng Tây ở Việt Nam: “Lại ác một nỗi là mấy năm theo học, nếm cái bả ăn sang mặc điếm, quen thân mất nết đi rồi, ăn tất phải có có sữa, có thịt, có trứng, có dầu, có dấm hành khoai, mặc tất phải có cổ cồn, có sơ mi, có mù xoa, có xa, nhung, gấm, đoạn, đi biết đây biết đó, tập tọng những là xe đạp, xe phành phạch, xe ô tô, những là đồng hồ vàng, kính d-ỡng mục trắng, n-ớc hoa ngát, phấn hồng thơm, nhẫn kim c-ơng, vòng ngọc thạch, những là cơm tây, tiệc Tàu, ô ten, cao lâu, gi-ờng Hồng Công, g-ơng Th-ợng Hải, lâu đài công t-ớc, sa lông Lu y, nay hoà nhạc, mai nhảy đầm, chiều chớp bóng, tối hát bội, xì gà Lữ tông, r-ợu nho xâm banh; bao nhiêu cái vật chất khoái lạc nó hiện ra năm quang m-ời sắc làm choáng mắt mê hồn lũ trẻ ng-ời non dạ kia, sinh ra bụng khát khao thèm thuồng, cố kiếm cho ra, cố cầu cho đ-ợc, nh-ng cái xác hèn vô dụng, trí

thức chẳng có, nghề nghiệp thì không (…) Từ khi có các văn minh vật chất ở Âu Mĩ truyền sang, hàng muôn hàng ngàn thứ xa xỉ phẩm nhập cảng tới đây, làm cho hoa mắt mê muội, khêu gợi cái thị hiếu ngông cuồng của một đám ng-ời làm ăn còn vụng dại, sinh kế còn rất bần cùng, cũng khao khát -ớc ao đ-ợc ngự xe hơi, đ-ợc loè vàng ngọc, đ-ợc chén xâm banh xì gà, đ-ợc h-ởng chẩm cầm chớp bóng, đ-ợc suênh soang sa nhung đoạn gấm, đ-ợc bảnh bao gác tía lầu son, đ-ợc chỗm choẹ trên bộ ghế sa lông, đ-ợc vênh váo trên đôi giày dôn cao cổ” [168, 376].

Những nọc độc trong lối sống ph-ơng Tây đã làm xói mòn những phong tục tập quán của Việt Nam. Hoạt động mại dâm đ-ợc chính quyền thực dân công nhận là hợp pháp. Thân xác phụ nữ bị biến thành món hàng sống để thoả mãn thú vui dâm dật của một bộ phận ng-ời có lối sống h-ởng lạc. Thuốc phiện là một trong ba mặt hàng do ng-ời Pháp độc quyền, một mặt hàng siêu lợi nhuận. Thuốc phiện hoành hành từ thành thị tới thôn quê. Tác hại của thuốc phiện thật là ghê gớm. Nó không chỉ làm khuynh gia bại sản, mà còn huỷ hoại cơ thể, làm tê liệt nòi giống: “Thân thể khô quắt hơn một cô gái 16 tuổi. Hai mắt trố ra đầy lòng trắng, hai môi mím chặt. Có vẻ đang nhịn thở, nhìn đau nh- một ng-ời có bệnh ung th-. Cả bộ mặt điểm vài đ-ờng răn tô nhẹ là một bức tranh hoàn toàn về sự đau thương, buồn chán, cực kỳ đủ phương diện” [83,467].

Vũ tr-ờng, nhà hát, khách sạn mọc lên ngày càng nhiều tại các đô thị lớn nh- Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng. Chúng là biểu tr-ơng của văn minh vật chất và lối sống hào nhoáng của ph-ơng Tây. Hà Nội có những tụ điểm ăn chơi khét tiếng nh- Khâm Thiên, Ngã T- Sở nh- nhà hàng, sòng bạc, gái mại dâm, cô đầu, con hát và nghiện hút. Bên cạnh một Hà Nội đ-ợc chiếu sánh bởi ánh đèn văn minh hào nhoáng là một Hà Nội của tệ nạn và lầm than.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)