Qua con đ-ờng truyền bá Kitô giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 27 - 32)

7. Bố cục của luận án

1.2. Tiếp xúc với văn minh ph-ơng Tây tr-ớc khi Pháp xâm l-ợc

1.2.2. Qua con đ-ờng truyền bá Kitô giáo

Đạo Kitô truyền bá vào Việt Nam đúng lúc xã hội phong kiến có nhiều biến động. Đó là các cuộc chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Mạc, Trịnh- Nguyễn, Tây Sơn- Nguyễn ánh, trải dài từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Nông dân đã liên tục nổi dậy chống lại sự áp bức và bóc lột của chính quyền phong kiến. Sống trong một xã hội đầy bất trắc đã làm cho một bộ phận dân chúng bị áp bức rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Đúng lúc đó, các giáo sĩ ph-ơng Tây đã đem đến cho họ tinh thần bác ái của Kitô giáo để xoa dịu nỗi cay cực của cuộc sống nơi trần thế và niềm tin về một cuộc sống hạnh phúc ở cõi thiên đàng. Một trong những b-ớc đi ban đầu của các giáo sĩ ph-ơng Tây là ban phát tiền của và chữa bệnh cho những ng-ời nghèo để mua chuộc họ. Trong thế kỷ XVI việc truyền giáo vào Việt Nam dù đã rất nỗ lực nh-ng kết quả không đ-ợc nh- ý muốn, nh-ng các giáo sĩ vẫn nuôi hy vọng và nhẫn nại chờ đợi cơ hội.

B-ớc sang thế kỷ XVII, n-ớc Pháp từng b-ớc thay thế vai trò truyền giáo của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở Việt Nam. Năm 1615, Hội truyền giáo Đàng Trong ra đời và là hội truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam. Đến năm 1639, Hội đã gây dựng đ-ợc một số cơ sở và một vạn tín đồ. Năm 1626, Hội truyền giáo Đàng Ngoài đ-ợc thành lập.

Với sự năng động của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, công việc truyền giáo ở Đàng Ngoài có nhiều tiến triển. Sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1645, giáo sĩ Rhodes đến Roma và đề nghị Giáo hoàng để ng-ời Pháp thay thế ng-ời Bồ Đào Nha trong công việc truyền đạo ở Việt Nam và đã đ-ợc Giáo hoàng chấp thuận. Giáo sĩ Rhodes liền thành lập Hội truyền giáo hải ngoại của ng-ời Pháp nhằm cạnh tranh với ng-ời Bồ Đào

Nha. Giáo sĩ Rhodes đã xuất bản cuốn sách Từ điển Việt- Bồ- La để làm ph-ơng tiện truyền đạo. Ngoài ra, giáo sĩ Rhodes còn luôn vận động chính giới Pháp quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam, nơi mà n-ớc Pháp có thể tìm kiếm đ-ợc nhiều mối lợi. Năm 1660, Công ty th-ơng mại Rouen của Pháp ở Viễn Đông đ-ợc thành lập. Công ty này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo sĩ Pháp hoạt động ở vùng Viễn Đông. Năm 1664, Hội thừa sai Paris (MEP) ra đời. Hội đã phối hợp mật thiết với Công ty Đông ấn Pháp (thành lập năm 1664) để tiến hành các hoạt động truyền đạo. Trong thế

kỷ XVIII, các hoạt động truyền đạo vẫn đ-ợc duy trì và phát triển.

Quá trình truyền bá đạo Kitô ra bên ngoài châu Âu diễn ra cùng thời kỳ với sự hình thành chủ nghĩa t- bản và chủ nghĩa thực dân ở châu Âu. Do đó, các giáo sĩ truyền đạo dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đã chịu sự chi phối của t- t-ởng thực dân. Tại Việt Nam, một số giáo sĩ Pháp bên cạnh việc truyền đạo, còn tích cực tiến hành các hoạt động điều tra, do thám và cung cấp tin tức cho chính phủ Pháp để dọn đ-ờng cho một cuộc chiến tranh xâm l-ợc sau này. Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Luân đã ra đạo dụ cấm đạo Kitô đầu tiên. Năm 1644, chúa Nguyễn Hiền V-ơng đã ra lệnh bắt giữ những ng-ời giảng đạo ở Đà Nẵng. Nguyên nhân cấm đạo lúc này chủ yếu là do sự khác biệt về văn hoá. Bởi Kitô giáo mâu thuẫn với những tín ng-ỡng truyền thống ở Việt Nam, nhất là tín ng-ỡng thờ cúng tổ tiên.

Lo sợ ng-ời Pháp lợi dụng việc truyền đạo để xâm l-ợc Việt Nam, vua Minh Mệnh đã tiến hành chính sách cấm đạo và sát đạo ở trong n-ớc để phòng ngừa. Khi mới lên ngôi, vua Thiệu Trị đã không cấm đạo một cách quyết liệt nh- vua Minh Mệnh tr-ớc đó. Nh-ng có một sự kiện làm thay đổi thái độ của vua Thiệu Trị. Đó là vào ngày 15 tháng 4 năm 1847, ng-ời chỉ huy tàu Lapierre của Pháp đã cho quân nã pháo vào một hạm đội triều Nguyễn làm nhiều tàu bị chìm và nhiều thuỷ quân bị chết. Cuộc bắn phá này làm cho Thiệu Trị trở nên căm thù ng-ời ph-ơng Tây. Ông đã tự tay hoặc bắt ng-ời hầu phá vỡ những đồ vật châu Âu trang hoàng trong các dinh thự của mình, đồng thời ra một đạo dụ quy định giá một cái đầu của nhà truyền giáo là 30 lạng bạc và phạt tử hình.

Năm 1847, vua Tự Đức đã ân xá cho các giáo dân. Nhiều giáo dân bị bắt giam, bắt đồ và phát l-u vì theo đạo tr-ớc kia đều đ-ợc tha về nhà. Năm 1848, một số giáo dân bị Hồng Bảo (anh vua Tự Đức) lôi kéo tham gia vào cuộc đảo chính lật đổ vua Tự Đức. Sau đảo chính, từ thái độ khoan dung vua Tự Đức chuyển sang thù địch với giáo dân. Trong con mắt vua Tự Đức giáo dân tiềm ẩn hai nguy cơ lớn. Một là ng-ời Pháp sẽ lợi dụng giáo dân để xâm l-ợc Việt Nam. Hai là những thế lực đối địch trong triều đình có thể lợi dụng giáo dân để lật đổ ngai vàng của mình. Nh- vậy, cả việc công (quốc phòng) và việc t- (duy trì quyền lực) đều bị phủ bóng đen bởi Kitô giáo. Vì vậy, năm 1848 vua Tự Đức đã ra đạo dụ cấm đạo đầu tiên. Dụ quy định ai bắt đ-ợc đạo tr-ởng Tây d-ơng nộp cho quan sẽ đ-ợc th-ởng cho 300 lạng bạc. Đạo tr-ởng Tây d-ơng sẽ bị ném xuống sông biển. Những giáo dân biết hối cải bỏ đạo và b-ớc qua cây thập tự thì thả ra ngay. Ai không chịu b-ớc qua cây thập tự thì xử tử ng-ời đạo tr-ởng. Thích chữ vào mặt những giáo dân. Nếu ai biết hối cải thì trừ bỏ chữ thích ấy đi. Dụ còn nhấn mạnh Kitô giáo là một đạo đồi bại vì không cúng bái cha mẹ đã mất, móc mắt những ng-ời đang hấp hối để làm thứ n-ớc thần bí để mê hoặc dân chúng [196, 111].

Năm 1851, vua Tự Đức ban bố một đạo dụ mới với những chính sách cứng rắn hơn tr-ớc. Những thầy tu châu Âu sẽ bị vứt xuống sông và xuống biển, còn những thầy tu An Nam thì bị chém ngang ng-ời. Những ai phát hiện ra các thầy tu châu Âu lén lút đi truyền đạo mà tố cáo hay bắt giữ giao nộp cho các quan sẽ đ-ợc th-ởng tám nén bạc và nửa phần gia sản của những kẻ che dấu chúng. Những kẻ che giấu tu sĩ ng-ời ng-ời Âu trong nhà cũng bị chém ngang l-ng và vứt xuống sông [31, 82].

Năm 1852, vua Tự Đức đã tiến hành tổ chức tr-ng cầu ý kiến các quan lại, các nhà nho trong toàn quốc, về vấn đề Kitô giáo. Cuộc tham khảo rộng rãi này cho thấy đại đa số các quan và nhà nho tán thành việc phải tăng c-ờng hơn nữa các biện pháp chống lại những ng-ời Kitô giáo. Tổng đốc Bình Phú (Bình Định- Phú Yên) là V-ơng Hữu Quang dâng kế lập các giáo điều để khuyên răn giáo dân bỏ đạo. Bố chính An Giang là Trần Văn Triện dâng kế sách cho dân theo đạo ra ở riêng để bỏ cái bệnh ở trong tim ruột đi. Các quan binh cho rằng cần phá bỏ các nhà thờ, nhà cửa, rào dậu, chuyển giáo dân

đến những nơi n-ớc độc, bắt buộc họ phải từ bỏ những sai lầm và chứng minh điều đó bằng cách dẫm lên cây thập tự. Các nhà nho cho rằng cần phải khai mở trí não đen tối của những ng-ời Kitô giáo và uốn nắn lại những phong tục thối nát của họ.

Năm 1854, vua Tự Đức ra chỉ dụ phê phán Kitô giáo. Theo chỉ dụ thì Kitô giáo của những ng-ời châu Âu man rợ đã dùng hình ảnh Jésus bị đóng đinh trên thánh giá để làm mê hoặc trái tim của dân chúng. Nó sử dụng chất n-ớc thánh và học thuyết gian dối về hạnh phúc trên trời để làm cho đám đông say mê. Trong tất cả các học thuyết xấu xa, không có cái nào lại gây tổn hại cho thuần phong mỹ tục nh- nó [31, 84].

Năm 1855, vua Tự Đức ra chỉ dụ yêu cầu các quan lại, binh lính và dân chúng theo đạo phải bỏ đạo. Nếu ai không bỏ đạo sẽ phạt không cho thi cử và làm việc cho triều đình. Các đạo tr-ởng phải bị trảm quyết. Các đạo đồ phải bị thích chữ và phát l-u. Các đạo đ-ờng và đạo quán phải đốt phá. Các hầm hố trú ẩn d-ới đất phải lấp kín. Bờ tre, bờ rào của các làng đạo phải phá trụi hết.

Vấn đề Kitô giáo ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX có liên quan chặt chẽ đến vấn đề dân tộc và văn hoá. Học thuyết của Kitô giáo khác với học thuyết của Nho giáo, Phật giáo, Đạo Lão và các tín ng-ỡng dân gian truyền thống ở Việt Nam. Tuy có truyền thống khoan dung tôn giáo nh-ng sự truyền bá Kitô giáo vào Việt Nam thật khó khăn, nhất là khi Việt Nam phải đối đầu với nguy cơ xâm l-ợc từ ph-ơng Tây. Triều Nguyễn và các nhà nho luôn cho rằng phải có trách nhiệm đ-a những giáo dân thoát khỏi sự mê hoặc của Kitô giáo, không để Kitô giáo phá hoại sự thống nhất tinh thần của quốc gia.

Nhìn chung, qua hàng trăm năm giao th-ơng và truyền giáo, văn minh ph-ơng Tây đã có những ảnh h-ởng đáng kể vào Việt Nam. Cộng đồng giáo dân đã theo nếp sinh hoạt tôn giáo ở châu Âu nh- tục thờ Chúa, đến nhà thờ cầu nguyện, học Kinh Thánh và làm lễ rửa tội. Vua Lê Thần Tông đã lấy một cô gái Hà Lan làm vợ. Công chúa Mai Hoa đã cải đạo theo Kitô giáo. Tầng lớp quý tộc thích mua sắm những đồ lạ mắt của ng-ời Tây nh- đồng hồ, đồ len dạ và vũ khí.

Triều Nguyễn một mặt chống đối ph-ơng Tây, mặt khác đã áp dụng những kỹ thuật quân sự hiện đại của ph-ơng Tây trong xây dựng thành luỹ, tổ chức quân đội và

trang bị vũ khí. Vua Gia Long đã xây thành luỹ theo kiểu Vauban của Pháp, sử dụng vũ khí ph-ơng Tây để chống lại quân Tây Sơn. Vua Minh Mệnh rất thích mô hình thuỷ quân của n-ớc Anh và n-ớc Mỹ. Ông ra lệnh cho Th-ợng th- Bộ binh là Tr-ơng Đăng Quế phải nghiên cứu kỹ các sách và bản đồ thuỷ chiến của ph-ơng Tây để xây dựng giáo án Thuỷ chiến tiên cơ quyết thắng cho thuỷ binh học tập. Ông còn mua tàu hơi

n-ớc của Tây để làm mẫu cho thợ quân giới của ta học tập và chế tác theo. Ngoài ra, ông còn cho mở các x-ởng đúc súng kiểu Tây ở Huế. T- t-ởng ph-ơng Tây hoá quân đội phản ánh tầm nhìn chiến l-ợc của vua Minh Mệnh trong việc phòng vệ đất n-ớc tr-ớc những thách thức mới của thời đại. Chỉ tiếc rằng vua Thiệu Trị và vua Tự Đức đã

không kế thừa và phát huy đ-ợc những thành tựu khoa học mà ông để lại. Ng-ời ph-ơng Tây cũng tích cực tìm hiểu về đất n-ớc và con ng-ời Việt Nam.

Điều này đ-ợc thể hiện rõ trong các sách Du ký về Việt Nam, tiêu biểu nh- cuốn sách

Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688 của William Dampier, Đông D-ơng đ-ợc mô tả bởi các cha cố và các nhà du lịch của Georges Taboulet, Những ng-ời châu Âu ở n-ớc An Nam của Charles Maybon, Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792- 1793) của John Barrow, và Tập du ký mới và kỳ thú về v-ơng quốc Đàng Ngoài của

Jean Baptiste Tavernier. Trong các du ký này, họ đã miêu tả chi tiết những phong tục, tập quán, tín ng-ỡng, địa lý, kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Việt Nam với ph-ơng Tây trong vài thế kỷ đã giúp cho hai bên có sự hiểu biết đáng kể về nhau. Nh-ng mối quan hệ này nặng từ Tây sang Đông. Ng-ời ph-ơng Tây chủ động đến Việt Nam tìm kiếm những cơ hội th-ơng mại, chủ động truyền bá tôn giáo của họ ở Việt Nam. Trong khi đó, ng-ời Việt Nam lại tỏ ra rất thụ động trong quan hệ với ph-ơng Tây. Ví dụ, trong quan hệ th-ơng mại, th-ơng nhân châu Âu đến bán hàng của họ và mua hàng của Việt Nam đem đi, còn th-ơng nhân Việt Nam không có th-ơng thuyền nào v-ợt đại d-ơng để đến với thị tr-ờng châu Âu. Sự thụ động là điểm yếu lớn nhất trong quá trình tiếp xúc với văn minh ph-ơng Tây thời kỳ tiền thực dân ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)