Những biện pháp chiến l-ợc duy tân đất n-ớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 113 - 119)

7. Bố cục của luận án

3.2. Những biện pháp chiến l-ợc duy tân đất n-ớc

Trên cơ sở nhận thức về văn minh ph-ơng Đông và ph-ơng Tây, chỉ rõ sự cần thiết phải học hỏi văn minh ph-ơng Tây. Tác phẩm Văn minh tân học sách đã xác định sáu con đ-ờng có tính chất chiến l-ợc để canh tân đất n-ớc.

1. Dùng văn tự n-ớc nhà: Trong những năm đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam có ba thứ

chữ là chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Chữ Hán đ-ợc ng-ời Trung Hoa đ-a vào Việt Nam từ đầu Công nguyên. Sau khi n-ớc thoát khỏi một nghìn năm Bắc thuộc, chữ Hán đ-ợc các triều đại phong kiến Việt Nam lựa chọn làm quốc tự. Tuy nhiên, việc học chữ Hán rất khó khăn nên chỉ có một bộ phận dân chúng Việt Nam có thể biết đọc và biết viết chữ Hán. Chữ Hán đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn hoá Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Đến những năm đầu thế kỷ XX, chữ Hán đóng vai trò là ph-ơng tiện truyền bá văn minh ph-ơng Tây vào Việt Nam. Nhiều nhà nho Việt Nam có đ-ợc t- t-ởng cấp tiến là nhờ đọc các Tân th- bằng chữ Hán. Đến đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ đã hình thành đ-ợc vài trăm năm. Các giáo sĩ ph-ơng Tây chế tác chữ Quốc ngữ trên cơ sở Latin hoá tiếng bản địa để dễ bề truyền giáo. Tr-ớc thế kỷ XX chữ Quốc ngữ chỉ tồn tại trong cộng đồng giáo dân. Những nhà nho rất kỳ thị chữ Quốc ngữ vì nó là sản phẩm của bọn Tây di. Từ khi xâm l-ợc Việt Nam, thực dân Pháp đã nỗ lực đ-a chữ Pháp vào Việt Nam, biến chữ Pháp trở thành công cụ đồng hoá và truyền bá văn minh ph-ơng Tây. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, chúng đã mở các tr-ờng thông ngôn dạy chữ Pháp. Đến những năm đầu thế kỷ XX, chữ Pháp đã đ-ợc đ-a vào ch-ơng trình giáo dục bản xứ.

Ng-ời Việt Nam cần phải lựa chọn một trong ba chữ viết là chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp làm văn tự chính thức. Nh-ng việc lựa chọn chữ viết nào làm văn tự chính thức cho n-ớc nhà không phải dễ dàng. Chữ Pháp rất khó học nên không thể là chữ viết có tính phổ thông đ-ợc. Đã có những cuộc tranh luận trong đội ngũ các nhà nho về việc dùng chữ Hán hay chữ Quốc ngữ làm văn tự. Theo Đào Trinh Nhất thì Nguyễn Quyền đã phải đấu tranh và vận động t- t-ởng các nhà nho rất quyết liệt: “Anh em đồng

chí với tôi đứng về mặt trận lấy chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật Thái Tây, và bỏ hẳn lối văn thơ phú kinh nghĩa, nh-ng các cụ đa số đứng về mặt trận dạy chữ Hán và cử nghiệp x-a. Ban đầu, tôi và mấy anh em đồng chí đã hao phí khổ tâm lắm mới quyết định đ-ợc các cụ hủ nho phải tin quốc văn có hiệu lực phổ thông giáo dục và phải tán thành lấy quốc văn làm thứ chữ căn bản cho khoa học ở nhà trường” [153, 59]. Theo Văn minh

tân học sách thì chữ Quốc ngữ rất dễ học: “Gần đây mục sư người Bồ Đào Nha chế ra

chữ Quốc ngữ, lấy 26 chữ cái châu Âu phối hợp với 6 âm, 11 vần, đánh vần theo lối hài thanh mà đọc ra tiếng ta, rất là giản dị, nhanh chóng. T-ởng nên một loạt học theo. Phàm ng-ời trong n-ớc đi học nên lấy chữ Quốc ngữ làm ph-ơng tiện đầu tiên, để cho trong thời gian vài tháng, đàn bà trẻ con cũng đều biết chữ; và ng-ời ta có thể dùng Quốc ngữ để ghi việc đời x-a, chép việc đời nay, và th- từ thì có thể chuốt lời và đạt ý. Đó đ-ợc là bước đầu tiên trong việc mở mang trí khôn” [153, 123]. Nhận thấy sự tiện lợi của chữ Quốc ngữ trong chiến l-ợc khai dân trí, Nguyễn Quyền đã v-ợt qua mặc cảm đó là thứ chữ của các giáo sĩ để khẳng định chữ Quốc ngữ là hồn của n-ớc và tích cực cổ động dân chúng học chữ Quốc ngữ.

2. Hiệu đính sách vở: Nhà nho cấp tiến nhận thấy nhiều cuốn sách cũ có nội dung

và sự kiện không đúng sự thật, tối nghĩa, r-ờm rà và khó hiểu, nên chủ tr-ơng hiệu đính lại sách để sách mang lại giá trị thực tiễn cho người đọc: “Đời người còn có những nghĩa vụ phải làm, thế mà nửa phần cái tài trí vô cùng lại bị hao mòn vào chồng giấy loại mọt đục, mối ăn! Vậy thì sách vở há lẽ không nên đem ra hiệu đính lại sao? T-ởng nên đặt ra một toà soạn sách: pho nào nên đọc, pho nào không nên, đặt thành cái chương trình học để theo từng cấp mà học cho hết (…) Cần phải bỏ bớt những chỗ rườm rà để cho người đọc dễ hiểu là được rồi” [153, 125]. Việc hiệu đính sách dựa trên cơ sở chỉ lựa chọn những sách thực có giá trị cho việc học để đặt thành một ch-ơng trình học theo từng cấp, chỉ chọn lấy chính văn của kinh truyện Nho giáo, trích những cái hay của hiền triết Đông Tây cổ kim để làm sách giáo khoa. Mặc dù ủng hộ học mới, phản đối chế độ khoa cử cũ, nh-ng trong hiệu đính sách, nhà nho cấp tiến vẫn muốn giữ

lại những chính văn kinh truyện, sách Hiếu kinh, Trung kinh, Tiểu học toản chú và Tạc phi am. Điều này cho thấy họ vẫn ch-a đoạn tuyệt hoàn toàn với Nho giáo.

Với tinh thần tự hào dân tộc, nhà nho cấp tiến phê phán ng-ời Việt Nam khi đi học chỉ đọc sách Trung Hoa mà không đọc sách n-ớc mình. Theo họ Việt Nam có nhiều cuốn sách có giá trị nh- Khâm định Việt sử c-ơng mục, Thực lục, Liệt truyện, Nhất thống chí, Lịch triều chí, Vân đài loại ngữ, Địa d- chí, Gia Định chí, Nghệ An phong thổ thoại, Đồ Bàn thành ký, H-ng Hoá thập lục châu ký, Phủ Man tạp lục, v.v…

Những sách này cung cấp nhiều tài liệu quý về phong tục, tập quán, văn vật và điển ch-ơng để làm g-ơng cho ng-ời đời sau.

Nhiều nhà canh tân ở Nhật Bản và Trung Hoa đã dịch rất nhiều sách quý của ph-ơng Tây trên tất cả các ph-ơng diện t- t-ởng, chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học và ngoại giao. Nhiều nhà nho Việt Nam đã đ-ợc đọc các sách của ph-ơng Tây qua bản dịch chữ Hán. Tuy có nhắc đến việc dịch sách Âu- Mỹ và Trung Hoa ra chữ Quốc ngữ, nh-ng trên thực tế thì hầu nh- ch-a có cuốn sách Âu Mỹ nào đ-ợc các nhà nho dịch ra chữ Quốc ngữ để phổ biến tới số đông dân chúng. Công việc hiệu đính sách ở đây phần lớn chỉ là những sách Nho giáo. Rõ ràng, việc hiệu đính, dịch sách của nhà nho cấp tiến Việt Nam ch-a đạt tới tầm nh- các nhà canh tân Nhật Bản và Trung Hoa đã làm, mặc dù họ là những ng-ời xuất phát sau. Có một thực tế là hầu hết các nhà nho cấp tiến Việt Nam không biết ngoại ngữ, nhất là tiếng Pháp và tiếng Anh, nên điều này đã cản trở công việc dịch sách của họ.

3. Sửa đổi phép thi: Nhà nho cấp tiến thẳng thắn chỉ ra sự lỗi thời của chế độ thi

cử Nho học đã tồn tại lâu đời trong lịch sử Việt Nam: “Này nhé: nào là kinh nghĩa, là phú, là thơ, là chiếu, là biểu, là luận, là văn sách, đều là phép thi của ta cả đấy. Nh-ng không biết những lối phá, thừa, khởi, thúc, thanh, luật, biền ngẫu, có ích cho thực dụng không? Lại không biết trong bọn các cụ đồ già, các thầy giáo thạo văn cử nghiệp, có ai là ng-ời biết đ-ợc đến năm châu là những châu gì, thế kỷ này là thế kỷ thứ mấy? Thế rồi trong lối văn thi, cấm liên th-ợng phạm hạ, cấm lạc vận, thất niêm, cấm viết sai, viết

sót chữ trong đầu đề, cấm thiệp tích ở trên hay bốn bề xung quanh dấu giáp phùng hoặc dấu nhật trung đã đóng chỗ đồ, chỗ di, câu, cải, không đ-ợc sai suyển. Mực th-ớc đến thế cũng đã hết chỗ nói. Nh-ng chẳng qua chỉ làm cho ng-ời ta bó buộc cái tính tự do, suy sút tinh thần hăng hái, để chăm vào cái học vấn rất vô dụng mà thôi! Chúng tôi đọc tờ Thế giới nhất c-ợc có bài “Khoa cử quái” nói “khoa cử nọc độc, khoa cử thối nát”, t-ởng không phải là lời quá khích” [152, 125- 126]. Nhà nho cấp tiến cho rằng cần phải phế bỏ ngay chế độ khoa cử đã lạc hậu này đi. Họ dẫn chứng, n-ớc Trung Hoa đã bỏ lối thi bát cổ để thi sách, luận rồi. Ta lúc này tuy ch-a thể áp dụng phép thi cử của ph-ơng Tây, nh-ng cũng nên có những sửa đổi cho thích hợp: “Lấy kinh, truyện và ba sử (sử Nam, sử Tàu, sử Thái Tây), đặt đề mà hỏi, cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó, mấy bài về toán pháp, về chữ quốc ngữ, để cho cái mà học sinh học và thi không trái ng-ợc với công việc thực tế họ phải làm, nh- thế thì cũng đã làm tàm tạm đúng vậy” [152, 127].

4. Cổ vũ nhân tài: Nhà nho cấp tiến chịu ảnh h-ởng t- t-ởng Dục khai dân trí, Tiên khai thân trí của L-ơng Khải Siêu. Điều đó có nghĩa là muốn mở mang dân trí tr-ớc hết

phải mở trí thân sĩ. Những ng-ời đ-ợc coi là thân sĩ trí thức là các viên thừa biện, hành tẩu, hậu bổ, huấn đạo, giáo thụ, các ông tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài và các cậu tôn sinh, ấm sinh và học sinh. Việc bồi d-ỡng cho đội ngũ thân sĩ là cần thiết để họ có thể nắm bắt đ-ợc những tri thức mới. Quốc Tử Giám tuy là nơi bồi d-ỡng nhân tài nh-ng kiến thức xa rời thực tiễn. Tr-ờng Quốc học tuy đã đào tạo đ-ợc một số tri thức giỏi nh-ng không đ-ợc quan tâm thoả đáng. Việc đào tạo phải gắn liền với chế độ tuyển dụng hợp lý để tránh lãng phí nhân tài: “Có học mà không dùng đ-ợc thì ai theo đuổi làm gì? Vậy t-ởng nên sức cho các viên học quan xét xem ng-ời nào đã tốt nghiệp rồi thì bổ vào làm việc trong bộ, trong viện, hễ có tờ thông t- thì bảo họ dịch ra, hễ có cuộc th-ơng nghị thì đem họ đi theo, để ng-ời đi học không lo rằng một ng-ời Tề dạy bảo, mà bao nhiêu ng-ời Sở lại la ó; và ng-ời đã thành tài thì không ngại rằng tài n-ớc Sở dùng sang n-ớc Tấn. Còn những ai không học đ-ợc chữ Tây thì lập một Sĩ học viện để thâu nạp lấy họ, rồi đem các sách Công pháp, Tây sử, Luật lệ, Hội điển, Địa đồ, Toán học, v.v… chứa

đầy vào trong viện ấy, đặt rõ ch-ơng trình, kỳ hạn, bắt họ phải giảng giải, bồi bổ lẫn cho nhau. Hằng năm sát hạch, ai trúng thì đ-ợc bổ dụng vào chỗ khuyết” [152, 27- 28].

5. Chấn h-ng công nghệ: Ngay từ cuối thế kỷ XIX, các nhà canh tân nh- Nguyễn

Tr-ờng Tộ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ và Nguyễn Lộ Trạch đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát triển công nghệ và th-ơng mại n-ớc nhà. Tinh thần đó đ-ợc các nhà nho cấp tiến tiếp nối và phát triển trong những năm đầu thế kỷ XX. Khác với t- t-ởng Nho giáo khi nhấn mạnh vai trò của chữ kiệm, của truyền thống buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện, nghề nông là nguồn gốc của sự giàu có, nh-ng nhà

nho cấp tiến lại nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chi tiêu: “Dè dặt sự tiêu phí không bằng mở rộng nguồn lợi cho nó lưu thông” [152, 129]. Quan điểm này của họ chịu ảnh h-ởng từ học thuyết tiêu dùng và l-u thông hàng hoá trong kinh tế học ph-ơng Tây. Họ phê phán những t- t-ởng coi th-ờng công nghệ: “Cái thuyết khinh rẻ công nghệ đã nổi lên thì vàng bạc gỗ đá chỉ là nguyên liệu cho ng-ời n-ớc ngoài dùng; cái đạo khuyến khích công nghệ đ-ợc thịnh hành thì n-ớc lửa gió điện đều giúp ích cho sự cần dùng hằng ngày của dân ta cả. Vậy thì không thể không chấn h-ng công nghệ” [152, 129].

Nhà nho cấp tiến cho rằng ng-ời Việt Nam và Trung Hoa đều làm ra đ-ợc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta nh- nón lông, nón dứa, ghế mây, chiếu hoa, đồ sơn, đồ vàng, đồ gỗ, đồ đá, đồ sứ, đoạn, nhiễu, vải và lụa. Thế nh-ng hàng của Trung Hoa tinh xảo hơn hàng của Việt Nam. Sự khác biệt ấy là bởi ta không biết chấn h-ng công nghệ. Trong khi nhiều n-ớc chú trọng phát triển công nghệ thì ng-ời Việt Nam ch-a thực sự quan tâm. Triều đình lảng tránh và sĩ phu khinh rẻ không học. Những ng-ời vào học tr-ờng công nghệ và nông học đều có học thức kém. Để khắc phục tình trạng yếu kém về công nghệ, nhà nho đã khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ đối với đất n-ớc, chỉ ra cách thức học hỏi công nghệ: “Công nghệ rất quan trọng với quốc gia. Ta không hơn ng-ời thì ng-ời sẽ bỏ rơi ta. Tiền của phung phí ra ngoài n-ớc không còn gì tệ hơn thế nữa! T-ởng nên đón thầy giỏi, mua đồ mẫu, chọn ng-ời khéo tay, nhanh trí khôn cho vào học, rồi triều đình thời th-ờng săn sóc mà dạy dỗ họ. Lại hạ lệnh khắp n-ớc hễ ai học

đ-ợc kiểu mới, thì theo lối Âu châu cấp cho bằng khen làm l-u chiếu, th-ởng cho phẩm hàm để ngợi khen họ, cấp cho l-ơng bổng để khen th-ởng họ, cho giữ quyền sáng tạo để bảo vệ quyền lợi của họ. Những ai giỏi về các khoa cách trí, khí học, hoá học, thì làm cho họ đ-ợc vẻ vang, sang trọng hơn cả những ng-ời đỗ đại khoa. Nh- thế mà không có người chịu trổ tài, đua khéo cho hơn người, thì có lẽ nào” [152, 129- 130].

6. Mở toà báo: Nhận thấy vai trò của báo chí đối với sự phát triển của đất n-ớc, nhà

nho cấp tiến nhấn mạnh sự cần thiết phải ra báo và hô hào dân chúng đọc báo. Theo họ báo chí với các thể loại nh- nhật báo, nguyệt báo, tuần báo, bán nguyệt báo và các thể tài nh- chính trị, tin tức, thời sự, quảng cáo, v.v… là những phần không thể thiếu trong sinh hoạt, nhất là việc cập nhật các tin tức, sáng chế mới, th-ơng mại, pháp luật, y học, nông nghiệp và công nghiệp. Những n-ớc lớn trên thế giới nh- Pháp, Đức, Anh, Nga, Mỹ, Nhật Bản và Trung Hoa đều chú trọng đến việc xuất bản báo chí. Sự phát triển của báo chí đã góp phần mở mang dân trí n-ớc họ. Trong khi báo chí n-ớc ngoài phát triển mạnh mẽ thì ở Việt Nam chỉ có vài tờ báo bằng tiếng Pháp, mà số ng-ời biết tiếng Pháp không nhiều. Báo bằng chữ Hán thì chỉ có tờ Đồng Văn nhật báo mà thôi. Để mở mang dân trí dứt khoát phải mở thêm nhiều toà báo: “Thiết t-ởng ở kinh đô ta cũng nên đặt một toà báo, lựa lấy một vị đại thần làm chủ, lựa một số thân sĩ sung vào: nửa viết bằng chữ n-ớc ta, nửa viết bằng chữ Hán. Bao nhiêu phép tốt, ý hay, nghề lạ, ngón khéo ở Âu Mỹ, cùng là những việc x-a nay ở n-ớc ta, hoặc những lời và việc tìm đ-ợc trong sách và đáng nêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)