Phủ nhận sức mạnh kỹ thuật ph-ơng Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 33 - 37)

7. Bố cục của luận án

1.3. Chống đối văn minh ph-ơng Tây

1.3.1. Phủ nhận sức mạnh kỹ thuật ph-ơng Tây

Sau những trận giao chiến đầu tiên với quân Pháp, quan quân triều đình đã thấy đ-ợc sức mạnh của súng đạn ph-ơng Tây. Thành luỹ của ta đã không thể chịu đ-ợc sức công phá của đại bác địch. Tâm lý lo sợ vũ khí của ph-ơng Tây bao trùm lên binh sĩ và nhân dân. Nỗi sợ hãi đó đ-ợc Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu ghi lại trong Di biểu

tr-ớc khi ông tự vẫn nh- sau: “Súng của chúng gầm như sấm vang (…) quan võ sợ giặc chạy trốn từng đàn, quan văn nghe gió cũng chạy theo nốt” [157, 168]. Đây chính là nguyên nhân làm cho quan quân bị vỡ trận và thành Hà Nội thất thủ. Thế nh-ng nhiều ng-ời vẫn cố tình tìm cách phủ nhận sức mạnh kỹ thuật của ph-ơng Tây.

Tr-ớc khi trở thành thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa H-ơng Khê, quan ngự sử Phan Đình Phùng đã khá am hiểu sức mạnh kỹ thuật của ph-ơng Tây. Ông thừa nhận hàng hoá của ph-ơng Tây thật tinh xảo dễ làm mê hoặc lòng ng-ời, là một nhân tố quan trọng giúp ph-ơng Tây trở nên phú c-ờng, nh-ng lại phản đối việc học tập kỹ thuật

ph-ơng Tây. Theo ông súng đạn ph-ơng Tây tuy mạnh thật, nh-ng ta vẫn có thể chế ngự đ-ợc. Biết Nhật Bản đang học theo ph-ơng Tây và trở nên phú c-ờng, nh-ng ông không muốn Việt Nam noi theo tấm g-ơng Nhật Bản bởi lo ngại việc học Tây sẽ làm thay đổi những truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Tuy ng-ời Tây v-ợt trội hơn ta về kỹ thuật nh-ng chúng vẫn là lũ man di, văn hoá của chúng hoàn toàn khác biệt với văn hoá Nho giáo truyền thống.

Quan điểm coi th-ờng và từ chối tiếp nhận kỹ thuật ph-ơng Tây của Phan Đình Phùng đ-ợc thể hiện rõ trong Bài đối sách thi Đình của ông tại khoa thi Đình năm 1877 nh- sau: “Các nước bên Thái Tây như Phật lan tây, ý đại lợi, Mễ lợi kiên, Hoà Lan… dựng n-ớc đã lâu, từ khi có đời ng-ời đến nay đã cũng có rồi, không phải đợi đến nhà Minh mới thấy, tức là trong Kinh Thư đã có câu: “Khách Tây đến cống con ngao”, Kinh Lễ Thiên V-ơng chế bắt đầu rằng Tây nhung cho vào ngồi cửa tứ di ở trong nhà linh đ-ờng, nh- thế ở các đời tr-ớc không phải hết thảy đều không nghe nói đến. Còn quy mô của họ sở dĩ ngày nay càng c-ờng thịnh lên là vì mọi ng-ời n-ớc bên Thái Tây, đất ở về ph-ơng Càn Tuất riêng đ-ợc chỗ chính của khí hành kim, nên con ng-ời trí tuệ, có kỹ thuật. Còn về việc trị n-ớc lại càng tinh t-ờng về kế phú c-ờng, tức nh- thuyền lửa, xe lửa, những điện, những thành có thể di chuyển đ-ợc, đều là cực kỳ xảo diệu, mà có thể chế phục đ-ợc ng-ời khác. Đó là điều sở dĩ ngày dần thịnh lên. Song cũng chẳng qua là trộm noi theo cái biết của ng-ời đem làm biết của mình, mà lại khéo dùng cái biết ấy mà thôi. Tức xem nh- một việc làm súng. Khoảng năm Hoàng Vũ đời Minh có một ng-ời Tây vào làm bộ hạ cho Tản Mã, Hoàn Hãn, nhân ăn trộm đ-ợc mấy súng đem về, nghiên cứu ngẫm nghĩ đ-a đ-ợc đến cùng cực tinh xảo. Thế thì, so với mọi việc tr-ớc kia, cũng vĩ tất hẳn họ chuyên giữ lấy tài kỳ lạ gì đâu. Xét đến cùng, cung vị tất đã hoàn toàn thủ thắng cả. Nh- cái súng lợi hại kia bắn đã xa, thế mà t-ờng cát, bông -ớt có thể chống lại, cái tàu lợi hại kia không gió tự đi, nháy mắt nghìn dặm, thế mà có mục bè lớn có thể ngăn lại. Lại huống chi khéo về thuyền súng, không khéo đánh, đó chẳng phải là sở đoản -?. Nay mọi n-ớc ph-ơng Đông, nhiều ng-ời muốn bỏ hết tập tục cũ của ta để bắt ch-ớc ng-ời ta m-u theo mới cho thành đ-ợc cái hiệu quả

phú c-ờng ngay tr-ớc mắt. Đó cũng là vì thấy n-ớc Nhật Bản bắt ch-ớc làm nh- họ mà thành ra nhất thời c-ờng thịnh, cho nên có điều luận bàn nh- thế mà thôi. Chứ đâu một sớm đem bỏ hết pháp độ hàng trăm năm tr-ớc để mà m-u theo mới cả ử? Kíp vì vội lợi gần tr-ớc mắt, lợi gần vị tất đã đ-ợc, ví thử nh- đ-ợc đi nữa cũng không khỏi bị tiếng chê ta biến thành di địch”[145, 61].

Trong Hịch văn thân Hà Nội gửi văn thân Nam Định, văn thân Hà Nội kêu gọi văn thân Nam Định cùng hợp sức đánh Tây. Để giảm bớt tâm lý sợ súng đạn của Tây họ khẳng định: “Nếu bảo rằng: súng phá được núi, tầu lặn được sông, kỹ xảo của giặc Tây không địch nổi đâu, thế thì lấy nhân làm g-ơm, đem nghĩa làm giáo, anh hùng nước Nam có bao giờ chịu” [157, 475].

Quan đại thần Vũ Phạm Khải đã vận dụng Bắc sử (lịch sử Trung Hoa) để biện hộ cho những suy nghĩ chủ quan của mình: “Thủa xưa bắn Hậu Nghệ không hề dùng cây cung của Hậu Nghệ, giết Hạng Vũ không phải dùng thanh kiếm của Hạng Vũ, trừ giặc Hung Nô mà chỉ dùng ch-ớc hay quan giỏi của nhà Hán, cũng nh- đánh Tần, Sở đâu có phải dùng ngay giáp bền dao bén của Tần, Sở mà chỉ dùng cây gậy của Tề, L-ơng. Cổ ngữ nói: Thấy sự quái, mình đừng thèm cho là quái lạ, tự nhiên sự quái ấy tự hết, thấy cọp đừng sợ, tự nhiên cọp phải sợ mình. Nay các anh đừng tâng bốc ng-ời Tây dương là tài khéo thì họ có thể khoe khoang tài khéo được với ai” [7, 30]. Ông đánh giá thấp sức mạnh kỹ nghệ ph-ơng Tây khi cho rằng sức mạnh của giặc Tây vô đạo là tàu thuyền và súng ống. Chúng chỉ có thể x-ng hùng trên biển chứ không thể xây thành quách trên đất n-ớc ta đ-ợc.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu rất biết dùng văn thơ để động viên dân chúng v-ợt qua nỗi sợ hãi vũ khí của địch. Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ông đã mô tả hình ảnh những ng-ời nông dân Cần Giuộc chỉ với những vũ khí thô sơ (dao phay) trong tay đã bất chấp tàu đồng, đại bác và súng Tây anh dũng xông lên giết giặc. Hình ảnh ng-ời nông dân xô cửa, xông vào, liều mình nh- chẳng có, đánh giết thật dũng mãnh, và hiệu quả

giết giặc cũng thật ấn t-ợng chém rớt đầu quan hai nọ, làm cho mã tà ma ní hồn kinh

Quan nghè Nguyễn Xuân Ôn kiên quyết phản đối việc học tập ph-ơng Tây: “Phương chi giặc Pháp nh- con ong, con rết có nọc độc, con hùm, con sói không thân ai, làm sao mà tin đ-ợc. Nay mình nuôi bè lũ bọn khác giáo với mình để chúng tha hồ quấy rối, học tập văn tự man rợ để thay đổi áo mũ của mình, điều đó là những việc quái lạ, vô ích mà còn nên làm hay sao” [156, 280]. Trong Bài tâu điều trần các việc nên làm, ông đ-a ra những lý do để phủ nhận việc học tập kỹ thuật của phương Tây: “Nay ta chỉ lợi đánh trên bộ mà lại muốn học mót nghề tầu nghề súng của chúng để đua tranh với chúng là thất sách (…). Ch-a nói đến việc nó đem hết tài nghệ ra dạy ta mà nếu ta có đ-ợc học nghề đó đi nữa thì ta sẽ đem tàu v-ợt bể ra đánh ng-ời man rợ ngoài hải đảo sao (…). Nếu nói dùng tàu thuỷ làm giàu cho n-ớc thì đời x-a chăm nghề nông, trọng lúa gạo, đều có thể làm cho n-ớc giàu; ch-a từng nghe thấy việc buôn bán làm giàu bao giờ (…). Nên bỏ việc tàu thuỷ để giảm bớt chi phí vô ích. Đình chỉ mệnh lệnh tu bổ hải cảng để giữ thể thống cho n-ớc. Phí tổn về tàu bè, bổ sung vào quân nhu, lính tráng giữ tàu đem về làm nghề cày ruộng, để bổ ích ít nhiều, không đến nỗi lãng phí, nh- vậy thì có thể tăng thêm quân dụng được” [156, 174]. Tinh thần bất hợp tác với ph-ơng Tây còn đ-ợc thể hiện trong thơ ca của ông:

“Trần, Lê từ tr-ớc đời h-ng thịnh

Kỹ thuật ai nào học Pháp đâu” [156, 43] “Lòng ngu dại muốn học kỹ thuật của Tây Không dè Tây lại là kẻ địch” [156, 46]

Đến khi thực dân Pháp chiếm gần xong Việt Nam, trong bản điều trần gửi triều đình, Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn vẫn còn nghi ngờ liệu kỹ thuật của Tây có mạnh thật hay không: “Kế sách rợ di thật là giảo quyệt, triều đình đã thấy kỹ rồi mà còn nghị hoà, bảo là ta đang có việc, ch-a có thì giờ để đối phó với rợ di, bảo rợ di là giàu mạnh, bảo rợ di là kỹ xảo, ta đã đ-ợc mắt thấy tai nghe rồi. Thôi ôi! Rợ di cốt lập hoà cục, không ngại đ-ờng xa ngàn dặm, vào n-ớc ng-ời ta, có lẽ nào lại không phô tr-ơng cái thuật thần kỳ của chúng để loè ta, thổi phồng cái thế của chúng để doạ nạt ta. Vậy ta có đáng tin hay không đáng tin?” [42, 372].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)