7. Bố cục của luận án
4.2. cao văn minh ph-ơng Tây
Phạm Quỳnh luôn đề cao văn minh ph-ơng Tây. Tinh thần đề cao đó đ-ợc thể hiện rõ trong những bài báo và bài diễn thuyết của ông. Điều này đã mang lại cho Phạm Quỳnh tiền bạc và quyền lực. Ng-ời Pháp rất cần những trí thức bản xứ nh- Phạm Quỳnh để tung hô công ơn khai hoá của n-ớc Pháp. Việc đề cao thái quá văn minh ph-ơng Tây đã làm xấu đi hình ảnh của Phạm Quỳnh trong dân chúng. Nhiều ng-ời coi Phạm Quỳnh là bút nô của Pháp, nịnh hót Pháp để kiếm chác danh lợi. Cách nhìn nhận này cũng không phải là không có lý. Mỗi năm tạp chí Nam Phong đ-ợc thực dân Pháp và Nam triều trợ cấp một khoản tiền là 5.000 đồng. Năm 1932, Phạm Quỳnh bỏ báo Nam Phong để vào Huế làm quan Th-ợng th-. Từ đây Phạm Quỳnh đã bị giới trí thức Tây học trẻ lật mặt và tẩy chay, đặc biệt là nhóm Phong Hoá- Ngày Nay và nhóm Tri Tân.
Trong bài Sứ mệnh của n-ớc Pháp, Phạm Quỳnh đã không tiếc những lời hoa mỹ
để tán dương nước Pháp: “Bởi ch-ng, ng-ời Pháp là gì? Ng-ời Pháp còn hơn là một dân tộc, còn hơn là một chủng tộc, vì ng-ời Pháp là kết quả của sự kết hợp, sự nhào trộn của vô số các chủng tộc đã gặp nhau qua nhiều thế kỷ trong một vùng đất tiền định, d-ới một bầu trời đ-ợc Chúa ban ph-ớc lành. Ng-ời Pháp là, xin dùng một từ một ng-ời bạn Pháp đã nói với tôi và tôi thấy vô cùng chính xác, ng-ời Pháp là một trạng thái tinh thần. Ng-ời ta cứ nói ng-ời Pháp là đế quốc: ng-ời Pháp sẽ không bao giờ đế quốc bằng ng-ời Anh (…). N-ớc Pháp là đoá hoa quý mọc trong khu v-ờn đ-ợc ban phép bao quanh Địa Trung Hải trong xanh và Đại Tây D-ơng xanh thẳm. Đất n-ớc của sự hài hoà và cân bằng, của vẻ thanh bình và dịu dàng khó tả nên lời, đất n-ớc của lý trí và đạo lý, đất n-ớc của tính nhân bản bền chắc và trung dung, đất n-ớc này đ-ợc kêu gọi
đứng ra đóng một vai trò cao cả là ng-ời dung hoà và điều chỉnh sự mất cân bằng ngày càng tăng của thế giới hiện đại” [140, 394- 396].
Từ sự tán d-ơng n-ớc Pháp, Phạm Quỳnh đã khéo léo ủng hộ sự cai trị của Pháp ở Việt Nam. Ông cho rằng dân tộc Việt Nam sinh ra từ một nền văn minh lâu đời nhất ở châu á, ng-ời dân bị tách rời với thế giới bên ngoài, sống bằng lặng trong một xã hội gia tr-ởng theo những luân lý Khổng- Nho nặng nề và khắc khổ, tôn sùng Hán văn, và bàng quang với tất cả những trào l-u t- t-ởng lớn đã khai sinh một hình thái văn minh mới. Dân tộc Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu thốn mọi thứ gì cần thiết để thích ứng với cuộc sống hiện đại. Vì vậy ng-ời Việt Nam lúc này đang h-ớng về nền văn minh Pháp: “Thế là giờ đây, chúng tôi đang h-ớng về n-ớc Pháp, nơi chúng tôi thấy những truyền thống tinh thần bảo đảm chắc chắn cho những ý đồ chính trị tốt đẹp của n-ớc Pháp, để nhờ n-ớc Pháp giúp chúng tôi một nền giáo dục có thể làm cho chúng tôi một ngày nào đó trở thành một dân tộc hiện đại. Chính vì thế mà, sau sự thù địch ban đầu, một sự thù địch có thể giải thích đ-ợc là do việc bị chinh phục và chiếm đóng thô bạo, ngày nay, giới tinh hoa n-ớc Nam đã hoàn toàn tin t-ởng vào chính quyền Pháp, hơn thế nữa, còn hoàn toàn trông cậy n-ớc Pháp chăm lo cho công việc học hành và giáo dục của mình” [140, 402- 403].
Trên báo Nam Phong, Nam Cổ cũng đã không tiếc những lời hoa mỹ để tán tụng công ơn khai hoá của ng-ời Pháp: “Xã hội nước ta ngày xưa thì có thể ví như một tấm vóc th-ờng mà đã cũ nát, ch-a có thể gọi đ-ợc là một nền mĩ thuật hoàn toàn. Mà n-ớc Pháp cũng tỉ nh- một ng-ời có tài thêu dệt, đã tự dệt nên một bức cẩm tú giang sơn, mĩ miều xuất sắc, đệ nhất hoàn cầu. Nay vì tấm lòng ái mĩ, v-ợt mấy trùng d-ơng đến đây tổ chức hộ ta một cái nền quốc hoa mĩ mãn, để đấu xảo với thị trường thế giới sau này” [29, 516].
Mân Châu cho rằng trong thời buổi cạnh tranh, để dân tộc có thể tồn tại đ-ợc thì nhất thiết phải có sự bảo hộ và khai hoá của nhà n-ớc Đại Pháp. Mân Châu cho rằng để chữa trị đ-ợc những quốc bệnh thì cần phải có nhân tài. Hội Khai Trí Tiến Đức chính là nơi tập hợp nhân tài. Hội hoàn toàn đặt sự trông cậy vào n-ớc Pháp và không đ-ợc tách rời khỏi n-ớc Pháp. Những ng-ời trí thức yêu n-ớc, th-ơng nòi phải đoàn kết lại, phải
làm cho dân trí đ-ợc đ-ợc mở mang. Yêu mến n-ớc Pháp chính là cách thi hành lòng yêu mến n-ớc Nam [19, 412- 415].
Thực tế thì hầu hết những trí thức Tây học trong các nhóm nh- Trí Tri, Nam Phong và Khai Trí Tiến Đức đều ra sức tán d-ơng văn minh Pháp. Bởi lẽ quyền lợi của
họ gắn chặt với quyền lợi thực dân của Pháp.