Thay đổi lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 129 - 137)

7. Bố cục của luận án

3.5. Thay đổi lối sống

Tiếp xúc với lối sống hiện đại ph-ơng Tây, nhiều nhà nho nhận thấy cần phải thay đổi lối sống của ng-ời Việt Nam, học tập lối sống của ph-ơng Tây. Những thay đổi trong lối sống đ-ợc biểu hiện từ những việc làm t-ởng chừng nh- rất nhỏ, nh- cắt tóc và cắt móng tay. Tuy là việc nhỏ nh-ng lại có ý nghĩa lớn lao với hàm ý từ bỏ những hủ tục trong xã hội: “Húi hề! húi hề!. Bỏ cái ngu này. Bỏ cái dại này. ăn ngay nói thẳng. Học mới từ đây. Húi hề! Húi hề” [203, 59].

Theo tục cũ ng-ời Việt Nam để tóc dài và răng đen. Đến đầu thế kỷ XX vẫn còn nhiều nhà nho để tóc và móng tay dài. Bộ tóc và móng tay dài đó đã không còn phù hợp với một xã hội đòi hỏi sự vận động và năng động cao. Nhân tố hiện đại hoá tạo ra một xã hội mới và một lối sống mới t-ơng thích với nó. Nhiều nhà nho cấp tiến nhận thấy đã đến lúc cần phải cắt phăng bộ tóc và móng tay dài đó đi. Tuy nhiên việc cắt tóc và móng tay, để răng trắng và mặc Âu phục lại không hề dễ dàng chút nào.

Để tạo dấu ấn cho phong trào duy tân, gắn kết giữa lời nói và hành động, Phan Châu Trinh đã bỏ quan phục để mặc Âu phục. Mốt Tây Hồ đã ra đời nh- mặc áo bành tô, mặc quần Âu, mặc áo sơ mi, thắt cà vạt, đi giày da mỏ vịt và đội mũ cát trắng. Tr-ớc Phan Châu Trinh đã có những ng-ời mặc Âu phục, nh-ng đa số họ làm việc cho Pháp nên bị dân chúng khinh ghét. Việc họ mặc Âu phục càng làm cho dân chúng thêm ác cảm với Âu phục. Nhà nho mặc Âu phục đã tạo ra những luồng d- luận rất trái chiều nhau trong xã hội. Ngay cả trong đội ngũ nhà nho cấp tiến không phải ai cũng sẵn sàng mặc Âu phục, điển hình là Huỳnh Thúc Kháng. Trong thời kỳ vận động duy tân, ông vẫn mặc bộ đồ nhà nho, với áo dài và khăn xếp.

Sự thay đổi trong lối sống diễn ra mạnh mẽ ở miền Nam, đặc biệt ở thành phố Sài Gòn. Việc thay đổi lối sống không chỉ thể hiện ở bề ngoài mà còn trong chiều sâu nhận thức về các vấn đề xã hội: “Nói sang qua phong tục thì lại càng thấy nó mỏng manh hơn bánh tráng. X-a vẽ mình, ở dã, ở bãi, nhờ ba con cá nuôi lỗ miệng, đầu trọc, mình đóng khố, sau lần lần bắt ch-ớc lân bang, sắm áo sắm quần càng ngày càng tao nhã thanh lịch, nay lại muốn bỏ đồ x-a, đổi áo thay xiêm, đổi dài thay vắn, cúp tóc cho gọn. X-a đi giày hàm ếch l-ợt b-ợt, nay đi giày đinh gót gọn gàng, x-a bịt khăn nay đội nón, muôn việc cũng đều bắt ch-ớc các n-ớc, còn việc cơ xảo, việc thông minh bày vẽ cho cận tiện thì mình thua xa thăm thẳm. Nghĩ lại sự bắt ch-ớc cũng không mau đ-ợc, ban đầu thì xài quân Tây, đến sau cúp tóc đội nón, bây giờ muốn đổi áo. Việc mấy ông t-ởng vậy là đủ cuộc trì thời thức thế sao? Tôi t-ởng ch-a, là vì việc hủ lậu còn đầy, sự nghi nan còn nặng. Việc đọc sách, đọc nhựt trình còn sơ, việc cơ xảo công nghệ còn hẹp. Nay lo chuyện sua se là dọn quần đánh áo. Hà tất là duy tân! ấy là có vỏ

nỏ có ruột. Phải rán mà b-ơn chải với đời, lo cho con nhà n-ớc Nam thông nghề buôn, giỏi nghiệp nghệ, tiện tặn chắc lót, thủ quyền lợi, vì hễ có hằng sản mới có hằng tâm, bằng tay không chơn rồi, dầu có mặc áo gấm cũng chẳng làm chi, bất quá thì hơn con Công một ít mà thôi” [21, 3- 4].

Nhà nho cấp tiến còn tiến hành xóa bỏ những hủ tục có tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và làm cản trở tiến trình duy tân đất n-ớc. Họ sáng tác thơ văn để kêu gọi dân chúng từ bỏ hủ tục nh- Bài hát răn ng-ời ăn thuốc phiện, Bài hát răn ng-ời uống r-ợu, Bài

hát răn ng-ời đánh bạc và Bài hát răn ng-ời mê gái.

Bài hát răn ng-ời ăn thuốc phiện đã nhấn mạnh đến những tác hại của thuốc

phiện trong xã hội. Thuốc phiện không chỉ có hại cho cá nhân ng-ời hút, mà còn gây hại cho gia đình và đất n-ớc. Vì vậy, ng-ời nghiện cần phải bỏ hút thuốc phiện để làm lại cuộc đời [190, 134].

Bài hát răn ng-ời uống r-ợu đã khuyên nhủ ng-ời dân không nên uống r-ợu. Bởi vì

r-ợu là men chất độc hại ng-ời, uống r-ợu cồn của Pháp lại càng thêm nguy hại cho sức khỏe. Uống r-ợu say sẽ làm con ng-ời mất nhân cách, nói năng thô tục, thân thể héo mòn, của tiền mất hết. Vì vậy, những ng-ời đã mắc bệnh nghiện r-ợu nên bỏ r-ợu [190, 135].

Ng-ời Việt Nam vốn ham mê cờ bạc, nhất là vào lúc nông nhàn. Trong thời Pháp thuộc nạn cờ bạc diễn ra tràn lan. Cũng giống nạn thuốc phiện và r-ợu chè, nạn cờ bạc đã hủy hại nhân cách con ng-ời, làm khuynh gia bại sản biết bao gia đình. Vì vậy Bài

hát răn ng-ời đánh bạc đã kêu gọi những ng-ời nghiện cờ bạc mau chóng thức tỉnh, bỏ

cờ bạc, và tích cực tham gia sự nghiệp canh tân n-ớc nhà [190, 136- 137].

Thay đổi lối sống không hề dễ dàng vì nó đã ăn sâu vào nếp suy nếp nghĩ từ nhiều đời. Thật khó cho một nhà nho chuyển từ việc dùng bút lông sang dùng bút sắt và bút chì; tập cách ngồi viết trên ghế thay cho ngồi cong l-ng trên phản và án th-; tập đi giầy Tây, thắt cà vạt và giao tiếp theo lối mới; tập tranh luận, nghị luận và lập kế hoạch một cách khoa học. Có quá nhiều thứ mới lạ để tiếp cận, học hỏi và noi theo. Rõ ràng,

việc học theo cái mới cần sự táo bạo và dũng cảm để đấu tranh với sự bảo thủ trong t- t-ởng và lạc hậu trong lối sống.

Lợi dụng tâm lý của một bộ phận dân chúng ch-a sẵn sàng với lối sống mới, một số quan lại bảo thủ và tay sai của Pháp đã vin vào đó để kết tội một số nhà nho duy tân. Năm 1908, Trần Quý Cáp bị kết tội cắt tóc (thế phát), Âu trang (mặc Âu phục) và âm m-u ra n-ớc ngoài (m-u vãng tha quốc). Nguyễn Th-ợng Hữu và Phan Thúc Duyên bị kết tội dám mặc đồ Tây đến Văn thánh Điện Bàn là quê h-ơng của Phạm Phú Thứ (Âu trang vãng huyện hội). Một số nhà nho thủ cựu dùng thơ văn để tấn công lại những nhà nho duy tân bằng những lời lẽ phê phán nặng nề. Họ coi việc học theo lối sống mới là trái với đạo đức và luân lý x-a, là phản quốc:

“Cử nhân, thày Tú cúp đầu, Tai nghe có giấy bệ châu gửi về Thế quan dồn cấp ê hề

Lập ph-ờng buôn bán tiện bề nghi nan Ngâm thơ, diễn thuyết các làng

Bày ra giản tiện áo ngang l-ng quần Sự đời ai thấy không -ng

Trên đầu đội mũ, d-ới quần không dây Chân thời mang cặp giày Tây

Rủ đi lất láo một bày nh- dê! Sự mình trăm việc, trăm quê

Ng-ời mình trở lại mà chê ng-ời mình” [203, 252] Hay:

“Mồ cha, mả mẹ anh đâu?

Còn vua, còn chúa, hỏi anh cúp đầu thờ ai? Chữ rằng phục quốc Tây lai

Xem trong Nam Việt ai ai cũng buồn tình N-ớc Nam mình còn Miếu, còn Đình

Còn khoa, còn mục, còn mình, còn ta Làm chi khác thể ông thày chùa

Khỏi xâu, khỏi thuế cũng nên đua cúp đầu” [203, 247].

Chuyện cắt tóc còn đi vào đời sống của giới trẻ. Khi nhìn cái đầu trọc tóc của chàng trai, cô gái không chỉ thấy dị th-ờng, ch-ớng tai, gai mắt, mà còn coi đó là biểu hiện của sự bất trung, bất hiếu với cha mẹ.

“Dị cha chả là dị!

Ch-ớng cha chả là ch-ớng! Cớ làm sao anh lại cúp cái đầu,

Thất hiếu trung với phụ mẫu” [203, 248].

Thế nh-ng chàng trai không coi cái đầu trọc của mình là dị th-ờng hay ch-ớng tai, gai mắt, mà đó là biểu hiện của sở thích cá nhân:

“Dị cũng không phải là dị,

Ch-ớng cũng không phải là ch-ớng Bởi vì anh muốn s-ớng

Cho nên anh cúp cái đầu” [203, 248].

Mặc dù vấp phải sự chống đối kịch liệt của những thế lực bảo thủ, nh-ng cuộc vận động xây dựng lối sống mới vẫn diễn ra mạnh mẽ và đạt đ-ợc những kết quả đáng kể. Nhiều ng-ời dân đã cắt tóc, cắt móng tay, mặc Âu phục và để răng trắng. Thay đổi lối sống là cần thiết để ng-ời Việt Nam có thể hòa nhập tốt với sự thay đổi của thời đại. Nói thay đổi nh-ng không phải là sự thay đổi hoàn toàn mà chỉ là loại trừ những hủ tục có tác động tiêu cực đến con ng-ời Việt Nam, thâu nhận những lối sống lành mạnh và tích cực của ph-ơng Tây, và gìn giữ những tập tính tốt đẹp của văn hóa Việt Nam truyền thống. Tiếp nhận lối sống mới của ph-ơng Tây cũng là một trong những trọng tâm của chiến l-ợc canh tân đất n-ớc.

Tiểu kết ch-ơng 3

1. Sau khi bị mất độc lập dân tộc, phải đối diện với văn minh ph-ơng Tây, và sống trong môi tr-ờng bị c-ỡng bức văn hoá, nhà nho Việt Nam ở vào tình thế khó xử giữa

gìn giữ hay từ bỏ văn hoá truyền thống, tiếp nhận hay từ chối văn minh ph-ơng Tây. T-

t-ởng đối kháng quân sự, trung thành với Nho giáo và chống đối văn minh ph-ơng Tây đã có từ thế kỷ XIX vẫn còn ảnh h-ởng đến đầu thế kỷ XX. Thế nh-ng t- t-ởng ấy đã bị lung lay bởi Tân th- và những thay đổi về kinh tế xã hội. Trong bối cảnh Đông- Tây xung đột, cũ mới bất phân và xã hội Việt Nam bị chao đảo mạnh. Xã hội Việt Nam cần một lực l-ợng dẫn dắt. Không thể đặt niềm tin vào sự khai hoá chân thành và h-ớng đạo của những ng-ời Pháp thực dân đ-ợc. Tầng lớp trí thức Tây học mới đang trong quá trình hình thành nên ch-a có đủ uy tín và năng lực. Xã hội Việt Nam chỉ còn trông chờ vào đội ngũ nhà nho vốn đ-ợc dân chúng tín nhiệm. Nh-ng trọng trách dẫn dắt dân tộc liệu có thể tiếp tục đặt vào tay những nhà nho bảo thủ vốn thâm thù với văn minh ph-ơng Tây. Điều này là không thể bởi hiện đại hoá và Âu hoá là xu thế tất yếu. Một số nhà nho đ-ợc khai sáng bởi Tân th- đã trở thành những ng-ời có t- t-ởng cấp tiến. Họ đã mạnh dạn gánh vác trọng trách dẫn dắt dân tộc tiến lên đài văn minh.

2. Những nhà nho cấp tiến đã lựa chọn duy tân trên nền tảng tiếp nhận văn minh ph-ơng Tây làm con đ-ờng đi mới cho dân tộc Việt Nam. Họ lấy những điểm mạnh và tiến bộ của văn minh ph-ơng Tây để bổ khuyết cho những điểm thiếu và yếu của văn hoá truyền thống. Họ vừa loại bỏ những hủ tục cũ, vừa giữ gìn tinh hoa văn hoá dân tộc. Họ chống hủ nho, xét lại học thuyết Khổng Tử, hăng hái tham gia các hoạt động duy tân đất n-ớc nh- mở tr-ờng học, mở hiệu buôn và thành lập công ty, và học theo lối sống ph-ơng Tây. Tuy đề cao và mong muốn Âu hoá nh-ng họ không vong bản. Bởi tất cả những việc làm của họ đều vì lợi ích dân tộc và đứng trên lập tr-ờng dân tộc. Trong bối cảnh tiếp xúc văn minh Đông- Tây còn ở thế đối đầu quyết liệt thì sự tiên phong của những nhà nho cấp tiến đã tạo ra một tâm lý cởi mở, khơi dòng và mở đ-ờng cho xu h-ớng tự nguyện tiếp nhận văn minh ph-ơng Tây ở Việt Nam.

3. Để đối phó lại phong trào duy tân, thực chất là phong trào vận động yêu n-ớc của các nhà nho cấp tiến, thực dân Pháp đã tiến hành những biện pháp đàn áp. Cuối năm 1907, chúng đóng cửa tr-ờng Đông Kinh Nghĩa Thục, đóng cửa tờ Đăng Cổ tùng báo, cấm các hoạt động diễn thuyết, bình văn và tịch thu các tài liệu sách báo của tr-ờng Đông Kinh Nghĩa Thục. Năm 1908, viện cớ có một số nhà nho có liên quan đến vụ Hà Thành đầu độc và Chống thuế ở Trung Kỳ, thực dân Pháp đã tiến hành bắt giữ nhiều nhà nho, trong đó chúng đã xử tử và đ-a đi đày nhiều ng-ời tại những nơi rừng thiêng n-ớc độc, hoang đảo và n-ớc ngoài để loại trừ những hiểm hoạ khó l-ờng cho chế độ thực dân. Nhà tù thực dân đã giam cầm nhiều tù nhân là những nhà nho cấp tiến thuộc đủ trình độ nh- hoàng giáp, tiến sĩ, phó bảng, cử nhân đến tú tài. Sự đàn áp khốc liệt đó làm lực l-ợng những nhà nho cấp tiến đã bị suy giảm đáng kể. Tiếng nói của họ từ đây cũng suy yếu dần.

4. Mặc dù nhiều nhà nho cấp tiến bị bắt, cầm tù và xử chém, nh-ng họ đã kịp gieo vào dân chúng một tình yêu tổ quốc sâu sắc, một ý thức trách nhiệm với đất n-ớc cao cả và một tinh thần đổi mới để v-ơn lên. Họ có thể bị cầm tù nh-ng tinh thần duy tân của họ đã thấm sâu vào mạch nguồn dân tộc. Hạt giống duy tân đã kịp gieo vào lòng đất mẹ và trong một t-ơng lai không xa chắc chắn nó sẽ nảy mầm, khai hoa và kết trái.

Ch-ơng 4

Trí thức Tây học với t- t-ởng tiếp biến văn minh ph-ơng Tây

Khi đối diện với văn minh ph-ơng Tây, trí thức Tây học tỏ rõ thái độ phân vân, l-ỡng lự giữa nên hay không nên tiếp nhận văn minh ph-ơng Tây, bảo tồn hay từ bỏ văn hoá truyền thống. Cũng có ng-ời muốn nhắm mắt mà theo cái mới, nh-ng theo đ-ợc đến đâu, hay chỉ là dạng Âu chẳng ra Âu, á chẳng ra á và vong bản. Vì vậy, vấn đề mấu chốt đặt ra cho trí thức Tây học là phải tìm ra một giải pháp đúng đắn trong bối cảnh xung đột Đông- Tây. Nếu đi sai đ-ờng thì hậu quả sẽ khôn lường: “Một b-ớc nhầm di hoạ trăm năm” [118, 4- 5] hay “Thuốc văn minh uống nhầm, công phạt tệ hại hơn thuốc bệnh” [198]. Trí thức Tây học phải có một thái độ ứng xử đúng đắn trong tiếp xúc với văn minh ph-ơng Tây để từ đó định h-ớng cho văn hoá dân tộc phát triển.

4.1. Thẩm định lại văn hoá truyền thống

Sau thế hệ nhà nho cấp tiến là thế hệ trí thức Tây học. Thế hệ này đ-ợc trang bị hai nguồn kiến thức. Một là họ tiếp nhận các giá trị văn hoá truyền thống từ gia đình và xã hội. Hai là họ tiếp nhận văn minh ph-ơng Tây từ nhà tr-ờng và môi tr-ờng sống, thậm chí có ng-ời còn v-ợt đại d-ơng để đến với cội nguồn văn minh ph-ơng Tây. Những nhận thức của họ về văn minh ph-ơng Đông và ph-ơng Tây tiến bộ hơn so với thế hệ tr-ớc. Thế hệ nhà nho cấp tiến mới chỉ dừng lại ở việc kêu gọi dân chúng tiếp nhận văn minh ph-ơng Tây, loại trừ hủ tục, còn vấn đề tiếp biến văn hoá ch-a sâu sắc. Đến thế hệ trí thức Tây học nhiều vấn đề liên quan đến văn hoá n-ớc nhà đã đ-ợc đ-a ra bàn luận một cách nghiêm túc, có cân nhắc và tính toán, đặc biệt là vấn đề tiếp biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 129 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)