7. Bố cục của luận án
3.3. Mở tr-ờng Tây học
Đến những năm đầu thế kỷ XX, Nho học đã lạc hậu và trở thành lực cản đối với công cuộc duy tân ở Việt Nam. Đổi mới giáo dục cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mô hình giáo dục Âu Mỹ hiện đại đã đ-ợc nhà nho cấp tiến lựa chọn để xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới. Để dọn đ-ờng d- luận cho Tây học phát triển, họ đã đồng thanh tuyên chiến với Nho học, đánh thật mạnh vào những yếu điểm của Nho học và chỉ ra những -u điểm của nền giáo dục Âu Mỹ. Họ chỉ trích gay gắt lối học khoa cử:
1. “Trường học nước ta lấy khoa cử làm mục đích, cho nên không phải ai cũng trở thành công khanh đại phu, nh-ng mặc dù dốt đặc thì chí cũng vẫn ở chỗ công khanh đại phu. Họ cứ cắm đầu, cắm cổ đọc những cuốn sách trống rỗng, không thiết thực, kiến thức thiếu thốn. Học xong đi thi, hoặc mong ở chỗ văn hay, hoặc sao chép những lời cũ rích. Bất hạnh thay mà hỏng thì trở về làm kẻ sĩ, thầy đồ, chờ khoa thi sau (…) May mắn thì đỗ ra làm quan, không thì cũng đ-ợc đứng đầu một làng, một xã, cho thế là vinh quang. Cho nên đứa trẻ học đ-ợc cách làm bài cũng vênh váo tự phụ sẽ là công khanh đại phu, không thèm ngang hàng với nông, công, th-ơng. Những nông, công, th-ơng giàu có cũng bắt con em bỏ nghề nghiệp của mình theo đường khoa cử, sĩ hoạn” [190, 74].
2. “Nhưng giá thử bỏ thực học, cứ theo đòi khoa cử, thử hỏi đi thi mấy ng-ời đỗ đạt, đỗ đạt mấy ng-ời đ-ợc ra làm quan, làm quan mấy ng-ời đ-ợc hanh thông trọn đời? Cách đó rất vụng, đạo đó rất nguy, sao bằng giáo dục phổ cập để đem ra thực dụng (…) Còn nh- nói rằng: Lòng ng-ời lấy việc làm quan là vinh hiển thì sẽ nhiễm mãi những tư tưởng hủ lậu của thói cũ mà thôi” [190, 74].
3. “Trường học ta lấy khoa cử làm mục đích, cho nên không phải ai cũng trở thành công khanh đại phu, nh-ng mặc dù dốt đặc thì chí cũng vẫn ở chỗ công khanh đại phu. Họ cứ cắm đầu, cắm cổ vào đọc những cuốn sách trống rỗng, không thiết thực, kiến thức thiếu thốn. Học xong đi thi, hoặc mong ở chỗ văn hay, hoặc sao chép những lời cũ rích. Bất hạnh mà hỏng thì về làm kẻ sĩ, thầy đồ, chờ khoa thi sau” [190, 74]. Chính lối
học khoa cử đã làm cho trình độ học thức của Nho sĩ càng ngày càng suy giảm: “Hỏi cụ việc thực thì cụ làm thinh. Hỏi trận pháp binh th- thì cụ ù ù cạc cạc. Hỏi địa d- quan chế thì cụ u u minh minh. Cụ chẳng biết kèn sao kêu, súng sao nổ. Cụ không hay xe sao chóng, tàu sao lanh. Khí học làm sao, hoá học làm sao, cụ dẫn Dịch t-ợng, Th- trù chi Cổ đế. Cơ khí là thế, điện khí là thế, cụ rằng mộc ng-u l-u mã Khổng Minh. Ai nói chuyện tân học tân văn, cụ ghét hơn người đầu thuốc độc” [191, 660].
Nhà nho cấp tiến phê phán những điểm yếu của nền giáo dục cũ khi chỉ chú trọng kinh nghĩa, thơ phú, không có lợi cho sự phát triển kinh tế, thậm chí cản trở sự sáng tạo của ng-ời học. Họ chỉ ra hiện t-ợng những bất cập về tr-ờng lớp, có tr-ờng lớp mà nh- không, không có hệ thống giáo dục phổ thông cho mọi ng-ời, ph-ơng pháp giáo dục không phù hợp, và nhà n-ớc không đầu t- thoả đáng cho giáo dục. Họ khẳng định chế độ khoa cử đã trở thành nọc độc kìm hãm sự phát triển của xã hội: “Không có nọc độc của khoa cử, làm sao đến nỗi hàng trăm thứ học bị phế bỏ, nhân tâm suy yếu nh- vậy! Chúng ta phải căm ghét, đau đớn vì tình trạng đó, không để thiếu niên chúng ta nhiễm lây cái nọc độc ấy nữa” [190, 74].
D-ơng Bá Trạc coi tấm bằng cử nhân của mình chỉ đáng giá một xu. Phan Chu Trinh mỉa mai chuyện bia, bảng và võng lọng h- danh. Nguyễn Phan Lãng cho rằng học theo kiểu Tàu chỉ là đua nghề hủ bại với nhau. Trong tác phẩm Ngục trung th-,
Phan Bội Châu tỏ rõ sự thất vọng đối với nền giáo dục Hán học vì nó chỉ coi trọng khoa cử. Ông thấy tiếc vì từ nhỏ tới lớn đã miệt mài đèn sách chỉ vì khoa cử mà thôi. Ngoài khoa cử ông không có đ-ờng học nào khác hơn mà đi. Nghiệp khoa cử đã trói buộc gần nửa cuộc đời ông. Ông coi đó là một vết nhơ rất lớn trong đời.
Từ phê phán nền giáo dục cũ, nhà nho cấp tiến tha thiết kêu gọi dân chúng nhanh chóng đi theo nền giáo dục mới. Trong Bài hát khuyên học chữ Quốc ngữ18, họ kêu gọi
18 “Nước ta học vấn thế nào. Chẳng lo bỏ dại lẽ nào được khôn. Chữ Quốc ngữ là hồn của nước. Phải đem ra tính trước dân ta. Sách các nước, sách China. Chữ nào nghĩa ấy dịch ra tỏ tường. (…) á Âu chung lại một lò. Đúc lên t- cách mới cho là ng-ời. (…) Lợi quyền nắm đ-ợc vào tay. Có cơ tiến hóa, có ngày văn minh” [190, 110- 111].
dân chúng học chữ Quốc ngữ, tiếp nhận văn minh ph-ơng Tây để hiện đại hóa dân tộc, và để dân tộc sớm đ-ợc văn minh.
Trong Bài hát khuyên ng-ời đi học xa19, nhà nho cấp tiến nhiệt liệt ủng hộ thanh thiếu niên Việt Nam đi du học n-ớc ngoài. Họ khuyên các du học sinh phải cố gắng học tập cho đ-ợc, cho giỏi những nghề của Âu Mỹ đề về xây dựng đất n-ớc đ-ợc c-ờng thịnh và văn minh.
Nhà nho cấp tiến chỉ ra những khó khăn khi tiến hành chuyển đổi một nền giáo dục cũ sang một nền giáo dục mới: “Phép tắc cũ truyền đời nọ sang đời kia lâu ngày thành nếp. Mặt mũi chân tay đã quá quen thuộc rồi nay thay đổi thì mọi cái đều lạ lẫm, tất nhiên không ai muốn nh- vậy. Đó là cái thứ nhất. Thay đổi một việc gì thì toàn cục cũng lung lay: những ng-ời làm nghề công, th-ơng trong n-ớc đều bàng hoàng, lo sợ. Điều t-ởng tiện lợi cho dân thì trái lại làm cho dân khổ sở. Đó là cái khó thứ hai. Lại nữa, điều nói là tiện lợi cho dân thật ra chỉ tiện lợi cho số ít ng-ời, hoặc số đông ng-ời, không thể tiện lợi cho tất cả mọi ng-ời. Những ai không cho là tiện lợi sẽ xúi dục hoặc phá phách, không cho thực hiện. Đó là cái khó thứ ba. Giữa buổi giao thời cũ mới, ý kiến phân vân, phía bên này phía bên nọ, trên d-ới hỗn loạn, gây thành tai hoạ. Đó là cái khó thứ t-. Cho nên thay đổi nếp cũ khó mà lại nguy hiểm. Các n-ớc châu Âu đại để chuyển đ-ợc từ chế độ chuyên chế sang chế độ cộng hoà đều phải trải qua một cuộc đại biến loạn. Đó là cái khó thứ năm” [190, 71]. Nh-ng theo họ dù khó cũng phải v-ợt qua để đ-a sự nghiệp duy tân đất n-ớc đi tới thành công.
Một số nhà nho cấp tiến đã gi-ơng cao ngọn cờ đổi mới giáo dục. Năm 1905, từ đất Quảng Nam bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đã lên đ-ờng vào Nam Kỳ để vận động tân học. Nhóm nhà nho cấp tiến ở Quảng Nam do Phan Châu Trinh đứng đầu đã phát động Phong trào Duy Tân (1905- 1908), kêu gọi
19“Sang Âu sang Mỹ học tòng nghề hay. Muốn khôn thì phải tìm thầy. Khí cơ kỹ xảo ngày nay phải tường. (…) Bao nhiều nghề khéo n-ớc ngoài. Học sao cho đ-ợc hơn ng-ời mới nghe. Bấy giờ rồi liệu trở về. Mở tr-ờng trong n-ớc lấy nghề dạy nhau. Làm cho trong n-ớc mạnh giàu. So vào các n-ớc Mỹ Âu kém gì” [190, 131].
mọi ng-ời học theo ph-ơng Tây và từ bỏ hủ tục. Phan Bội Châu khởi x-ớng Phong trào
Đông Du (1905- 1908) với mục đích đ-a thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật
Bản để cứu quốc. L-ơng Văn Can thành lập Tr-ờng Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) ở Hà Nội nhằm chấn h-ng nền giáo dục n-ớc nhà.
Tr-ờng Đông Kinh Nghĩa Thục- Mô hình tr-ờng học kiểu mới
Xu h-ớng mở tr-ờng học kiểu Tây đã xuất hiện từ tr-ớc khi tr-ờng Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời. ở Quảng Nam đã có một số tr-ờng học kiểu mới nh- Diên Phong, Ph-ớc Bình, Phú Lâm và Thăng Bình. Những tr-ờng này đều do t- nhân thành lập và đào tạo theo lối học mới. Phan Châu Trinh là ng-ời có công đầu trong việc thành lập những tr-ờng học kiểu mới ở Quảng Nam. Khai dân trí là một trong những biện pháp chiến l-ợc hàng đầu trong suy nghĩ của Phan Châu Trinh. Theo ông dân trí n-ớc ta thấp kém do ảnh h-ởng của Nho học và sự kìm kẹp của nền giáo dục thực dân. Mở tr-ờng dạy học và truyền bá văn minh là ph-ơng thức hữu hiệu nhất đấu tranh chống lại âm m-u thâm độc của kẻ thù. Khai dân trí và mở mang sự học là chìa khoá để giải quyết những vấn đề dân tộc khác.
Năm 1906, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đến Nhật Bản. Hai ông đã tham quan, khảo sát một số tr-ờng học ở Nhật Bản, trong đó có tr-ờng Khánh ứng Nghĩa Thục20. Tr-ờng Khánh ứng Nghĩa Thục ra đời từ thế kỷ XIX, trải qua vài thập kỷ phát triển, đến những năm đầu thế kỷ XX đã trở thành một cơ sở giáo dục hiện đại. Tr-ờng đã thoát ly
20 Tr-ờng Khánh ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku) do Fukuzawa Yukichi thành lập năm 1858 với mục đích đề cao chủ nghĩa thực học, phát huy ý chí tự lực, tự c-ờng của Nhật Bản. Từ năm 1890, Khánh
ứng Nghĩa Thục phát triển theo mô hình tr-ờng Đại học Harvard danh tiếng của Mỹ. Tr-ờng Khánh
ứng Nghĩa Thục đã đáp ứng đ-ợc tham vọng khai dân trí, đổi mới nền học thuật n-ớc nhà của các nhà nho cấp tiến Việt Nam. Nội dung và ph-ơng pháp đào tạo của nhà tr-ờng khác với lối học khoa cử Nho học truyền thống. Những kiến thức đào tạo có thể đ-ợc ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Hệ thống sách giáo khoa đa dạng và phong phú. Hơn tất cả là nó phản ánh đ-ợc tinh thần dân tộc, chí tự c-ờng và khát vọng v-ơn lên. Trong khi nền giáo dục thực dân có tính chất nhỏ giọt, đào tạo tay sai bản xứ, không thể thoả mãn đ-ợc nhu cầu xây dựng nền học thuật mới của ng-ời Việt Nam, thì mô hình tr-ờng Khánh
ứng Nghĩa Thục có thể làm thoả mãn những ý t-ởng đổi mới giáo dục, đ-a giáo dục Việt Nam b-ớc vào tiến trình hiện đại hoá và hội nhập với giáo dục Âu Mỹ của các nhà nho cấp tiến.
khỏi nền giáo dục Hán học cũ. Nội dung giảng dạy đa dạng, bao gồm khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Kiến thức giảng dạy gắn liền với cuộc sống. Ph-ơng pháp dạy học dựa theo lứa tuổi, cấp học và ngành học. Vì vậy, hai ông đã quyết định lựa chọn tr-ờng Khánh ứng Nghĩa Thục làm mô hình chuẩn cho việc thiết kế nền giáo dục Việt Nam hiện đại.
Sau khi về n-ớc, hai ông đã ra Bắc Kỳ gặp một số nhà nho cấp tiến ở đây để bàn về việc thành lập tr-ờng. Tháng 3 năm 1907, Tr-ờng Đông Kinh Nghĩa Thục đã ra đời tại Hà Nội. Tr-ờng có trụ sở tại số 4, phố Hàng Đào, Hà Nội. Tr-ờng Đông Kinh Nghĩa Thục trở thành tr-ờng điểm cho việc đổi mới hệ thống giáo dục n-ớc nhà, phản ánh tham vọng duy tân đất n-ớc, khai dân trí và chấn dân khí của nhà nho cấp tiến Việt Nam. Những học sinh của tr-ờng đ-ợc kỳ vọng sẽ trở thành những công dân yêu n-ớc chân chính, biết tiếp thu và phát huy những lợi thế của tân học để xây dựng đất n-ớc. Nhà tr-ờng sẽ cung cấp cho ng-ời học những kiến thức sinh động về cuộc sống, gắn học tập với thực nghiệp, trực tiếp tham gia cải tạo xã hội. Để cổ động cho nền học thuật mới, Giám học Nguyễn Quyền hô hào:
“Mở tân giới, xoay nghề tân học
Đón tân trào, dựng cuộc tân dân” [190, 55]
1. Về cơ cấu tổ chức
Hầu hết mọi ng-ời đã bầu L-ơng Văn Can làm Thục tr-ởng, Nguyễn Quyền làm Giám học. Đội ngũ giáo viên của tr-ờng gồm có D-ơng Bá Trạc, Trần Đình Đức dạy Hán văn; Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn dạy Quốc ngữ và Pháp ngữ. Tr-ờng chia thành bốn ban là ban Giáo dục, ban Tài chính, ban Cổ động và ban Tu th-.
2. Về tổ chức lớp học
Ban đầu các nhà sáng lập tr-ờng dự định mở hai lớp học. Một lớp dành cho nam, một lớp dành cho nữ, mỗi lớp khoảng 60- 70 học viên [89, 53]. Việc mở lớp học dành riêng cho nữ thể hiện tinh thần đổi mới, bởi nền giáo dục phong kiến cũ cấm nữ giới đến tr-ờng. Sau khi đ-ợc Phủ Thống sứ cấp phép hoạt động, số l-ợng học viên đến đăng ký học rất đông đảo. Số học sinh đã lên tới gần 500 ng-ời. Tr-ờng mở tới 20 lớp học.
Tr-ờng đã phân chia thành ba cấp học: tiểu học, trung học và đại học. Bậc tiểu học và trung học trang bị những kiến thức phổ thông, có tính phổ cập, còn bậc đại học thì đào tạo theo h-ớng chuyên sâu theo ngành học.
3. Về ph-ơng pháp dạy
Nhà tr-ờng sử dụng nhiều ph-ơng pháp học để tác động vào ng-ời học từ nhiều cách nh- giảng sách, đọc báo, bình văn, diễn thuyết, tranh luận, đóng kịch, đọc thơ. Ph-ơng pháp học mới buộc ng-ời học phải tự t- duy và năng động trong cách nghĩ. Bài giảng của thầy chỉ mang tính gợi mở. Ph-ơng pháp dạy học mới đã góp phần tăng c-ờng và phát triển trí tuệ của học sinh. Giữa các môn học có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Cả thầy và trò đều chú tâm đến việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn xã hội. Mối quan hệ giữa thầy và trò đã trở nên gần gũi và dân chủ, chứ không cứng nhắc và xa cách nh- tr-ớc.
4. Về ph-ơng tiện dạy học: Ngoài sách giáo khoa, còn có các dụng cụ học mới
nh- phấn trắng, bảng đen, th- viện, bản đồ và tranh ảnh minh hoạ.
5. Nội dung đào tạo
Nhiều môn học đã đ-ợc nhà tr-ờng đ-a vào giảng dạy nh- ngôn ngữ, địa lý, lịch sử, thiên văn, toán học, vệ sinh, thổ nh-ỡng học, cách trí, hoá học, tâm lý và luân lý. Chữ Quốc ngữ là môn học có tính chất bắt buộc đối với mọi cấp học. Nội dung đào tạo của nhà tr-ờng rất thiết thực với nhu cầu của xã hội. Nó h-ớng tới mục tiêu phát triển con ng-ời toàn diện cả về đức dục và trí dục. Học sinh cần phải nắm vững ba trọng tâm trong nội dung đào tạo của nhà tr-ờng là: 1. Học vệ sinh để cho thân thể c-ờng tráng và không bệnh tật; 2. Học trị sinh (ph-ơng pháp) để có thức ăn, đồ mặc và quản lý sản nghiệp; 3. Học làm ng-ời để biết cách đối xử với quốc gia xã hội.
Tr-ờng Đông Kinh Nghĩa Thục đ-ợc mô phỏng theo nền giáo dục Âu Mỹ hiện đại. Nó h-ớng tới một nền giáo dục thực nghiệp đa ngành và đa nghề. Nó muốn đào tạo