7. Bố cục của luận án
1.3. Chống đối văn minh ph-ơng Tây
1.3.2. Chống đối Kitô giáo
Thực dân Pháp viện cớ triều Nguyễn đàn áp Kitô giáo để nguỵ biện cho hành động xâm l-ợc Việt Nam. Dựa vào những thắng lợi quân sự, chúng liên tục gây sức ép buộc triều Nguyễn phải cho các giáo sĩ đ-ợc tự do truyền đạo, tha đạo và trấn áp những ng-ời có hành động chống đối giáo dân. Nh-ng vấn đề Kitô giáo giờ đây không chỉ giới hạn trong phạm vi triều đình nữa mà đã lan rộng ra cả n-ớc. Mẫu thuẫn l-ơng giáo đ-ợc đẩy đến tột đỉnh.
Ban đầu triều Nguyễn đã lựa chọn giải pháp đối đầu với Kitô giáo, nh-ng từ sau Hiệp -ớc Nhâm Tuất (năm1862), triều Nguyễn đã phải nhân nh-ợng Kitô giáo. Triều Nguyễn đã cho phép các giáo sĩ đ-ợc tự do truyền đạo, thả những giáo dân bị tù, bảo vệ tài sản của họ và cấm việc đàn áp giáo dân. Vua Tự Đức còn phê phán những hành động đánh phá giáo dân của văn thân và sĩ phu: “Sao các ngươi ghét Gia Tô quá thế? Nghe nói chỗ họ ở phá huỷ gần hết, giết tróc chẳng còn ng-ời nào. Sao mà tàn nhẫn quá thế? Từ nay trở đi, không đ-ợc thế nữa! Nếu còn làm sai ý nghĩa lời Chiếu này sẽ bị đày ra các nơi xa để mà chống đối với ma quỷ” [157, 473].
Văn thân và sĩ phu cả n-ớc rất uất ức về điều khoản cho phép các giáo sĩ đ-ợc tự do truyền đạo. Những biện pháp răn đe của vua Tự Đức không làm cho họ chùn tay, trái lại càng khoét sâu thêm sự cừu địch giữa họ với giáo dân. Một số văn thân và sĩ phu đã kịch liệt phản đối vua Tự Đức. Văn thân và sĩ phu mất lòng tin ở triều đình là một tổn thất không thể bù đắp đối với vua Tự Đức bởi họ chính là r-ờng cột của chế độ.
Văn thân và sĩ phu căm tức những giáo dân đã đứng vào hàng ngũ kẻ thù nh- đi lính cho Pháp, cung cấp quân l-ơng, nơi đồn trú và chỉ điểm cho giặc Pháp. Không ít giáo dân đã dựa vào quân Pháp để trả thù và c-ớp bóc bên l-ơng. Hành động tiếp tay cho kẻ thù đó của một bộ phận giáo dân càng khoét sâu thêm lòng thù hận không đội trời chung với Kitô giáo của văn thân và sĩ phu. Những hoạt động đánh phá các cộng đồng giáo dân của họ nhiều hơn và đẫm máu hơn sau khi triều Nguyễn ký Hiệp -ớc Giáp Tuất (năm 1874). ở
đâu có nhiều văn thân và sĩ phu thì ở đó các hoạt động tàn sát giáo dân càng dữ dội, tiêu biểu nh- ở Hà Nội, Nghệ An và Nam Định.
Những lý do gì khiến văn thân và sĩ phu căm thù giáo dân nh- vậy? Một là Pháp vin cớ bảo vệ giáo dân để xâm l-ợc Việt Nam. Hai là không ít giáo dân đã đứng về phía kẻ thù. Ba là sự khác biệt về mặt văn hoá. Văn thân, sĩ phu chống Kitô giáo không chỉ vì bảo vệ độc lập dân tộc, mà còn để bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống. Họ không chấp nhận bị Kitô hoá. Tâm t- của họ đ-ợc thể hiện rất rõ trong Tờ t- của thân hào Nam
Định: “Hiện nay các cố đạo qua lại nhà thờ, bề ngoài giả tiếng giảng dạy, mà bề trong
thật là để phiến động. Sáu bảy làng nhỏ nh- Bùi Chu, Kiến Lao, ỷ thế giặc Pháp, tích trữ binh l-ơng, xây đắp hào luỹ. Chúng dám lấy mạng nhỏ nh- én, xe bọ ngựa mà chống lại xe lớn, thậm chí muốn lấy trí thuật mà hiếp ta ở chỗ sóng gió. Tụi lau nhau theo đạo tuy việc ch-a phát ra, mà lòng dòm dó của chúng nh- đất lở, cá tan, đã rõ ràng vậy. Nếu chúng ta không xét kỹ tình hình, tìm ph-ơng ngự tr-ớc để tuyệt mầm ác, đến khi chúng đ-ợc giặc Pháp giúp cho thì thể tất sẽ hiếp dâm vợ con ta, c-ớp đoạt của cải ta, rồi cha anh không gìn giữ đ-ợc con em, chồng không vực đ-ợc vợ, thì những việc nh- đã xảy ra ở Nam Kỳ ắt sẽ đến cho chúng ta vậy. Kinh Thư nói rằng: “Oán hờn há đợi khi rõ ràng, phải lo trước khi chưa phát hiện”. Đấy là lo việc của chúng ta ngày nay vậy” [145, 56].
Trong “Tờ luân t- của các cử nhân, tú tài, ấm sinh và anh danh giáo d-ỡng tỉnh
Nghệ An” đã tỏ rõ sự lo ngại về những mất mát văn hoá to lớn nếu Kitô giáo chiến
thắng: “Nước ta từ khi mở nước đến nay nhân tài không phải không thịnh, đất đai không phải không rộng, binh giáp không phải không tinh. Vì sao một sớm mai, lại đem ba tỉnh lớn Nam Kỳ bỏ nh-ờng cho giặc Pháp. Lại cho chúng đ-ợc tự do lập nhà đạo khắp nơi, ngang tàng làm điều ác. Nh- thế thì những lăng miếu, cung, tẩm, điện, của nhà n-ớc rồi sẽ ra sao? Mồ mả tổ tiên rồi sẽ ra sao? Vậy nên chúng tôi có tờ t- này, mong các tỉnh xét rõ, hội họp các bậc văn thân, đồng lòng đồng sức. Hễ thấy lũ giặc ngu xuẩn ấy, động đến đất n-ớc chúng ta, và giảng đạo ở chỗ nào, thì lập tức biến báo cho nhau, đánh phá chém giết không tha đứa nào. Nh- thế ngõ hầu trên không phụ ơn nuôi dạy của nhà vua, dưới không hổ với công sinh thành của cha mẹ” [145, 58].
Hành động chống Kitô giáo của văn thân và sĩ phu càng quyết liệt hơn khi Pháp ngày càng mở rộng phạm vi đánh chiếm và triều Nguyễn tiếp tục tr-ợt dài trên con đ-ờng đầu hàng. Ngay sau Hiệp -ớc Nhâm Tuất, nghĩa quân Tr-ơng Định ở Gò Công đã chống Kitô giáo rất kịch liệt. Tinh thần đó đ-ợc nêu rõ trong bài hịch “Bình Tây sát Tả” (đánh giặc Tây, giết giáo dân): “Triều đình dẫu hoà với Tây mặc lòng, sĩ phu nước Nam vẫn không chịu. Vậy tr-ớc hết xin giết hết giáo dân sau đánh đuổi hết Tây để giữ lấy văn minh Nho giáo của ta hơn 1.000 năm nay” [157, 162]. Tinh thần sát Tả đ-ợc đông đảo văn thân, sĩ phu Nam Kỳ h-ởng ứng, sau đó lan rộng ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Trần Tấn, Trần Quang Cán, Nguyễn Huy Điển và Tr-ơng Quang Thủ đã tập hợp nhiều văn thân, sĩ phu ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình phất cờ khởi nghĩa chống triều đình đầu hàng.
Hiệp -ớc Giáp Tuất đã làm gia tăng sự tức giận của văn thân và sĩ phu. Nhiều văn thân và sĩ phu của bốn tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã gửi tấu lên triều đình bác bỏ việc nghị hoà, đồng thời bày tỏ quyết tâm kháng chiến chống Pháp tới cùng của họ: “Hiện nay những người tù trưởng trong nước ai cũng muốn giết cho bằng hết (bọn Tả đạo) rồi quyết một trận sống mái với giặc Tây” [157, 468].
Để xoa dịu nỗi tức giận của văn thân, sĩ phu và dân chúng trong n-ớc, vua Tự Đức đã phải hạn chế việc tự do truyền đạo. Giáo sĩ đi truyền đạo phải có thẻ do triều đình cấp và hoạt động trong những tỉnh mà triều đình tạm thời nh-ờng cho Pháp, nếu muốn đi truyền đạo ở tỉnh khác phải đ-ợc sự đồng ý của nhà vua. Việc kiểm soát đó làm cho ng-ời Pháp không hài lòng. Họ th-ờng đề nghị nhà vua phải thực hiện nghiêm chỉnh điều khoản cho tự do truyền đạo đã ký và gọi giáo dân là nghĩa dân. Dù bị phía Pháp thúc ép, nh-ng vua Tự Đức kiên quyết không thừa nhận giáo dân là nghĩa dân.
Các văn thân và sĩ phu rất lo sợ nếu một mai kia n-ớc mất thì tất những giá trị văn hoá cũ sẽ bị tiêu tan. Bọn Tây di man rợ kia sẽ tiêu diệt văn minh Nho giáo, bởi x-a kia Tần Thuỷ Hoàng đã từng đàn áp nho sĩ và đốt sách Nho giáo. Nếu dân tả đạo thắng lợi thì chúng sẽ treo cây thập tự trong nhà Khổng Tử:
“Kẻo để vậy Tây di đắc thế, ắt ngũ kinh chi khỏi lửa Tần
Tr-ớc hiện trạng có khá nhiều dân l-ơng (có cả văn thân và sĩ phu) đã đầu hàng giặc và chấp nhận cải đạo. Một số văn thân và sĩ phu đã tiến hành vận động và đấu tranh t- t-ởng chống lại những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà chấp nhận cải đạo. Nguyễn Đình Chiểu là một trong những sĩ phu chống đối Kitô giáo quyết liệt nhất6. Những vần thơ của ông thực sự là những đòn chí mạng đánh vào Kitô giáo. Trong cuộc đời, ông băn khoăn hai việc. Một là dân ta theo đạo của Tây. Hai là dân ta bị Tây đầu độc hút thuốc phiện. Theo ông nếu dân ta bị hai thứ đó ám hại thì không còn sức lực và tinh thần chống Tây nữa.
Trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, Nguyễn Đình Chiểu khẳng định cái đáng sống là sống làm dân một n-ớc độc lập tự chủ, có văn hiến, sống mà không hổ thẹn với l-ơng tâm, với tổ tiên. Theo giặc để thụ h-ởng những vật chất tầm th-ờng, để rồi làm trái phong tục, văn hiến của tổ tiên thì thật đáng xấu hổ và nhục nhã. Theo ông thà chết vinh còn hơn sống nhục với lũ Tây di man rợ kia. Trong bài thơ “Thà đui mà giữ đạo nhà”, Nguyễn Đình Chiểu kịch liệt lên án những kẻ chỉ vì danh lợi đã bất chấp luân th-ờng đạo lý, bất chấp tập tục thờ cúng tổ tiên đã có từ bao đời để theo đạo của bọn Tây di, để rồi học đòi những tập tục khác xa với truyền thống văn hoá dân tộc. Theo ông:
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ” [157, 160]
Trong bài thơ “Ng- tiều y thuật vấn đáp”, Nguyễn Đình Chiểu ví văn minh ph-ơng Tây nh- một thứ gió Tây thổi qua bầu trời ph-ơng Đông, nh-ng Đông và Tây không thể hoà hợp đ-ợc (hai hơi ấm mát), và hậu quả của sự gặp gỡ khiên c-ỡng ấy chỉ là đau dân mà thôi:
“Trời Đông mà gió Tây qua
Hai hơi ấm, mát chẳng hoà, đau dân” [157, 178]
6 Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888), quê phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho. Từ nhỏ ông đã đ-ợc cha rèn cặp những phép tắc Nho giáo, khi đến tr-ờng ông đ-ợc các thầy rèn đúc thêm những kiến thức Nho giáo, vì thế con ng-ời ông chịu ảnh h-ởng sâu sắc các giáo lý Khổng Mạnh.
Luận điểm “Đông- Tây bất hoà” của ông giống với Rudyart Kippling, một văn sĩ ng-ời Anh ở thế kỷ XIX, khi trong bài thơ “Đông và Tây” đã quả quyết cho rằng Đông và Tây là hai thực thể tách rời nhau. Nguyễn Đình Chiểu luôn mong ngóng tới:
“Ngày nào trời đất an ngôi cũ
Mừng thấy ven sông hặt gió Tây” [157, 181] Nguyễn Đình Chiểu và nhiều sĩ phu Nam Bộ đau đớn tr-ớc cảnh quân thù giày xéo lên mảnh đất tổ tiên, nơi có mồ mả của họ tộc. Quyết không chịu sống chung với kẻ thù, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị và Nguyễn Thông đã dấy lên phong trào Tỵ địa năm 1862. Nguyễn Thông đã dời hài cốt của thầy giáo Võ Tr-ờng Toản về chôn cất
ở miền Tây. Đến năm 1867, khi sáu tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, một số sĩ phu tiếp tục tỵ địa ra Bình Thuận, thành lập Đông Châu xã và căn cứ đánh Pháp ở Tánh Linh.
Nguyễn Đình Chiểu quyết tâm bảo vệ Nho giáo đến cùng. Ông sử dụng Nho đạo làm vũ khí để chống lại Kitô giáo. Ông cực lực phê phán những ng-ời theo Nho học vì hám danh lợi tr-ớc mắt mà phản bội lại nguồn cội của mình khi cải đạo theo Kitô giáo.
“Nhiều ng-ời theo đạo Nho ta
Tiếng đồn thời khá, vậy mà làm nhăng Bởi vì không xét lòng hằng
Bỏ quên cội gốc theo phăng ngọn ngành” [40, 16]
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tấm g-ơng tiêu biểu nhất cho giới sĩ phu Nam Kỳ về tinh thần yêu n-ớc, ý chí đánh giặc cứu dân, cứu n-ớc và bất hợp tác với kẻ thù.