7. Bố cục của luận án
1.3. Chống đối văn minh ph-ơng Tây
1.3.3. Phản đối lối sống ph-ơng Tây
Sau khi chiếm đ-ợc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã mở tr-ờng thông ngôn để đào tạo đội ngũ tay sai ng-ời bản xứ, đ-a hàng hoá sang bán. Sự thâm nhập của văn minh Pháp dù chỉ là b-ớc đầu, nh-ng đã phần nào làm thay đổi phong tục và tập quán sinh hoạt cũ của một bộ phận dân chúng Nam Kỳ. Sự Pháp hoá đó đã làm cho Nguyễn Đình Chiểu cảm thấy rất chua xót và uất hận trong lòng. Ông c-ơng quyết
bài bác văn minh vật chất ph-ơng Tây và kêu gọi dân chúng phải biết v-ợt qua những cám dỗ vật chất. Bản thân ông cũng là một tấm g-ơng tiêu biểu cho tinh thần đó, không dùng xà phòng Tây, cấm con không đ-ợc đến tr-ờng Tây và cắt tóc. Ông quyết không để hàng Tây cám dỗ mà nao núng ý chí đánh Tây.
Nguyễn Xuân Ôn7 là một trong những sĩ phu tỏ rõ thái độ chống đối văn minh vật chất của ph-ơng Tây. Trong bài thơ “Thu nhật cảm tác II”, ông đau xót tr-ớc cảnh những viên quan, tr-ớc vốn là môn đệ nơi cửa Khổng sân Trình, đi xu nịnh kẻ thù:
“Bên vách rập rìn trò múa rối
Đầu thành bập bẹ tiếng Tây d-ơng” [156, 10]
Trong bài thơ “Cảm tác IV”, Nguyễn Xuân Ôn cảm thấy chua xót khi có không ít ng-ời Việt Nam đã vội quyên đi nỗi nhục mất n-ớc, từ bỏ những trang phục truyền thống của dân tộc, để khoác lên mình những bộ đồ mới lạ của kẻ thù.
“Ngán nỗi đất này xiêm áo cũ
Mà nay lũ l-ợt diện đồ Tây” [156, 11]
Trong bài thơ “Mậu Tý niên nguyên đán cảm tác II”, Nguyễn Xuân Ôn thấy đau lòng hơn khi một số kẻ luôn tìm cách xu nịnh kẻ thù. Nhân ngày Tết Nguyên đán, chúng kéo nhau đi mừng tuổi vợ giặc:
“Mừng tuổi Pháp nào hay tục ấy
Hoài công mũ long tới cô bà” [156, 12]
Nguyễn Khuyến cũng là một trong những tấm g-ơng bài bác vật chất ph-ơng Tây tiêu biểu8. Sau một thời gian làm quan, ông đã từ quan để về quê ở ẩn. Nh-ng ông
7
Nguyễn Xuân Ôn sinh năm 1825, quê ở xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1871. Do bản tính c-ơng trực nên ông bị lắm kẻ trong triều đình dèm pha. Năm 1883, vua Tự Đức đã cách chức ông. Năm 1885, h-ởng ứng Chiếu Cần V-ơng của vua Hàm Nghi, Nguyễn Xuân Ôn đã nhanh chóng phất cờ khởi nghĩa chống Pháp tại quê nhà. Sự nghiệp thơ văn của ông rất đáng kể, tiêu biểu nh- Ngọc Đ-ờng thi tập (hơn 300 bài thơ) và Ngọc Đ-ờng văn tập (hơn 20 bài văn xuôi và một số câu đối). Qua những bài thơ và văn xuôi cho ta thấy rõ hơn t- t-ởng của Nguyễn Xuân Ôn về thời cuộc, đặc biệt là quan điểm của ông về văn minh ph-ơng Tây.
không phải hạng ng-ời mũ ni che tai mà luôn lắng nghe và theo sát những chuyển động của thời cuộc. Ông đau vì n-ớc mất nhà tan, đau vì những tục cũ bị mai một dần, buồn vì cũng thuộc diện bia đá, bảng vàng mà ch-a làm đ-ợc gì hữu ích cho dân, cho n-ớc. Do không thể c-ỡi ngựa cầm quân ra trận đánh giặc, nên ông dùng cây bút làm vũ khí đấu tranh trên mặt trận t- t-ởng:
“Trông thấy cảnh động tình chua xót
Gửi nguồn cơn m-ợn bút thay lời” [157, 117]
Nguyễn Khuyến dùng lời văn rất thâm thuý để chống giặc Tây, phê phán những kẻ bán n-ớc cầu vinh, mỉa mai thói đời h- bạc khi chạy theo những cám dỗ vật chất của ph-ơng Tây. Trong bài thơ “Hội Tây”, ông rất bất bình tr-ớc cảnh có nhiều ng-ời Việt Nam tham gia các trò chơi do ng-ời Pháp tổ chức nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh n-ớc Pháp ngày 14 tháng 7. Họ đã vội quyên đi nỗi nhục mất n-ớc.
Năm 1902, Toàn quyền Pháp Paul Beau tổ chức Hội chợ triển lãm tại Hà Nội, để giới thiệu và bày bán các loại hàng hoá của Pháp, Việt Nam, Philippin, Xiêm, Trung Hoa, Nhật Bản và Mỹ. Nhìn cảnh ng-ời Việt Nam tấp nập ra vào hội chợ, Nguyễn Khuyễn chạnh lòng đau nên làm bài thơ “Hội chợ”.
Trần Tế X-ơng (Tú X-ơng) cũng tỏ rõ tâm lý chống đối văn minh ph-ơng Tây. Nếu nh- Nguyễn Khuyến phê phán sự vong bản bằng ngòi bút thâm trầm sắc nhọn, thì Tú X-ơng lại đốp chát thẳng thừng. Những thói đời đen bạc hiển hiện d-ới ngọn bút của ông, qua những vần thơ trào phúng đầy chua chát và xót xa. Năm 1897, thực dân Pháp đã có những thay đổi mới trong thi cử Hán học. Ngoài phần thi chữ Hán còn thi cả chữ Quốc ngữ, toán, sử, địa lý, và phần thi tiếng Pháp. Vì vậy, Tú X-ơng đã làm bài thơ 8 Nguyễn Khuyến là một trong những trí thức nho học lớn đ-ơng thời. Sau gần 30 năm miệt mài đèn sách, với 9 khoá lều chõng đi thi, cuối cùng ông đã đỗ đầu kỳ thi H-ơng, thi Hội và thi Đình. Với thành tích thi cử đặc biệt đó, ông đ-ợc ng-ời đời vinh danh là Tam nguyên Yên Đổ. Là một bậc chân nho quân tử không ham mê danh vọng nên ông sống rất giản dị và thanh sạch. Thấy không hợp với chốn quan tr-ờng thối nát, ông đã treo ấn từ quan về quê ở ẩn để gìn giữ phẩm hạnh của mình. Sự tuyệt giao với triều đình sâu đến nỗi trước khi chết ông căn dặn người thân phải: “Đề vào mấy chữ trong bia, Rằng
“Đổi thi” và bài thơ “Mai mà tớ hỏng” để chế giễu những người đi thi với mớ kiến thức Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tầu. Một bài thơ khác của ông cũng phản ánh tâm trạng các nhà Nho thất thế tr-ớc thời cuộc:
“Nào có ra gì cái chữ Nho!
Ông Nghè ông Cống cũng nằm co Sao bằng đi học làm thầy Phán
Tối r-ợu sâm banh, sáng sữa bò” [157, 143]
Vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa trên quy mô lớn. Sự thay đổi mô hình kinh tế và cấu trúc xã hội đã tác động mạnh mẽ đến Nho học và vị trí của các nhà nho trong xã hội. Nho học bị suy giảm, Tây học phát triển do phù hợp với sự phát triển mới của xã hội. Nhiều nhà nho tự thấy mình lạc lõng trong xã hội mới. Một số môn đệ của Khổng Tử x-a, nay phải theo đuổi Tây học để m-u kiếm tìm danh lợi mới. Đứng tr-ớc xu thế cải học đó Tú X-ơng thấy buồn. Thực ra ông đâu có tha thiết gì cái bút sắt, bút chì, hứng thú gì với những chữ á, ớ, u, ơ, sâm banh, sữa bò, và chức danh thầy Phán. Trong bài thơ “Giễu ng-ời thi đỗ”, Tú X-ơng phê phán những nho sĩ vì ham vinh hoa phú quý mà bất chấp danh dự dân tộc. Thật nhục nhã cho những tân khoa mang áo mão triều đình mà phải quỳ lạy tr-ớc vợ chồng tên toàn quyền Đông D-ơng.
Quê h-ơng Nam Định của ông cũng thay đổi nhiều kể khi giặc chiếm. Chúng lấp sông để lấy đất xây thành phố với những nhà cửa, dinh thự, công sở, nhà máy và xí nghiệp. Những cảnh quan x-a mất dần đi thay vào đó là cuộc sống ồn ào. Bài thơ “Sông
Lấp” tỏ rõ sự hoài niệm về quá khứ, còn bài thơ “Đất Vị Hoàng” thì phản ánh nhịp sống
xô bồ đầy thói h- tật xấu khi bị đô thị hoá.
Tú X-ơng nhận thấy lối sống Tây đã làm đảo lộn những nền nếp gia phong trong gia đình Nho giáo truyền thống. Tình nghĩa cha con và vợ chồng bị mai một nhiều. Tam tòng tứ đức của ng-ời phụ nữ bị phai nhạt và dần quên. Nhân sự kiện một cô gái lấy chồng Tây và làm việc cho Tây bị chết, Tú X-ơng đã làm bài thơ “Cô Ký” để chỉ trích. Đằng sau những
lời khóc viếng cay nghiệt của ông là sự mỉa mai và lên án một xã hội đang mất dần đi những giá trị đạo đức truyền thống.
Ngoài ra còn một số nhân vật khác nh- ông nghè Nguyễn Ngọc Liên đã bắt gia đình tiếp tục để búi tó và không dùng máy khâu may quần áo. á nguyên Phạm Ngọc Chất không dùng dầu hoả mà chỉ đốt đèn dầu lạc để đọc sách buổi tối. Ông nghè Đặng Hữu D-ơng và phó bảng Nguyễn Âu Chuyên sau khi dự buổi tiệc Tây về đã lên án khiêu vũ là khơi động tình dục.