7. Bố cục của luận án
3.1. Vấn đề đổi mới t duy
3.1.3. Phê phán Nho giáo
Thất bại cay đắng tr-ớc thực dân Pháp, nhà nho cấp tiến nhận thấy cần phải tiến hành một cuộc tổng thẩm định những vấn đề của quá khứ và hiện tại để tìm ra những tồn tại xã hội, đâu là mặt tốt, đâu là mặt xấu, để khắc phục và đ-a dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ. Nho giáo và bệ đỡ của nó là Nho học đã bị phê phán một cách kịch liệt. Bởi muốn chế độ phong kiến cũ sụp đổ thì tất phải hạ bệ thành trì của nó là Nho giáo. Có một nghịch lý là những nhà nho cấp tiến vốn là những môn đệ của Khổng Tử nay đứng lên chống Khổng Tử và phủ nhận Nho học. Thực ra thì chính những thay đổi mới của thời đại và tác động của tân th- ở Trung Quốc và Nhật Bản vào Việt Nam đã tạo nên nghịch lý đó. Để chứng tỏ quyết tâm từ bỏ nền học thuật cũ, họ viết Điếu hủ Nho, Cáo
hủ lậu văn, Tế sống thầy đồ hủ... để chống hủ nho, tiễn đ-a và chôn vùi cái cũ bảo thủ.
Thực ra Nho giáo và Nho học đã bị phê phán từ tr-ớc đó. Trong dân gian có câu: “Ai ơi chớ lấy học trò, Dài l-ng tốn vải ăn no lại nằm, Ban ngày cắp sách đi rong, Tối
về lại thức đèn chong tốn dầu”, hay: “Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”. Hồ Xuân H-ơng gọi học trò là lũ ngẩn ngơ. Phạm Đình Hổ trong tác phẩm Vũ trung tuỳ bút đã phê phán Nho giáo trên nhiều ph-ơng diện nh- học thuyết, cốt cách
nhà nho, phép tắc thi cử và thể văn kinh nghĩa. Vua Minh Mệnh và Tự Đức không ít lần phàn nàn về sự yếu kém của đội ngũ trí thức Nho học. Điều đó cho thấy Nho giáo ngày
càng suy yếu. Nh-ng việc phê phán Nho giáo ở các thế kỷ tr-ớc ch-a toàn diện. Đến những năm đầu thế kỷ XX, Nho giáo đã bị những nhà nho cấp tiến phê phán toàn diện và thẳng thắn phế truất.
Năm 1906, trong Th- gửi toàn quyền Đông D-ơng Phan Châu Trinh viết: “Nước
Nam bấy lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục h- hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức” [191, 194]. Trong tác phẩm Tối tân thời tà khí ca Nho giáo đã bị kết tội rất nặng nề: “Mắng chửi sao đáng kể. Tộc loại nhờ nó mất. Cừu địch nhờ nó vinh. Tam c-ơng thảy đổ nát. Đạo nghĩa nhổ sạch không” [190, 164].
Trong tác phẩm Sùng bái giai nhân, Phan Bội Châu viết: “Từ khi đạo học của
thánh hiền không sáng, nhân tài không nh- x-a, khí lực đã hèn, óc não lại mỏng. Vua không biết nuôi d-ỡng, thầy không biết dạy bảo. Vì thế mà ng-ời đời nh- một hình gỗ, một t-ợng đất (…) Thi th- trở thành cái làm cho ng-ời ta ngu dốt? Trung hiếu là vật gây nên mọi tai quái?” [191, 86- 87]. Ông than tiếc vì đã theo Nho học: “Đáng tiếc là hồi đó mình chỉ vùi đầu vào lối văn khoa cử” [191, 159].
Tác giả Cáo hủ lậu văn đã kịch liệt phê phán những ng-ời vẫn còn ôm kh- kh-
Nho học, bảo thủ, co cụm và khép kín: “Tai hại thay hủ thư! Đục nát bét các bố! Đau đớn thay hủ nho! Làm các bố lầm lỡ! Tầm mắt không trông ra khỏi làng, đã chê c-ời Khang L-ơng! B-ớc chân không ra khỏi ngõ, đã coi hẹp vũ trụ! ấy thế mà lại còn đem văn rởm rất độc, m-ợn học quèn làm vua, tò mò chuyện yêu quái, hơi thoi thóp nh- khí chiều sắp tàn! Hồn lẩn quất biết tìm đâu ra” [152, 49].
Nhà nho cấp tiến chống lại t- t-ởng Thiên mệnh của học thuyết Nho giáo. Họ cho rằng thuyết thiên mệnh mang tính duy tâm, tin vào mệnh trời đã làm hủ hoá con ng-ời, cản trở nhận thức con ng-ời, làm cho con ng-ời dễ bằng lòng với cái thực tại, làm cho con ng-ời -ơn hèn, bảo thủ không chịu học hỏi cái mới, không phát huy đ-ợc khả năng sáng tạo của mình: “Ngày nay, chỉ riêng cái thuyết mệnh trời cũng đã đủ làm cho dân ta bị trở ngại. Mệnh là cái không đến mà lại đến. Ng-ời quân tử tri mệnh là biết không thể tránh đ-ợc điều hại, không thể h-ởng đ-ợc điều lợi, nh-ng cái đáng làm thì cứ làm.
Cho nên tri mệnh là để khuyên lập chí, dẫu biết rằng ng-ời không có trí thì khi gặp việc là cầu khấn trời giúp cho, hỏng việc thì đổ tại trời làm hại! Cho nên, n-ớc yếu thì không quy trách nhiệm cho chính sự tồi tệ, quốc dân bất tài, mà cứ nói vận số không phải do con ng-ời quyết định. Lụt lội hạn hán thì không trách cứ là không có kế hoạch tiêu n-ớc kịp thời, không phòng ngừa đói kém, mà lại nói thiên tai không phải do ng-ời gây nên… Than ôi! Sao lại có những cách nói tự hại mình đến thế? Sức ng-ời không làm được mà đổ tội cho trời, trời có nhận tội đâu” [190, 61- 62].
T- t-ởng nội hạ ngoại di bị phê phán mạnh mẽ. Do tự tôn mình, coi th-ờng các t- t-ởng khác, những ng-ời theo Nho giáo đ-ợc coi là những ng-ời đ-ợc tôn quý trong xã hội. Lâu dần những ng-ời theo Nho giáo nhiễm bệnh tự kiêu, tự đại và coi th-ờng các học thuyết t- t-ởng khác. Vì vậy, những ng-ời theo Nho giáo đã không chấp nhận những t- t-ởng tiến bộ khác. Văn minh tân học sách đã phê phán Nho giáo kịch liệt: “Kìa xem những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ t-ớng, đố th-, đánh chữ, số, t-ớng, địa lý, phù thuỷ, ngày ngày dốc cả trí không vào những thứ vô dụng, sống say, chết mộng, thì chả kể làm gì. Nh-ng hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tí, đ-ợc cái tiếng quèn, đã vội khủng khỉnh ta đây là kẻ cả, tự x-ng là bậc giữ gìn thế đạo, ngày ngày khoe câu văn hay, kh- kh- ngồi giữ những thuyết hủ lậu, khinh bỉ hết học mới văn minh! Hạng thua kém nữa thì chỉ có nghe vấn đề thăng quan lên bậc mấy, cất nhắc mấy ng-ời, chứ không hề biết đến vấn đề nào khác! Có một ông nào đó đã nói với các bạn hậu tiến: “Các thầy muốn ra làm quan, thì phải cẩn thận: chớ có đọc sách mới, xem báo mới”. Ôi nếu không biết đến sách báo mới thì thôi, chứ đã biết đến mà lại b-ng bít che lấp đi, làm cho không nghe, không thấy chuyện gì, để tự mình lại củng cố căn tính nô lệ, nhân cách nh- thế, thật nên lấy làm đau đớn!” [191, 633- 634]. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến Việt Nam bị mất n-ớc.
T- t-ởng quý đạo v-ơng khinh đạo bá cũng bị đả phá dữ dội. V-ơng đạo là đạo
của nhà vua, đã là của nhà vua thì là cao quý nhất, mà đã là cao quý nhất thì không cần phải tiếp nhận những t- t-ởng mới. T- t-ởng này làm cho những ng-ời theo Nho giáo trở nên bảo thủ hơn: “Phàm những kẻ biết được đôi chút từ chương đã vênh vang cho
mình là sĩ, không thèm đứng cùng hàng với nông, công, th-ơng, họ cho là hèn hạ, gọi là dân buôn, dân thợ, dân cùng, ngu dốt”. Đây chính là nguyên nhân làm cho dân ta ngày càng ngu dốt, đất n-ớc ngày càng suy yếu.
T- t-ởng coi x-a hơn nay cũng bị chê trách: “Đó là điểm lầm lớn của nghìn trăm năm học giới. Cái hại đó lên đến tột đỉnh sẽ khiến cho t- t-ởng yêu n-ớc của nhân dân chìm đắm, ph-ơng châm giúp n-ớc của thân sĩ lờ mờ, bàn việc n-ớc thì gang tấc mà như sánh biển khơi” [152, 239], và là nguyên nhân dẫn đến: “Xã hội ta trì trệ, không tiến bộ, học thuật, kỹ nghệ sơ sài” [190, 49]. T- t-ởng coi x-a hơn nay đã kìm hãm trói buộc nhận thức của con ng-ời và làm cho dân tộc không theo kịp đ-ợc sự phát triển của thời đại: “Người này nay mà không muốn hơn người ngày xưa thì văn minh không tiến. N-ớc yếu thì sẽ bị n-ớc văn minh hơn thôn tính. Ng-ời n-ớc ta thích bàn về thời Hồng cổ, hâm mộ Hoàng nông, mà không biết rằng thế đạo ngày một suy, mà lại than thở phong tục x-a không đ-ợc phục hồi. Những lời không phải cổ nhân nói, những việc không phải cổ nhân làm, cũng cho là ng-ời đời phải kinh sợ. Chính cái lòng hiếu cổ ấy làm cản trở chí tiến thủ” [190, 61- 62].
T- t-ởng trọng quan khinh dân bị lên án. T- t-ởng này đ-ợc coi là nguyên nhân
dẫn đến sự tha hoá và thối nát của thể chế phong kiến. Những nhà Nho tr-ớc kia coi vua là hiện thân của thánh nhân, nhất nhất phải nghe theo lời vua, trung với vua là yêu n-ớc. Tôn quân bắt nguồn từ t- t-ởng Tam c-ơng (vua tôi, vợ chồng, cha con). Những quan hệ này góp phần xiết chặt xã hội phong kiến, tăng c-ờng quyền thống trị của nhà vua. Nh-ng đến thời kỳ này ái quốc đ-ợc đặt ngang với trung quân, thậm chí là đặt trên t- t-ởng trung quân. Phan Châu Trinh chẳng ngần ngại phê phán thể chế nhà n-ớc quân chủ, ông còn muốn lật đổ nó để thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.
Sau khi phê phán kịch liệt những khuyết điểm của Nho giáo, các nhà nho cấp tiến đã quyết tâm duy tân đất n-ớc. Theo họ để duy tân đất n-ớc ta cần phải bỏ dại để học khôn. Học khôn ở đây chính là học hỏi văn minh ph-ơng Tây, phải đổi mới nền học thuật n-ớc nhà. Trong bài Nam Hải bô thần ca Phan Bội Châu đã nói về n-ớc
Nhật Bản duy tân. Nhật Bản qua bốn chục năm duy tân đã thay đổi hẳn. Nhật Bản hùng mạnh về mọi mặt, đủ sức cạnh tranh với các c-ờng quốc trên thế giới, đánh thắng Trung Hoa và Nga để thu lợi quyền cho mình. Nhật Bản một n-ớc đồng chủng, đồng văn đổi mới thành công, thì ng-ời Việt Nam cũng phải đổi mới. N-ớc mất và bị thực dân Pháp cai trị, ng-ời dân Việt Nam quá khổ cực vì s-u thuế nặng nề, gia đình tan nát và nghề nghiệp chẳng thông. Vì vậy ng-ời Việt Nam phải đổi mới, phải học hỏi từ chính kẻ thù của mình:
“Họ khôn phải học, cừu sâu phải đền Việc tân học gấp đem dựng tr-ớc Hội dân đoàn cả n-ớc với nhau Sự buôn phải lấy làm đầu
Mọi nghề cũng ghé địa cầu một vai Bây giờ kể còn dài ch-a hết
Chữ tự do xin kết bên lòng” [190, 154- 155]
Trong các bài Bài hát yêu n-ớc, Bài hát họp đàn, Bài hát kể đ-ờng đất n-ớc ta,… đã nhấn mạnh đến những tiềm năng về truyền thống, nhân lực, thiên lực và sản lực của đất n-ớc ta. Đó là những điều kiện thuận lợi để nhân dân ta có thể phát huy để làm cho dân giàu, n-ớc mạnh và xã hội văn minh.
Nhìn chung, đ-ợc trang bị bằng những tân th- và chịu ảnh h-ởng t- t-ởng dân chủ t- sản, nhiều nhà nho cấp tiến đã mạnh dạn phê phán học thuyết Nho giáo đến tận gốc rễ của nó, nh- sự bảo thủ, trì trệ và hạn chế trên các mặt t- t-ởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục. Họ mở một cuộc tấn công toàn diện và trực diện vào Nho giáo. Sự hạ bệ Nho giáo là cơ sở để thiết lập nền dân chủ t- sản và tiếp nhận văn minh ph-ơng Tây để hiện đại hoá dân tộc.