Sự cần thiết phải duy tân đất n-ớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 107 - 108)

7. Bố cục của luận án

3.1. Vấn đề đổi mới t duy

3.1.2. Sự cần thiết phải duy tân đất n-ớc

Từ việc truy tìm nguồn gốc và giải nghĩa văn minh, nhà nho cấp tiến đặt ra vấn đề duy tân đất n-ớc. Khái niệm duy tân đã đ-ợc Lê Văn Hiếu giải nghĩa như sau: “Chữ Duy tân nghĩa là gì? Nói cho dễ nghe thì là: Bỏ tục cũ theo thể mới, bỏ lòng tà theo lòng chánh, cũng có vầy: bấy lâu dốt nát vụng về, bây giờ biết hoá lòng mà học nghề học chữ, ấy là Duy tân, chớ phải theo lời ông luận, ng-ời đi học bên tây, theo lễ nghĩa An Nam, mặc đồ tây, cúp tóc mà hãy còn ăn trầu, ấy là không bỏ lễ nghĩa của quê h-ơng ta. Lấy ý ngu tôi t-ởng chữ Duy tân là: Bỏ dại học khôn, bỏ vụng học khéo, bỏ dốt học hay chữ, bở dữ học lành, bỏ biếng nhác học siêng năng, lần lần mà hoá” [47, 9].

Duy tân cũng chính là giải pháp tự cứu lấy mình: “Hỡi ôi, nghĩ chúng ta đây sống cũng nhờ ng-ời ngoại quốc, thác cũng nhờ ng-ời ngoại quốc, vậy thì chúng ta đây hữu cơ nhi vô linh đó sao? Hay là mộc ngẫu đó sao, mà bỉ tr-ợng phu mà ngã bất tr-ợng phu vậy? Đồng bào ơi, tua -ớc cùng nhau mà kịp gióng tiếng chuông tự do lên, dựng cây cờ độc lập dậy, truyền lời hịch của Minh Tân ra, cho đặng mở mặt mở mày cùng ng-ời ngoại quốc, cho đặng nở gan nở ruột cùng bạn đồng bang, chớ khá nghi nghi ngờ ngờ, dụ dự bất quyết mà đợi cho đến ng-ời thâu hết lợi quyền của mình hay sao, chúng ta đây chẳng khác nào ng-ời bịnh, nếu chẳng cấp trị, sao cho khỏi tự biểu nhi lý, tự phủ nhi tạng, thâm nhập cao oan, đến đó rồi, tuỳ hữu Biển Th-ớc cũng nan thi kỳ diệu, dầu có Hoa Đà cũng nan hạ ký châm. Đồng bào ôi, nở để phải mắc bệnh trầm kha mãi thế sao? Rày cúi xin đồng bào mau tỉnh lại, vỗ tay một l-ợt, mà b-ớc tới cuộc văn minh, đặng day cán lợi của quê h-ơng ta, cho ng-ời quê ta cầm, vậy mới gọi khuôn thời, vậy mới rằng tế thế” [159,11].

Duy tân là phải nhìn thẳng vào sự yếu kém của chính mình: “Còn nay gọi người An Nam cũng là khéo, khéo với ai, khéo làm nô lệ thì có chớ nào có thấy khéo gì, là nh- các thứ máy tôi cũng thấy ng-ời An Nam coi và làm hiếm, làm là những món của chúng chế sẵn rồi, hoặc mua hoặc đ-a cho mà ráp, chớ nào thấy ai chế biến đ-ợc cái điều cội rễ cơ xảo ấy đâu?” [96,5].

Muốn duy tân thành công thì phải dám nghĩ, dám làm và phải chấp nhận dấn thân, mạo hiểm: “Phải đem búa to đao lớn để phá luỹ xa, cờ hồng, để lên đài mới, phải ném thân vào chỗ thế giới xoáy n-ớc để mài xét nhiệt thành của mình, rồi đ-a ra thời đại bay nhảy để cổ lệ cái nguyên động lực, làm cho ng-ời một n-ớc nhân t- t-ởng mà sinh ra cạnh tranh, nhân cạnh tranh mà sinh t- t-ởng. Bấy giờ các môn học văn minh ngõ hầu mới có đ-ợc. Công hiệu đ-ợc thành, sẽ nh- cái đồng hồ báo thức, chỉ vặn dây cót mà cả bộ máy đều chạy. Hiệu quả thu đ-ợc sẽ nh- ống hàn thử biểu lên xuống theo không khí mà không sai suyển mảy may. Là vì trình độ dân trí đ-ợc đề cao dần thì sức bành tr-ớng của văn minh sẽ lớn lên, và nền tảng văn hiến sẽ bền vững lâu dài vậy” [152, 119].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)